Sự cần thiết của việc phân tích hiệu quả tài chính của NHTMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 28 - 31)

6. Bố cục của nghiên cứu

1.2. Sự cần thiết của việc phân tích hiệu quả tài chính của NHTMCP

Phân tích HQTC hay cịn gọi là phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thơng tin kế tốn và các thơng tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính và quyết định quản lý phù hợp.

Phân tích tài chính có vai trị quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Với việc thực hiện nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì các chủ thể trong nền kinh tế đều có sự bình đẳng với nhau trong việc lựa chọn ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Do đó, với nhiều đối tượng khác nhau sẽ quan tâm đến HQTC của ngân hàng trên các góc độ khác nhau.

1.2.1. Đối với bản thân ngân hàng:

1.2.1.1. Đối với những người quản lý, điều hành:

Mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm nguồn vốn an tồn, ổn định với chi phí vốn thấp nhất, gia tăng lợi nhuận và khả năng thanh toán vốn huy động cho khách hàng và đối tác.

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các nhà quản lý phải đứng trước 03 quyết định quan trọng, cụ thể:

 Thứ nhất: Ngân hàng nên đầu tư tài sản của mình vào đâu nhằm đem đến hiệu quả cao nhất tức là chiến lược cho hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động tín dụng trong ngắn, trung và dài hạn.

 Thứ hai: Nguồn tài trợ nào được sử dụng, cách thức huy động và tính ổn định của nguồn vốn. Điều này liên quan đến cấu trúc và chi phí vốn.

 Thứ ba: Cách thức quản lý hoạt động tài chính hàng ngày. Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn, các nhà quản lý phải đưa ra các chiến lược nhằm hoạch định khả năng thanh khoản tránh sự chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn quá lớn, hoạch định các dòng tiền xuất và nhập quỹ,… nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động hàng ngày.

Do đó, việc phân tích và đưa ra các nhân tố tác động đến HQTC của NHTMCP có ý nghĩa đối với các nhà quản trị ngân hàng. Vì hơn ai hết, họ là những người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính và dựa trên các cơ sở thông tin để đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích của cổ đơng.

Mặt khác, các quyết định và hoạt động của các nhà quản lý tài chính đều nhằm hướng vào các mục tiêu tài chính của chính ngân hàng của họ. Đó là sự tồn tại và phát triển của tổ chức tránh sự căng thẳng về tài chính và phá sản, gia tăng khả năng cạnh tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một các vững chắc. Ngân hàng chỉ có thể hoạt động tốt và mang lại sự giàu có cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhà quản lý được đưa ra một cách đúng đắn. Muốn vậy, họ phải sử dụng một cách tốt nhất, hiệu quả nhất các thơng tin tài chính và biết được các lợi thế tài chính của chính ngân hàng mình.

Cuối cùng, phân tích tài chính cịn là cơng cụ kiểm soát hoạt động tài chính một cách tốt nhất thông qua các chỉ tiêu phân tích như khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, cấu trúc vốn, tỷ lệ an toàn,… và điều này còn giúp các nhà quản lý có thể dự đốn về kết quả hoạt động nói chung và mức sinh lợi của tổ chức trong tương lai.

1.2.1.2. Đối với người lao động:

Kết quả hoạt động của ngân hàng có tác động trực tiếp đến tiền lương và các khoản thu nhập khác của người lao động. Như vậy, với một kết quả hoạt động khả quan, các chỉ số tài chính hiệu quả thì sẽ làm gia tăng sự tin tưởng, khả năng cống hiến của người lao động vào ngân hàng và tránh tình trạng chảy máu nhân lực trong ngành ngân hàng.

Mặt khác, người lao động cũng chính là một lực lượng quan trọng tham gia góp vốn mua cổ phần và khách hàng tiền gửi của ngân hàng. Như vậy, họ cũng là những người chủ và là khách hàng của ngân hàng nên quyền lợi và trách nhiệm của họ cũng gắn với ngân hàng.

1.2.2. Đối với nhà đầu tư:

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư là thời gian hoàn vốn, khả năng sinh lợi và độ rủi ro của các quyết định đầu tư. Vì thế, họ cần biết được các thơng tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các ngân hàng.

Khi các nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư vào một hay nhiều ngân hàng, họ phải cân nhắc giữa doanh lợi đạt được và mức độ rủi ro phải gánh chịu (nếu có). Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của họ sẽ là khả năng tăng trưởng, tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị chủ sở hữu. Trên cơ sở phân tích các thơng tin từ tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh hàng năm của ngân hàng, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển. Từ đó, đưa ra những quyết định phù hợp.

Mặt khác, các nhà đầu tư cũng quan tâm đến mức chi trả cổ tức, xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu để đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư nhằm đưa ra ngưỡng chịu đựng rủi ro cũng như làm giảm thấp nhất chi phí cơ hội của việc đầu tư.

1.2.3. Đối với nền kinh tế:

Dựa vào các báo cáo tài chính và kết quả tài chính, các Cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện được việc phân tích, đánh giá, kiểm tra và kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính tiền tệ nhằm đảm bảo việc các ngân hàng tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định trong hoạt động kinh doanh.

Mặt khác, việc đánh giá HQTC của các ngân hàng sẽ là nguồn thơng tin giúp cho các tổ chức tín nhiệm, NHNN,…… xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng để từ đó đưa ra được các chính sách phát triển và quản lý từng ngân hàng nói riêng và tồn hệ thống nói chung.

Tóm lại, thơng qua việc phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến HQTC của NHTMCP sẽ giúp cho người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của ngân hàng để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu. Từ đó, có thể phán đốn, dự báo và đưa ra những quyết định tài chính, quyết định đầu tư phù hợp.

Mặt khác, với việc mở cửa nền kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế có thể đem lại cho các ngân hàng nhiều lợi ích về nguồn lực, cơng nghệ, thị trường,… ngược lại việc

mở rộng công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ khiến các ngân hàng chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các ngân hàng nước ngoài hoặc sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế. Những áp lực đó địi hỏi các NHTMCP phải xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển và củng cố chỗ đứng của mình trên thị trường. Đồng thời, kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt và những rủi ro đối với ngân hàng cũng mang tính đặc thù nên các NHTMCP phải nâng cao sức đề kháng, sức chịu đựng rủi ro để thành cơng và phát triển. Chính vì vậy, việc phân tích và đánh giá HQTC là việc làm tất yếu đối với từng ngân hàng và là khâu quan trọng trong công tác quản trị ngân hàng để tăng cường tính cạnh tranh, tạo tiền đề cho sự phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng và tiến tới hòa nhập với hệ thống ngân hàng khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)