Vai trị của cơng tác bồi dưỡng trong phát triển nguồn nhân lực của công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những gỉải pháp hoàn thiện công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công chức cấp xã của tỉnh tây ninh (Trang 29 - 32)

của công chức

Như đã đề cập ở phần trên, vấn đề phát triển nguồn nhân lực công chức gắn với công tác bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Để làm rõ hơn vai trị của cơng tác bồi dưỡng đối với phát triển

nguồn nhân lực công chức cấp xã , chúng ta xem xét những quan niệm của Chính phủ hiện nay về bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức, cụ thể như sau:

1.3.3.1. Khái niệm về bồi dưỡng công chức

Các khái niệm liên quan đến bồi dưỡng được Nghị định số 18/2010/NĐ- CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước định nghĩa như sau:

- Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng

làm việc.

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch là trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt

động theo chương trình quy định cho ngạch cơng chức.

- Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý là trang bị

kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc theo chương trình quy định cho từng chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Bồi dưỡng theo vị trí việc làm là trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng,

phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao.

Tóm lại, bồi dưỡng cơng chức với chức năng chủ yếu là trang bị kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động, để định hướng sự phát triển nhân cách và tạo ra năng lực hành động cho mỗi công chức.

1.3.3.2. Bồi dưỡng công chức cấp xã là công việc cấp thiết và thường xuyên

Như đã đề cập ở phần trên, đội ngũ cơng chức cấp xã đóng vai trị quan trọng trong quản lý nhà nước ở địa phương. Hoạt động của công chức cấp xã là loại hoạt động đặc biệt: hoạt động cơng vụ có tính chun nghiệp, gắn với quyền lực và pháp luật của Nhà nước, nhằm phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng, được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước và được điều chỉnh bằng pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau. Hoạt động công vụ của công chức cấp xã tuy không trực tiếp tạo ra của cải, vật chất cho xã hội nhưng đó là hoạt động bảo đảm các điều kiện để hỗ trợ và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất, tạo ra các giá trị vật chất và

Năng lực trong hoạt động thực thi cơng vụ của cơng chức nói chung được cấu thành từ các yếu tố cơ bản là kiến thức, kỹ năng và thái độ thực hiện cơng việc. Trong đó, kiến thức cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về công việc, kỹ năng trang bị cho người học những cách thức hành động để tiến hành cơng việc cịn thái độ thực hiện công việc thể hiện mối quan tâm, tinh thần trách nhiệm của người thực hiện đối với công việc. Nếu kiến thức, thái độ thực thi công việc trong mơi trường hành chính, ở một mức độ nhất định là cái chung cần có của cơng chức cấp xã thì kỹ năng lại khơng hồn tồn như vậy. Kỹ năng là cái riêng, những yêu cầu riêng về cách thức hành động để tiến hành công việc đối với từng loại vị trí làm việc nhất định.

Thực tiễn cho thấy hiện nay cịn khơng ít những cơng chức cấp xã chưa đạt chuẩn theo quy định về tiêu chuẩn các ngạch cơng chức hành chính. Bên cạnh đó, cơng chức cấp xã đã đạt chuẩn thì lại thiếu các kỹ năng cần thiết trong thực thi công vụ dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Mặc dù đã được bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ theo từng chức danh.

Bồi dưỡng có vai trị quan trọng và cấp thiết, bởi đây không chỉ đơn thuần là hoạt động trang bị, cung cấp kiến thức chung cơ bản mà còn là hoạt động nhằm tu dưỡng tư tưởng đạo đức, rèn luyện các kỹ năng và phương pháp thực hiện công vụ cho công chức, giúp họ hồn thành cơng việc với hiệu lực, hiệu quả cao nhất. Đây cũng là yêu cầu của nội dung phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cơng chức cấp xã nói riêng như đã đề cập ở phần trên.

Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng cơng chức cấp xã cũng khác nhau. Nó chịu sự quy định của đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng đặt ra trong từng giai đoạn phát triển. Bồi dưỡng còn được xem là hoạt động thường xuyên nhằm trang bị, cập nhật kiến thức thực tiễn liên tục cho cơng chức giúp họ thích ứng được với sự thay đổi, nắm vững và thực hiện triệt để các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong từng giai đoạn phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những gỉải pháp hoàn thiện công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công chức cấp xã của tỉnh tây ninh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)