Đặc điểm công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những gỉải pháp hoàn thiện công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công chức cấp xã của tỉnh tây ninh (Trang 26 - 28)

Công chức cấp xã là những người hoạt động theo thẩm quyền được pháp luật quy định, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước nhân dân địa phương và cơ quan cấp trên. Hoạt động của công chức cấp xã đều hướng theo mục tiêu, nhiệm vụ chung là đảm bảo ổn định chính trị xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Công chức cấp xã có những yêu cầu về phẩm chất, năng lực và trình độ nhất định; có nhiệm vụ trước nhân dân, trước Đảng và Nhà nước; có nghĩa vụ và quyền lợi nhất định.

Đặc điểm của công chức cấp xã được xác định bởi vị trí, chức năng, nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, cụ thể:

1.2.3.1. Về vị trí cơng chức cấp xã

Công chức cấp xã là cấp cơ sở trong hệ thống chính quyền nhà nước của Việt Nam, gắn liền với cộng đồng làng xã và các tổ chức tự quản của dân cư.

1.2.3.2. Về chức năng, nhiệm vụ công chức cấp xã

Công chức cấp xã vừa phải thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước vừa đồng thời với việc giải quyết các cơng việc có tính tự quản ở cơ sở.

1.2.3.3. Về tổ chức và hoạt động công chức cấp xã

Công chức cấp xã được tuyển dụng và giao giữ một chức danh trong UBND cấp xã. Q trình hoạt động và thực thi cơng vụ gắn liền với sản xuất kinh doanh và đời sống trong cộng đồng dân cư. Đặc điểm của công chức cấp xã khác với cơng chức nói chung ở các đặc điểm sau:

Đa số công chức cấp xã cùng cư trú, sinh sống, gắn bó chặt chẽ với nhân dân địa phương, có mối liên hệ trực tiếp với người thân, gia đình, họ tộc. Do đó, cơng chức cấp xã luôn chịu sự tác động của mối quan hệ đan xen phức tạp: vừa là người đại diện cho quyền lực của Nhà nước tại địa phương vừa là người dân cùng làng, cùng xóm, cùng họ tộc,… Những mối quan hệ đó vừa thống nhất nhưng cũng vừa mâu th̃n và có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thực thi công vụ của họ.

b) Công chức cấp xã là những người gần dân, biết dân và gắn bó với nhân

dân

Công chức cấp xã làm việc chịu sự giám sát trực tiếp của dân, khơng thốt ly khỏi sản xuất, gắn bó lợi ích gia đình, dịng tộc, có quan hệ họ hàng, láng giềng sâu nặng. Có thể nói, cơng chức cấp xã là những người gần gũi với dân, hiểu dược những nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng, thái độ của người dân, hiểu rõ những phong tục tập quán, tâm lý, truyền thống của nhân dân trên địa bàn nên đội ngũ này dễ làm cho dân tin tưởng hơn, do đó họ có điều kiện thuận lợi trong việc thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy cịn khơng ít cơng chức cấp xã chưa tồn tâm, tồn ý với cơng việc được giao, trong giải quyết cơng việc cịn nặng về tình cảm mà coi nhẹ kỷ cương, pháp luật.

c) Cơng chức cấp xã có tính ổn định thấp so với cơng chức nhà nước cấp

trên

Thực tế cho thấy, tính ổn định trong cơng tác của cơng chức cấp xã không cao, do đặc điểm của hệ thống chính trị ở cơ sở, công chức thường xuyên được luân chuyển, thay đổi vị trí cơng tác theo u cầu nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền cơ sở.

d) Cơng chức cấp xã có tính chun mơn hóa thấp, kiêm nhiệm nhiều

Do tổ chức bộ máy và phương tiện làm việc không đồng bộ như cấp trên, mặc dù được bố trí theo từng chức danh cụ thể trong hoạt động của UBND cấp xã, nhưng hầu hết công chức cấp xã đều kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những gỉải pháp hoàn thiện công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công chức cấp xã của tỉnh tây ninh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)