Nhóm chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 52)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Long An:

3.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân:

Bảng 3.8: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của BIDV Long An qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm

2013

Năm 2014 30/06/20 15

Thu nhập từ lãi vay KHCN 35.949 44.894 60.744 33.862

Tổng thu nhập 376.774 351.245 348.800 164.456

Thu từ hoạt động tín dụng 4.251 5.840 16.847 10.534 Dư nợ tín dụng cá nhân bình quân 218.000 366.593 574.819 714.855 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng 9,54% 12,78% 17,42% 20,59% Tỷ lệ sinh lời của hoạt động tín dụng 16,49% 12,25% 10,57% 4,74%

- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập:

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân của BIDV Long An qua các năm

Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Long An qua các năm và lấy dữ liệu trên chương trình

Qua biểu đồ 3.6 ta thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân trên tổng thu nhập của BIDV Long An liên tục tăng qua các năm cho thấy hoạt động cấp tín dụng cá nhân của BIDV Long An góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho chi nhánh, tỷ lệ năm 2012 là 9,54% nhưng đến cuối tháng 06/2015 tỷ lệ này đạt 20,59%.

010% 013% 017% 021% 000% 005% 010% 015% 020% 025%

NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 6/30/2015

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng

- Tỷ lệ sinh lời của hoạt động tín dụng cá nhân:

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân của BIDV Long An qua các năm

Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Long An qua các năm và lấy dữ liệu trên chương trình

Tỷ lệ sinh lời của hoạt động tín dụng cá nhân qua các năm của chi nhánh giảm chứng tỏ một đồng dư nợ tín dụng cá nhân bình qn tăng lên chưa mang lại thu nhập mong muốn cho ngân hàng. Dư nợ tín dụng bình qn qua các năm tăng trưởng mạnh nhưng thu nhập từ lãi vay mang lại chưa tương xứng với tăng trưởng dư nợ. Cụ thể, năm 2013 dư nợ bình quân tăng trưởng 68,16% trong khi thu nhập từ lãi vay chỉ tăng 24,88%. Năm 2014 dư nợ bình quân KHCN tăng trưởng 56,80% trong khi thu nhập từ lãi vay chỉ tăng 35,31%. Đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2015 dư nợ bình quân KHCN tăng trưởng 24,36% so với cuối năm 2014 trong khi thu nhập từ lãi vay giảm đến 44,25%, điều này cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân của chi nhánh tại thời điểm cuối quý II/2015 đang ở mức độ báo động. Chi nhánh cần rà soát chặt chẽ các khoản vay và quyết liệt hơn nữa trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn nhằm đảm bảo kế hoạch kinh doanh đến cuối năm 2015.

3.2.4 Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Long An:

3.2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc:

- Dư nợ tín dụng và số lượng khách hàng cá nhân của BIDV Long An tăng trưởng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2012-2015 cho thấy khả năng tiếp cận được nguồn vốn vay của khách hàng cá nhân tại chi nhánh được nâng cao. Bên cạnh đó, BIDV Long An cũng đã tiếp cận và triển khai các sản phẩm tín dụng của mình đến các huyện trong tỉnh mà BIDV Long An chưa có phịng giao dịch nhờ vào chính sách tiếp thị khách hàng hợp lý và sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ khách hàng cá nhân, đặc biệt là giai đoạn cuối năm 2012 khi mà mục tiêu phát triển ngân hàng bán lẻ của hệ thống BIDV được đặc biệt chú trọng. Từ cuối năm 2012 đến nay, chi nhánh đã triển khai chính sách tín dụng dành cho khách hàng cá nhân mở rộng trên tồn tỉnh mặc dù chi nhánh chỉ có 4 phịng giao dịch trực thuộc trên địa bàn TP Tân An và các huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc. Đặc biệt, trong giai đoạn này số lượng khách hàng cá nhân vay tín chấp của BIDV Long An cũng đã tăng rất nhanh mà chủ yếu là khách hàng cá nhân đến từ các huyện mà trước đây BIDV Long An chưa có phịng giao dịch.

- Tỷ lệ nợ xấu cá nhân trên tổng dư nơ cá nhân của chi nhánh ln duy trì ở mức dưới 2% trong khi thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân qua các năm có xu hướng tăng chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của chi nhánh mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Có được kết quả như vậy một phần do chính sách cấp tín dụng và quy trình kiểm sốt sau cho vay của chi nhánh được quản lý chặt chẽ, cán bộ quản lý khách hàng cá nhân luôn chú trọng đến việc kiểm soát rủi ro đối với khoản vay của khách hàng.

- Các sản phẩm tín dụng cá nhân của BIDV đáp ứng được nhu cầu vay vốn cần thiết của khách hàng hiện tại. Hầu hết các sản phẩm cho vay truyền thống dành cho khách hàng cá nhân như vay sản xuất kinh doanh, vay mua nhà, ơ tơ, vay tiêu dùng tín chấp dành cho CBCNV, thấu chi, thẻ tín dụng,… đều được triển khai đến khách hàng. Đồng thời, sản phẩm mới của BIDV như cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo cũng đã triển khai được cho các khách hàng tiềm năng của chi nhánh.

- Thương hiệu của BIDV Long An đã được khách hàng cá nhân biết đến nhiều hơn sau khi BIDV Long An triển khai thành cơng các sản phẩm vay tín chấp đến với khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh và sau đó là các sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo. Nếu như trước đây khách hàng chỉ biết đến thương hiệu của các ngân hàng bạn như Agribank, Sacombank, ACB,… trong cho vay cá nhân thì nay thương hiệu BIDV cũng đã được khách hàng nghĩ đến khi có nhu cầu vay vốn.

3.2.4.2 Những hạn chế:

- Hạn chế về mạng lưới hoạt động so với các ngân hàng bạn trên địa bàn. Hiện tại, mạng lưới phòng giao dịch của BIDV Long An chỉ có 1 hội sở chi nhánh và 4 phịng giao dịch trực thuộc trong khi toàn tỉnh Long An có 14 huyện thị. Đây là một điểm bất lợi trong việc phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Long An so với các ngân hàng bạn như Agribank, Sacombank hay Vietinbank vì các ngân hàng bạn có số lượng điểm giao dịch trên địa bàn các huyện rộng khắp hơn. Ngồi ra, BIDV Long An sẽ cịn đối mặt với việc giảm số lượng khách hàng trong tương lai sau khi ngân hàng MHB sáp nhập vào BIDV và địa bàn tỉnh Long An được chia thành 3 chi nhánh là: BIDV Long An, BIDV Tân An và BIDV Mộc Hóa.

- Chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân chưa đủ hấp dẫn để duy trì nền khách hàng ổn định. Mặc dù, BIDV Long An liên tục triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân theo các chương trình ưu đãi tín dụng do hội sở chính đề ra nhưng các chương trình này vẫn chưa thật sự cạnh tranh với các chương trình tín dụng ưu đãi của các ngân hàng bạn trên địa bàn. Đây thực sự là một vấn đề khó khan đối với cán bộ quản lý khách hàng cá nhân khi tiếp thị và giữ chân khách hàng mỗi khi khoản vay đến hạn.

- Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Long An có xu hướng tăng đến ngày 30/06/2015. Mặc dù chi nhánh đã và đang kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng cá nhân nhưng rủi ro khách quan xảy ra cho khách hàng vay cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng trong thời gian gần đây.

- Cơng tác chăm sóc khách hàng và dịch vụ tín dụng dành cho khách hàng cá nhân mặc dù được lãnh đạo chi nhánh quan tâm nhưng chưa có chính sách cụ thể. Do BIDV

Long An đẩy mạnh hoạt động tín dụng cá nhân chưa lâu nên một số chính sách chăm sóc khách hàng sau vay của chi nhánh chưa thực sự cạnh tranh so với Sacombank là ngân hàng có kinh nghiệm triển khai tín dụng cá nhân lâu dài trên địa bàn tỉnh Long An.

3.2.4.3 Nguyên nhân gây ra hạn chế:

- Chủ trương chính sách định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân được triển khai khá trễ so với các ngân hàng TMCP khác. Nếu như trước đây BIDV Long An chủ yếu là cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp thì nay hoạt động cấp tín dụng cá nhân đã được Ban lãnh đạo chi nhánh đặc biệt quan tâm nhất là trong giai đoạn định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ đang là chủ trương chính của cả hệ thống BIDV. Tuy nhiên, để khách hàng đến BIDV Long An thiết lập quan hệ tín dụng thì cần có thời gian để khách hàng chuyển đổi vì có thể thời điểm khách hàng biết đến BIDV Long An thì khách hàng vẫn cịn dư nợ tại ngân hàng khác. Đây cũng là nguyên nhân làm cho thị phần tín dụng cá nhân của BIDV Long An còn thấp so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

- Công tác tiếp thị và kinh nghiệm trong việc tìm kiếm khách hàng trong hoạt động tín dụng cá nhân của cán bộ quản lý khách hàng cá nhân vẫn chưa được vận dụng một cách triệt để. Mặc dù cán bộ quản lý khách hàng đã áp dụng các chính sách tiếp thị để thu hút khách hàng đến vay vốn tại BIDV Long An nhưng kinh nghiệm tiếp thị khách hàng chưa lâu nên số lượng khách hàng cá nhân mới đến giao dịch vẫn chưa nhiều. - Sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác trên địa bàn đã tạo nên thách thức lớn đối với BIDV Long An trong việc triển khai các chương trình ưu đãi tín dụng dành cho khách hàng cũng như giữ ổn định và phát triển thị phần tín dụng cá nhân.

- Các rủi ro khách quan xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của một số khách hàng cá nhân làm cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng trong thời gian gần đây.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Nhìn chung, hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Long An qua các năm có tăng trưởng về dư nợ cho vay, số lượng khách hàng, hình ảnh và thương hiệu của BIDV Long An được các khách hàng ở những huyện mà BIDV Long An chưa có địa điểm giao dịch. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong 06 tháng đầu năm 2015 có tăng so với năm trước cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân có thể đứng trước nguy cơ giảm hiệu quả trong thời gian sắp tới. Cũng trong chương 3, tác giả đã đưa ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động tín dụng cá nhân của chi nhánh và nguyên nhân gây ra những hạn chế để từ đây có thể đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân trong chương 5.

CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương này tác giả đưa ra mơ hình đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Long An dựa trên bảng dữ liệu thông tin khách hàng được tổng hợp từ danh sách khách hàng của tất cả cán bộ quản lý khách hàng cá nhân tại chi nhánh và thông tin được thu thập từ chương trình SIBS của BIDV.

Dựa trên nền tảng lý thuyết về hiệu quả hoạt động tín dụng và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng ở chương 2 và thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại BIDV Long An ở chương 3, trong chương 4 tác giả sử dụng mơ hình Logistic để đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân thơng qua việc đo lường rủi ro đối với từng khoản vay của khách hàng cá nhân. Mặc dù trước khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, cán bộ quản lý khách hàng đã đánh giá rủi ro thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, thực tế thì rủi ro phát sinh đối với khách hàng vay còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan thuộc về khách và các yếu tố thuộc về đặc tính khoản vay .

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xem xét hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân trên quan điểm của ngân hàng khi quyết định giải ngân khoản vay cho khách hàng cá nhân. Rủi ro của một khoản vay khách hàng cá nhân xảy ra khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đến hạn của hợp đồng tín dụng. Khi khoản vay phát sinh rủi ro có nghĩa là khơng đạt hiệu quả tín dụng và ngược lại. Vì vậy, tác giả đưa ra mơ hình Binary Logistic đo lường rủi ro cho một khoản vay của khách hàng cá nhân tại BIDV Long An như là tiêu chí để xác định hiệu quả tín dụng khi cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân của chi nhánh.

4.1 Mơ hình nghiên cứu:

Phương pháp hồi quy Binary Logistic được sử dụng để ước lượng xác suất một khoản vay của khách hàng không trả được nợ trong vòng 90 ngày từ ngày đến hạn (NQH), xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến NQH theo quy tắc

nếu xác suất được dự đốn >0.5 thì kết quả dự đốn là khách hàng không trả được nợ trong vòng 90 ngày từ ngày đến hạn, ngược lại nếu xác suất được dự đốn <0.5 thì kết quả dự đoán là khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ hoặc chậm trả trong vòng 90 ngày từ ngày đến hạn. Vì vậy, giả thiết sau sẽ được kiểm định:

(NQH) = f (Các biến đặc tính của khách hàng, Các biến đại diện đặc tính khoản vay)

Từ hàm số trên, mơ hình kinh tế lượng được kiểm định như sau:

Ln [P(NQH=1)/ P(NQH=0)] = c + β1TUOI+ β2 GTINH +β3 HONNHAN +β4 HOCVAN +β5 NNGHIEP +β6 THAMNIEN+β7 NHAO +β8 SNGUOIPHUTHUOC +β9 THUNHAP +β10 GIATRIKVAY+ β11 MUCDICH + β12 TSDB

+ β13 THGIANQHTD + β14 LSUTRANO +β15 SOLUONGTCTD+ β16 TTRANGVAY+ β17

TYLETSDB + ε

Trong mơ hình trên các biến được định nghĩa như sau:

a. Biến phụ thuộc NQH là biến nhị phân (binary) được xác định bằng 1 khi khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong vòng 90 ngày kể từ ngày đến hạn của hợp đồng tín dụng, khi đó khoản vay được xem là không đạt hiệu quả tín dụng. Nếu khách hàng trả nợ đúng hạn hoặc chậm trả trong vòng 90 ngày từ ngày hợp đồng tín dụng đến hạn thì NQH nhận giá trị 0, lúc này khoản vay được xem là đạt hiệu quả tín dụng.

b. Các biến độc lập: được giả định ảnh hưởng tới biến phụ thuộc NQH theo như sau: - Các biến đặc tính của khách hàng:

Độ tuổi của khách hàng vay (TUOI): được kỳ vọng có mối quan hệ ngược chiều với NQH vì khách hàng có độ tuổi càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn càng nhiều. Điều này có nghĩa là độ tuổi của khách hàng càng cao thì hiệu quả tín dụng đạt được càng lớn.

Giới tính của khách hàng (GTINH): được phản ánh trong hồi quy Logit là biến

nữ và kỳ vọng có mối quan hệ ngược chiều với NQH vì khách hàng nữ thì khả năng trả nợ đúng hạn càng cao.

Tình trạng hơn nhân của khách hàng (HONNHAN): khách hàng có gia đình khả năng trả nợ đúng hạn nhiều hơn những khách hàng độc thân hoặc những trường hợp khác.

Trình độ học vấn của khách hàng (HOCVAN): khách hàng có trình độ học

vấn càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn càng tốt. EL nhận giá trị 0 khi khách hàng có trình độ học vấn dưới THPT, giá trị 1 nếu có trình độ từ THPT đến dưới đại học và giá trị 2 nếu có trình độ từ đại học trở lên. Do đó, chiều kỳ vọng của HOCVAN với NQH là chiều âm.

Loại hình cơng việc của khách hàng (NNGHIEP): được xem là có ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)