Đánh giá hiệu quả bồi dưỡng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những gỉải pháp hoàn thiện công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công chức cấp xã của tỉnh tây ninh (Trang 44)

nguồn nhân lực công chức

Với kết quả công tác bồi dưỡng thời gian qua cho thấy Tây Ninh đã cơ bản thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ theo chức danh của công chức cấp xã, tỷ lệ đạt 96%, về chuyên môn nghiệp vụ, gần 99% đã qua đào tạo từ trung cấp chuyên môn trở lên đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh của cơng chức, 72% có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên, 60% là đảng viên, 90% có tuổi đời dưới 45 tuổi, 56% có kinh nghiệm cơng tác ở vị trí hơn 5 năm, …số liệu

này cho thấy nguồn nhân lực công chức cấp xã của Tây Ninh đứng xếp hạng cao

so với các tỉnh trong toàn quốc. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tiễn khi làm việc với chính quyền ở cơ sở, cũng như theo ý kiến chung của dư luận xã hội và đánh giá của các ngành cho thấy đội ngũ cơng chức cấp xã vẫn cịn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc, đạo đức công chức, công vụ.

Điều này cho thấy mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng và con số đạt được như hiện trạng so với mục tiêu về chất lượng, năng lực của nguồn nhân lực cơng chức cấp xã cịn có những bất cập.

Để làm rõ vấn đề này, theo mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả đã thực hiện việc khảo sát đối tượng được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo chức danh do Bộ Nội vụ quy định, việc khảo sát tập trung vào đối tượng là công chức cấp xã đã tham gia các khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh như đề cập trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những gỉải pháp hoàn thiện công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công chức cấp xã của tỉnh tây ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)