Quan điểm định hướng về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những gỉải pháp hoàn thiện công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công chức cấp xã của tỉnh tây ninh (Trang 59 - 61)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG CHỨC CẤP XÃ

CỦA TỈNH TÂY NINH

3.1. DỰ BÁO NHU CẦU VÀ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ LƯỢNG VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

3.1.1. Dự báo nhu cầu cán bộ, cơng chức cấp xã đến năm 2020

Tính đến 12/2014, theo số lượng thống kê số lượng cán bộ, công chức cấp xã đã bố trí là 2173 người (cán bộ: 1.028, công chức: 1.145), so với biên chế được giao là 2325, còn thiếu 152 người.

Theo số liệu dự báo của Đề tài phát triển nguồn nâng lực Tây Ninh giai đoạn 2011-2020; đến năm 2020, toàn tỉnh cần thay thế, bổ sung khoảng 5.121 cán bộ, công chức không đủ chuẩn hoặc đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trong đó, cấp tỉnh khoảng 447 người, cấp huyện khoảng 255 người, cấp xã khoảng 316 người và 591 người chưa đạt chuẩn ở các cấp cần phải thay thế.

Việc thay thế, bổ sung này cần phải có kế hoạch cụ thể và kết hợp nhiều giải pháp thực hiện trong từng năm với từng bước đi thích hợp. Trong đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được xem là một trong các giải pháp khả thi nhất, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước và địa phương trong việc cải thiện,

nâng cao trình độ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và

cán bộ, cơng chức cấp xã nói riêng.

3.1.2. Quan điểm định hướng về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức chức

Kết luận Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

XI nêu: Tổ chức bộ máy chưa tinh gọn; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức

trên một số lĩnh vực hoạt động còn chồng chéo, trùng lắp, chưa hiệu quả; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa tương xứng với số lượng... ; Về quan điểm

về biên chế: cần tăng cường kiêm nhiệm một số chức danh trong tổ chức của hệ thống chính trị.

Hội nghị Trung ương VII khóa XI đưa ra mục tiêu: Đổi mới tồn diện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở nhằm xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ,cơng chức có số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và có tiền lương, thu nhập bảo đảm cuộc sống.

Trên cơ sở định hướng đó, xuất phát từ tình hình thực tiễn địa phương, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ IX cũng đã khẳng định: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trên cả ba mặt: thu hút, đào tạo, và hợp tác, nhất là quan tâm đào tạo công nhân kỹ thuật, đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ cao, tham mưu giỏi, chuyên gia đầu ngành trên một số lĩnh vực then chốt và đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao năng lực trình độ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, ngành thuộc tỉnh trong giai đoạn 2010 - 2015, tạo nền tảng vững chắc để phát triển tồn diện nền kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của tỉnh.

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức để nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh nhà.

Theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011 - 2020, lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã, tập trung vào các nội dung:

- Lý luận chính trị.

- Quản lý hành chính nhà nước.

- Chuyên mơn nghiệp vụ như: Cơng an, Qn sự, Địa chính - Xây dựng,

Tài chính - Kế tốn, Pháp lý, Văn hóa - Xã hội, Lao động tiền lương, Văn thư lưu

- Tin học.

- Ngoại ngữ: Chủ yếu đào tạo, bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công

chức các xã khu vực biên giới và khuyến khích học các ngoại ngữ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những gỉải pháp hoàn thiện công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công chức cấp xã của tỉnh tây ninh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)