Về tổ chức khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng thực thi công vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những gỉải pháp hoàn thiện công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công chức cấp xã của tỉnh tây ninh (Trang 61 - 62)

Trước hết là xác định nhu cầu bồi dưỡng kiến thức QLNN cho công chức cấp xã. Công tác điều tra, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng cho cơng chức cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, để xác định nhu cầu học tập thật của công chức, cần thỏa mãn hai yêu cầu của họ: kiến thức để làm việc và bằng cấp để chuẩn hóa. Đây là bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng về QLNN do Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị tỉnh thực hiện chứ không phải là chuyên môn thuần túy do các cơ sở đào tạo chuyên ngành khác thực hiện.

Tiếp theo là tiến hành khảo sát phân loại đối tượng cơng chức theo các tiêu chí: tuổi tác; trình độ; kinh nghiệm; khả năng hồn thành cơng việc hiện tại. Trên cơ sở số lượng cơng chức với trình độ đã được đào tạo so với yêu cầu của thực tế để quy hoạch, bồi dưỡng phải đúng đối tượng, đúng ngành, chuyên môn của chức danh.

Xác định nhu cầu là xác định sự chênh lệch giữa năng lực hiện tại so với yêu cầu năng lực cần phải có trong tương lai của mỗi vị trí cơng việc nhằm đưa ra những nội dung chương trình bồi dưỡng cần thiết, phù hợp.

Bồi dưỡng theo kế hoạch, quy hoạch bồi dưỡng được thực hiện căn cứ vào

nhu cầu công chức gắn với chức năng, nhiệm vụ của chức danh. Bồi dưỡng theo quy hoạch ln có mục đích định trước, đảm bảo sự chủ động trong bố trí cơng tác, phân cơng nhiệm vụ công chức phù hợp. Nếu chưa xác định nhu cầu bồi dưỡng được thì cơng tác bồi dưỡng không đạt được hiệu quả, sẽ gây lãnh phí.

Phân tích nhu cầu bồi dưỡng đối với công chức cấp xã không chỉ dựa vào thực trạng kiến thức, thông qua khảo sát về bằng cấp, chứng chỉ. Đối với cấp xã, các kiến thức kỹ năng thực hành quan trọng hơn lý luận. Theo kết quả khảo sát ở

chương 2 đối với 202 cơng chức có tới 76% cho rằng thực hiện tốt nhiệm vụ, nhưng cần bồi dưỡng thêm về chun mơn và 75% có thâm niên cơng tác trên 3 năm, như vậy cho thấy công chức làm tốt việc là theo kinh nghiệm bản thân, chưa phải làm tốt là do chun mơn hiện có, hay kỹ năng đã được bồi dưỡng. Do vậy, cần khảo sát công việc thực tế của bản thân công chức đang làm để trên cơ sở đó có thể đánh giá phân loại về năng lực, từ đó suy ra nhu cầu bồi dưỡng.

Xác định nhu cầu bồi dưỡng còn phải dựa và dự báo nhu cầu của tương lai, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mức độ chính xác của dự báo đảm bảo cho việc tổ chức bồi dưỡng khơng lãng phí, khơng thiếu hụt.

Ngồi ra, xác định nhu cầu bồi dưỡng không chỉ đơn thuần là số lượng người cần bồi dưỡng mà còn là nội dung của nhu cầu. Nội dung của nhu cầu bồi dưỡng khác nhau thường gắn với đối tượng công chức thuộc về các nhóm tuổi, vị trí cơng tác, các ngành, lĩnh vực khác nhau. Xác định càng chính xác nội dung nhu cầu thì việc thiết kế chương trình bồi dưỡng càng thiết thực, lựa chọn phương pháp bồi dưỡng càng hợp lý.

Có thể tạo điều kiện cho công chức tự học bằng một số biện pháp: biên soạn và phát hành cẩm nang về kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính dành cho công chức cấp xã trên lĩnh vực khác nhau; biên soạn và phát hành tình huống hành chính liên quan đến cấp xã đã được xử lý thành tình huống mẫu, có thể tham khảo giải quyết vụ việc tương tự; tổ chức các tủ sách về khoa học hành chính dùng cho các cơ quan hành chính cấp xã; bồi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị cần phải gắn với bồi dưỡng về kỹ năng thực thi công vụ bao gồm: kỹ năng giao tiếp ứng xử với công dân, kỹ năng quản lý thời giờ làm việc, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng phân loại công việc, kỹ năng đánh giá hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, sự phối hợp trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những gỉải pháp hoàn thiện công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công chức cấp xã của tỉnh tây ninh (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)