Lƣợc khảo một số nghiên cứu trƣớc đây có liên quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.5 Lƣợc khảo một số nghiên cứu trƣớc đây có liên quan:

2.5.1 Các nghiên cứu ngoài nƣớc:

Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, tiếp cận theo phương pháp phân tích định lượng, đã được sử dụng trong các nghiên cứu như:

- Ralf Ewert and Gerald Schenk (1998) áp dụng phương pháp hồi quy Logit để

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng với dữ liệu thu thập được từ 200 doanh nghiệp có quy mơ vừa trong năm 1997. Các kết quả nghiên cứu cho thấy: thứ nhất, điểm xếp hạng tín dụng khơng phải là yếu tố quan trọng xác định hiệu quả khoản vay; thứ hai, các điều khoản của hợp đồng tín dụng có ảnh hưởng đến rủi ro phát sinh đối với khoản vay, điều khoản hợp đồng tín dụng càng dể dàng thì

rủi ro xảy ra đối với khoản vay càng lớn; thứ ba, tác giả nhấn mạnh vai trò của tài sản đảm bảo và các cam kết trong hợp đồng tín dụng.

- Gabriel Jiménez and Jesús Saurina (2004) phân tích các yếu tố quyết định xác suất quá hạn (PD) của các khoản vay ngân hàng dựa trên các biến: tài sản thế chấp, loại hình cho vay và mối quan hệ của người đi vay với ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng thông tin của hơn ba triệu khoản vay được ký kết bởi các tổ chức tín dụng của Tây Ban Nha trong giai đoạn 1988-2000 được thu thập bởi các Ngân hàng Tín dụng ký của Tây Ban Nha. Kết quả cho thấy rằng các khoản vay có thế chấp có một PD cao hơn, và mối quan hệ càng mật thiết giữa người đi vay và ngân hàng càng làm tăng rủi ro phát sinh đối với khoản vay.

2.5.2 Các nghiên cứu trong nƣớc:

- Nghiên cứu của TS Nguyễn Thùy Dƣơng và Nguyễn Thanh Tùng (2012): sử dụng mơ hình hồi quy Logit để ước lượng xác suất một khoản vay khơng trả được nợ trong vịng 90 ngày kể từ ngày đến hạn hợp đồng dựa vào các biến độc lập thuộc đặc tính khách hàng và các biến đại diện đặc tính khoản vay như điểm đánh giá tín dụng, giá trị khoản vay, mục đích vay, số lượng ngân hàng mà khách hàng có QHTD, … với dữ liệu được thu thập từ 490 khách hàng có mối quan hệ tín dụng với các NHTM Việt Nam từ năm 2007-2011. Từ kết quả mơ hình tác giả đánh giá hiệu quả tín dụng của các tập đoàn kinh tế nhà nước với các NHTM Việt Nam.

- Nghiên cứu của Võ Thị Thúy Anh (2010): sử dụng mơ hình hồi quy Logit, Probit

và Tobit để đánh giá tác động của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội để đánh giá hiệu quả của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo qua 3 mặt: xác suất thoát nghèo kỳ vọng, mức độ phát triển kinh doanh, mức độ cải thiện đời sống của các hộ nghèo được nhận hỗ trợ vốn từ chương trình. Dữ liệu sử dụng trong bài báo này là dữ liệu điều tra trực tiếp 500 hộ nghèo của tác giả với sự phối hợp của Ngân hàng chính sách xã hội Đà Nẵng, thực hiện vào tháng 6/2009. Số phiếu thu về hợp lệ là 463 phiếu.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến vấn đề hiệu quả tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của các NHTM, từ đó thấy được sự cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Cũng trong chương 2, đề tài đã nêu ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM để làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng trong chương 3 và sơ lược các cơng trình nghiên cứu trước đây có liên quan để xây dựng mơ hình nghiên cứu trong chương 4 nhằm thực hiện tốt mục tiêu của đề tài.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh long an (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)