6. Bố cục của nghiên cứu
2.2. Thực trạng hiệu quả tài chính của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn
2.2.4. Các chỉ tiêu hiệu quả
Những tác động tiêu cực từ Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 cộng với việc suy giảm của thị trường chứng khốn và tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản đã tác động tiêu cực đến cả nền kinh tế Việt Nam. Khơng loại trừ với xu thế đó, kết quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam cũng có sự sụt giảm đặc biệt là trong năm 2012 vì các ngân hàng Việt Nam chủ yếu là nhận tiền gửi và tiến hành cung ứng sản phẩm kinh doanh thơng qua hoạt động tín dụng. Do đó, một khi hoạt động tín dụng suy giảm, nợ xấu tăng khiến cho các Ngân hàng phải gia tăng giá trị trích lập dự phòng rủi ro đã tác động trực tiếp đến hiệu quả sinh lợi của các ngân hàng.
Lợi nhuận sau thuế của ngành ngân hàng giảm 23% xuống còn 31 nghìn tỷ đồng so với năm 2011 (40 nghìn tỷ đồng). Lợi nhuận giảm chủ yếu do chi phí dự phịng rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động tăng.
Biểu đồ 2.6 : Kết quả HQTC của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2006 - 2012
“Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ BCTN của 29 NHTMCP nghiên cứu”
Qua biểu đồ trên, ta thấy giá trị ROE của các NHTMCP Việt Nam ln có giá trị lớn hơn 1. Đồng thời, giá trị ROA và ROE của các NHTMCP luôn lớn hơn giá trị trung bình ngành. 000% 005% 010% 015% 020% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 NIM ROE ROA
Bảng 2.9: So sánh tỷ lệ ROA và ROE của các NHTMCP và toàn ngành
Khoản mục
Toàn ngành ngân hàng Ngân hàng TMCP
Tỷ lệ So sánh năm 2011 Tỷ lệ So sánh năm 2011
ROA 0,78%
Giảm so với mức 1,06% của năm 2011 (giảm 27% so với năm trước)
0,81%
Giảm so với mức 1,13% của năm 2011 (giảm 28% so với năm trước)
ROE 9,56%
Giảm so với mức 14,19% của năm 2011 (giảm 33% so với năm trước)
9,65%
Giảm so với mức 14,35% của năm 2011 (giảm 33% so với năm trước)
“Nguồn: Khảo sát ngành ngân hàng Việt Nam của Công ty KPMG năm 2013”
Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) tăng nhẹ trong tồn ngành và chỉ có duy nhất Ngân hàng TMCP Phương Nam có thu nhập rịng từ lãi âm (-0,38%) và Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kơng (MDB) có tỷ lệ NIM cao nhất trong hệ thống các NHTMCP (8,22%).
Các NHTMCP Việt Nam hoạt động với quy mô nhỏ có xu hướng giá trị NIM cao hơn các NHTMCP Việt Nam hoạt động với quy mơ lớn bởi vì các ngân hàng lớn thường khắt khe hơn khi phê duyệt tín dụng trong khi các ngân hàng nhỏ hướng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, bán lẻ và có thể chấp nhận rủi ro cao hơn. Đồng thời, lãi suất tiền gửi trong tồn ngành ngân hàng tương đối đồng đều vì NHNN gần đây đã quy định mức trần của lãi suất tiền gửi là 14% trong năm 2012.
Mặc dù là một chỉ số xác định tính HQTC của ngân hàng nhưng NIM khơng phản ánh đầy đủ tính sinh lời của ngành ngân hàng. Tính sinh lời của một ngân hàng bị ảnh hưởng bởi mơ hình riêng biệt của chính ngân hàng đó, chính là đặc thù hoạt động, thành phần khách hàng và chiến lược huy động vốn. Khơng có hai ngân hàng nào là giống hệt nhau đặc biệt trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tại một đầu, tỷ lệ NIM cao nhất thường được quan sát thấy tại các ngân hàng với mơ hình huy động vốn và cho vay truyền thống. Tại đầu còn lại, một số NHTMCP Nhà nước vẫn có thể hoạt động hiệu quả với tỷ lệ NIM thấp vì quy mơ hoạt động lớn của họ. Mặt khác, NIM khơng tính đến phí dịch vụ cũng như những thu nhập ngoài lãi khác và chi phí hoạt động như chi phí nhân sự và tài sản hoặc chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. Do đó, khơng phản ánh được tồn diện tính sinh lời của toàn ngành ngân hàng.
Mặt khác, các ngân hàng Việt Nam chủ yếu kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ truyền thống và chưa phát triển sâu rộng các sản phẩm phi tín dụng. So với các quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương khác, Việt Nam có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi khác thấp.
Bảng 2.10: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP Việt Nam so với ngân hàng thuộc các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương
Quốc gia
Khoản mục
Úc Trung Quốc Singapore Thái Lan Việt Nam
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập
33% 21% 40% 36% 14%
“Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Trung ương các nước và báo cáo thường niên”
Một trong những yếu tố chính là do phân khúc bán lẻ ở Việt Nam được ước tính chỉ trong khoảng 15%. Tại các quốc gia đã phát triển, phân khúc dịch vụ ngân hàng phát triển hơn nhiều. Ví dụ tại Úc, các ngân hàng đang tích cực giám sát tỷ lệ “Khách hàng với 4 sản phẩm” và thậm chí “Khách hàng với 8 sản phẩm”. Các tài khoản bán lẻ là một
trong những nguồn thu phí dịch vụ chính như cho vay mua nhà có thế chấp, thẻ tín dụng và tài khoản hàng ngày nhưng những sản phẩm này chưa phổ biến tại Việt Nam so với các quốc gia khác. Ngoài ra thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua một năm 2012 đầy khó khăn và tỷ giá USD/VND bị quản lý chặt chẽ cũng hạn chế các giao dịch ngoại hối.
Kết luận Chương 2
Từ kết quả phân tích thực trạng HQTC của các NHTMCP Việt Nam cho thấy được những kết quả tích cực như quy mơ tài sản, quy mơ vốn hoạt động đã có sự tăng trưởng, tỷ lệ an toàn vốn được đảm bảo theo quy định an toàn vốn tối thiểu của NHNN. Các ngân hàng đều kinh doanh có lợi nhuận, các sản phẩm phi tín dụng đang từng bước phát triển bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống. Các chỉ tiêu sinh lợi của các ngân hàng tuy có giảm trong năm 2011 và năm 2012 do tác động của nền kinh tế nhưng đều đạt giá trị dương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt trên, các NHTMCP Việt Nam cũng còn những hạn chế như quy mô tài sản tăng chủ yếu từ hoạt động tín dụng dẫn đến khi nợ xấu tăng lên dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng bị biến động. Điều này, còn tác động đến chất lượng tài sản và tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Mặt khác, so với các nước trong khu vực, các chỉ tiêu HQTC của các NHTMCP Việt Nam còn thấp.
Như vậy, những kết quả thu được trong việc nghiên cứu thực trạng HQTC tại Chương 2 cộng với việc phân tích các nhân tố tác động đến HQTC của NHTMCP Việt Nam qua các mơ hình định lượng sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu trong Chương 3 sẽ là những kiến thức hữu ích phục vụ cho việc đề ra các giải pháp góp phần nâng cao HQTC của NHTMCP Việt Nam tại Chương 4.
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHTMCP VIỆT NAM
Mục tiêu của bài nghiên cứu là nhằm phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam. Từ đó, đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao HQTC của các NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới.