6. Bố cục của nghiên cứu
2.2. Thực trạng hiệu quả tài chính của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn
2.2.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
Khả năng quản lý của ngân hàng được đánh giá là nhân tố năng động và chủ động nhất. Nếu một ngân hàng có một chiến lược quản lý tốt, tiết kiệm đến mức tối thiểu các yếu tố chi phí và khơng ngừng gia tăng tối đa kết quả hoạt động, khả năng sinh lời thì ngân hàng đó chắc chắn sẽ gia tăng HQTC. Từ đó, tạo bước đệm giúp ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Chi phí hoạt động của ngân hàng so với tổng thu nhập nhìn chung tăng qua các năm từ năm 2006 đến năm 2012 (chi tiết phụ lục 06). Giá trị này năm 2006 là 35,82% và đến năm 2012 đã gia tăng lên 49,35% tức là trong năm 2012 cứ 100 đồng thu nhập thì ngân hàng phải chi ra 49,35 đồng cho các chi tiêu liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh. So với hoạt động ngân hàng của các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương khác, Việt Nam có tỷ lệ chi phí hoạt động so với thu nhập từ hoạt động cao nhất.
Bảng 2.8: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập của Việt Nam so với các nước trong khu vực
Quốc gia
Khoản mục Úc Trung Quốc Singapore Thái Lan Việt Nam
Chi phí hoạt
động/tổng thu nhập 42% 40% 38% 44% 49%
Theo thống kê của Cơng ty kiểm tốn KPMG 2013, thì chi phí lương và các chi phí liên quan đến nhân viên chiếm hơn 50% tổng chi phí hoạt động và là thành phần lớn nhất của chi phí hoạt động. Tổng số nhân viên của ngân hàng liên tục gia tăng. Nguyên nhân là do các ngân hàng trong nước đang phát triển với mơ hình ngân hàng bán lẻ đa năng. Do đó, yêu cầu các ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm, chất lượng dịch vụ tốt hơn với nhiều khuyến mãi và ưu đãi. Đồng thời, các ngân hàng trong nước đang cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về thị phần kinh doanh và con đường mà các ngân hàng trong nước lựa chọn là bằng cách tăng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch, tất yếu dẫn đến tăng số lượng nhân viên.
Do đó, với một thị trường ngày càng gia tăng về số lượng các ngân hàng tham gia đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải khơng ngừng hồn thiện và nâng cao hơn nữa khả năng quản trị của chính mình nhằm tận dụng được những vị thế vốn có, tránh lãng phí các nguồn lực đang có và gia tăng thu nhập hoạt động, cung cấp dịch vụ, phát triển sản phẩm. Từ đó, các ngân hàng mới thực sự đủ sức sinh tồn, cạnh tranh và phát triển nhằm vươn ra thế giới trong một tương lai gần.