Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 28 - 33)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của

2.4.1 Nhóm các chỉ tiêu định lƣợng:

2.4.1.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng cá nhân dựa vào quy mơ tín dụng:

- Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ:

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = Dư nợ kỳ này– Dư nợ kỳ trước

Dư nợ kỳ trước

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của một ngân hàng. Đây là một trong các chỉ tiêu đầu tiên phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng tính trên dư nợ tại thời điểm kỳ này với dư nợ kỳ trước.

 Nếu tỷ lệ này >1: dư nợ của ngân hàng có sự tăng trưởng, quy mơ tín dụng được mở rộng. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy quy mơ tín dụng càng tăng.

 Nếu tỷ lệ này <1: dư nợ ngân hàng sụt giảm, quy mô thu hẹp so với kỳ trước

 Nếu tỷ lệ này =1: quy mơ tín dụng kỳ này và kỳ trước như nhau. - Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số từ hoạt động tín dụng:

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay = DSCV kỳ này– DSCV kỳ trước

DSCV kỳ trước

Tương tự chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay cũng đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng dựa trên quy mơ tín dụng nhưng chỉ tiêu này bao gồm tồn bộ doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong năm

tính đến thời điểm hiện tại. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá sự tăng trưởng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, chính sách tín dụng năm nay so với năm trước. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy mức độ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao và có hiệu quả. Ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn trong vấn đề giải ngân vốn tín dụng, thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả, nhất là trong khâu tìm kiếm khách hàng hoặc do chính sách, chương trình tín dụng chưa thực sự hấp dẫn để khuyến khích khách hàng lựa chọn vay vốn tại ngân hàng mình.

- Số lƣợng khách hàng đƣợc vay vốn:

Đây là chỉ tiêu không thể thiếu trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của một ngân hàng thương mại, phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ tiêu này còn cho thấy mức độ lan tỏa các chính sách tín dụng của ngân hàng đối với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Số lượng khách hàng được vay vốn càng nhiều chứng tỏ việc triển khai các chương trình, chính sách tín dụng của ngân hàng càng có hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là một trong các chỉ tiêu nhằm xác định thị phần của ngân hàng đối với phân khúc khách hàng cá nhân.

2.4.1.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả tín dụng cá nhân:

- Hệ số thu nợ (Ratio Obtained Debt – ROD):

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng, được phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó. Chỉ tiêu này cho biết với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.

- Vịng quay vốn tín dụng (Turnover Credit – TOC):

Vịng quay vốn tín dụng (vịng) = Doanh số thu nợ

Dư nợ bình qn

Trong đó:

Dư nợ bình quân trong kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vịng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạn × 100

Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu (%) = Nợ xấu × 100

Tổng dư nợ

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 trở lên theo quy định về phân loại nợ của các TCTD. Chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, mức độ an tồn trong hoạt động tín dụng càng thấp và ngược lại.

- Lãi treo: là khoản lãi mà ngân hàng chưa thu được tính trên số dư của các khoản nợ

vay được phân loại nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 và phần lãi quá hạn (lãi phạt chậm trả) chưa thu được theo hợp đồng tín dụng của các khoản nợ được phân loại nợ vào nhóm 1 theo quy định của NHNN. Như vậy số dư lãi treo này càng thấp càng tốt vì chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng tại thời điểm tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh.

- Tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi - NIM: là một trong những thước đo tính hiệu quả cũng

NIM = Thu nhập lãi – Chi phí lãi Tổng tài sản có sinh lời

Tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi giúp ngân hàng dự báo trước khả năng tạo lãi của ngân hàng thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Nếu chi phí HĐV tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí HĐV sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn hơn.

- Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo:

Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo = Dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo

Tổng dư nợ tín dụng

Đây là tỉ lệ phản ánh mức độ an tồn của khoản vay trong hợat động tín dụng. Hiện nay tài sản đảm bảo là một trong những yếu tố được ngân hàng xem xét và đánh giá kỹ lưỡng khi cấp một khoản tín dụng nào đó. TSĐB là nguồn bù đắp tổn tất cho ngân hàng khi khoản nợ có những chuyển biến xấu. Khi có tổn tất xảy ra với các khoản vay thì ngân hàng sẽ phải tiến hành thanh lý TSĐB để bù đắp thiệt hại. Vì vậy, ngồi việc xem xét và định giá TSĐB các ngân hàng cũng rất chú trọng đến các quy định của nhà nước về thủ tục cơng chứng, đăng ký TSĐB trong suốt q trình cấp tín dụng cho khách hàng.

Trong q trình đề ra kế hoạch về tăng trưởng dư nợ cá nhân của mình, các ngân hàng cũng thường đưa ra tỷ trọng dư nợ có TSĐB và dư nợ khơng có TSĐB trong tổng dư nợ để đảm bảo khả năng thu hồi nợ khi có nợ xấu phát sinh.

2.4.1.3 Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân:

- Quy mơ lợi nhuận tín dụng cá nhân:

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân = Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân – Chi phí từ hoạt động tín dụng cá nhân

Trong giới hạn bài nghiên cứu, thu từ hoạt động tín dụng cá nhân bao gồm thu lãi cho vay, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh. Chi phí cho hoạt động tín dụng cá nhân gồm chi phí trả lãi vốn huy động, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, chi phí khác , ...

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả tín dụng tại một thời điểm cụ thể. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân càng hiệu quả.

- Tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận tín dụng cá nhân:

Tốc độ tăng trưởng LNTD (%) = LNTD kỳ này – LNTD kỳ trước × 100

LNTD kỳ trước

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng cá nhân qua các thời kỳ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân càng cao cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng qua các thời kỳ càng tăng và ngược lại.

- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân:

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng (%) = Thu nhập từ hoạt động tín dụng × 100

Tổng thu nhập

Tỷ lệ này cho biết mức độ hoạt động tín dụng cá nhân đóng góp vào thu nhập chung của tất cả các hoạt động của ngân hàng, cứ 100 đồng thu nhập trong hoạt động của ngân hàng thì có bao nhiêu đồng thu nhập do hoạt động tín dụng cá nhân mang lại. - Mức độ sinh lời từ hoạt động tín dụng cá nhân:

Tỷ lệ sinh lời của hoạt động tín dụng (%) = Thu nhập từ lãi × 100

Tổng dư nợ bình quân

Đây là một chỉ tiêu quan trọng để xác định hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng, phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng này. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1% tăng lên của dư nợ tín dụng cá nhân bình qn đem lại cho ngân hàng thu nhập là bao nhiêu %.

2.4.2 Nhóm các chỉ tiêu định tính:

- Đảm bảo các nguyên tắc cho vay:

Yếu tố đầu tiên để đánh giá hiệu quả của một khoản vay là phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cho vay cũng như các cam kết đã được thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Khơng thể vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng đảm bảo thực hiện kế hoạch kinh doanh mà cố tình bỏ qua các nguyên tắc này. Có như vậy hiệu quả hoạt động cho vay mới luôn được đảm bảo.

- Đảm bảo các chính sách xã hội của Nhà nƣớc trong cho vay:

Bên cạnh các chi tiêu về thu nhập, lợi nhuận đạt được, hiệu quả hoạt động cho vay cịn được thể hiện thơng qua việc thực hiện được các chủ trương, chính sách xã hội do Nhà nước đưa ra góp phần ổn định và phát triển kinh tế- xã hội bền vững.

- Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng:

Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng còn được thể hiện qua uy tín của ngân hàng và mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng trong suốt quá trình khách hàng cịn quan hệ tín dụng tại ngân hàng đó. Mặc dù đây khơng phải là chỉ tiêu chính trong việc xác định hiệu quả tín dụng của ngân hàng nhưng đó cũng là yếu tố giúp ngân hàng phát triển quy mơ tín dụng với những khách hàng tốt, tạo điều kiện cho ngân hàng gia tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

- Thái độ phục vụ, thủ tục thuận tiện:

Thái độ phục vụ của nhân viên và hồ sơ, thủ tục vay vốn thuận tiện cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này giúp khách hàng có cái nhìn cái nhìn tốt về chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, thơng qua đó thương hiệu ngân hàng ngày càng được khẳng định. Thơng qua đó, tạo cơ hội cho ngân hàng gia tăng khách hàng, tăng trưởng tín dụng về sau.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để làm tốt công tác cho vay:

Hiệu quả hoạt động cho vay cịn được thể hiện thơng qua khả năng phối hợp của ngân hàng với các cơ quan chức năng có liên qua như thực hiện nhanh các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay trong trường hợp cần thiết tại các cơ quan tố tụng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)