Nâng cao chất lượng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 97 - 100)

6. Bố cục của nghiên cứu

4.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao HQTC của các NHTMCP Việt Nam

4.2.3.2. Nâng cao chất lượng tài sản

Cơ cấu lại danh mục tài sản: Danh mục tài sản của các ngân hàng Việt Nam chủ yếu quá phụ thuộc vào khoản mục tín dụng. Vì vậy, cần đa dạng danh mục tài sản sinh lời hơn theo hướng:

 Cải thiện danh mục đầu tư thông qua hoạt động đầu tư góp vốn, đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và nhiều tiềm năng phát triển; tham gia góp vốn thành lập các doanh nghiệp. Các hoạt động này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, điều chỉnh đa dạng cơ cấu tài sản có và lành mạnh hố bảng cân đối tài sản.

 Đa dạng hoá danh mục tín dụng theo hướng ngành nghề kinh doanh, từng vùng và từng loại sản phẩm.

Xử lý nợ xấu hiện đang là vấn đề trọng tâm không chỉ ở các NHTMCP mà còn là vấn đề quan trọng của NHNN và của Chính Phủ. Do đó, nhằm nâng cao chất lượng tài

sản, các ngân hàng phải đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, tái cấu trúc lại danh mục tín dụng. Tác giả đề xuất các giải pháp trên các khía cạnh như sau:

 Nâng cao chất lượng tín dụng:

Trong quá trình phát triển của mình, các NHTMCP Việt Nam đã có những bước chuyển mình theo hướng phát triển các hoạt động phi tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh truyền thống mang lại nguồn thu nhập chính yếu của ngân hàng. Mặt khác, đây là hoạt động kinh doanh ln tiềm ẩn rủi ro. Do đó, tác giả đề xuất giải pháp nhằm phát triển tín dụng, cụ thể:

 Khuyến khích hoạt động cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay công nghiệp hỗ trợ và hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, bổ sung thêm các lĩnh vực ưu tiên đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và bảo vệ môi trường.

 Tạo chu trình khép kín cho sự tham gia của vốn tín dụng ngân hàng vào chuỗi liên kết sản phẩm – thu mua – tiêu thụ sản phẩm góp phần góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu cho ngân hàng.

 Thực hiện công tác đánh giá danh mục tín dụng hàng kỳ nhằm có sự điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

 Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và đánh giá các khoản vay định kỳ hoặc đột xuất nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời trước nguy cơ rủi ro cao có thể xảy ra.

Qua kết quả nghiên cứu tại Chương 2 và Chương 3 thì nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2012 đến từ việc nợ xấu gia tăng. Do đó, để xử lý nợ xấu, các ngân hàng cần chủ động triển khai 10 giải pháp theo Đề án Xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD, cụ thể: Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ; tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; hốn đổi nợ thành vốn; bán nợ xấu cho Cơng ty quản lý nợ thuộc Bộ Tài chính; kiểm sốt chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai. Tuy

nhiên để các biện pháp trên thực sự hiệu quả thì các ngân hàng cần thực hiện các công việc sau:

 Giảm tỷ lệ nợ xấu:

Phân loại nợ xấu để có biện pháp xử lý riêng phù hợp. Nợ xấu tại các ngân hàng là nợ khơng có khả năng chi trả của khách hàng mà phần lớn là doanh nghiệp, nợ xấu nằm trong mạng lưới nợ của các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đang nợ ngân hàng lại nằm trong mạng lưới nợ lẫn nhau. Do đó, nếu xử lý không khéo sẽ dẫn đến việc sụp đổ dây chuyền. Vì thế, cần phải có giải pháp cụ thể cho từng loại nợ xấu và từng loại doanh nghiệp để đảm bảo xử lý tốt nợ xấu.

Ngân hàng cần chủ động phối hợp với các Khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và đánh giá có khả năng trả nợ trong thời gian cơ cấu lại nợ vay nhằm giúp khách hàng tháo gỡ được những khó khăn bước đầu về tài chính và tạo nguồn thu thanh toán nợ vay cho ngân hàng theo đúng tinh thần chỉ đạo của NHNN tại công văn 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012.

Tăng cường trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu theo đúng quy định của pháp luật. Việc bổ sung vốn dự phòng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng mạnh tay địi nợ, có thời gian thanh lý tài sản thế chấp ở mức giá hợp lý, tạo nên nguồn thu cho những năm sau. Đồng thời, các ngân hàng cần đẩy nhanh tiến độ bán và xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu nhằm thu hồi vốn.

Tích cực tham gia bán các khoản nợ xấu cho VAMC. Việc bán nợ cho VAMC sẽ giúp cho ngân hàng nhanh chóng làm sạch bảng cân đối tài chính, qua đó góp phần mở rộng tín dụng cho nền kinh tế. Đồng thời, hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng khi gặp khó khăn về thanh khoản do hệ luỵ từ nợ xấu gây ra.

 Ngăn chặn nợ xấu phát sinh:

Việc cơ cấu lại nợ nhằm làm sạch bảng cân đối kế toán của ngân hàng là cần thiết nhưng chỉ mới giải quyết được các khoản nợ xấu đã phát sinh. Do đó, với phương châm:

“phịng bệnh hơn chữa bệnh”, các ngân hàng cần tập trung ngăn chặn nợ xấu phát sinh

 Hoàn thiện quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay một cách chặt chẽ và thận trọng hơn;

 Nâng cao trình độ thẩm định và đánh giá tín dụng của các nhân viên tín dụng tại ngân hàng. Đồng thời, đưa ra các quy định chế tài trong cơng tác tín dụng nhằm quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi vật chất trong việc cấp tín dụng;

 Đưa ra chính sách tín dụng phù hợp trong từng giai đoạn, cụ thể hạn chế cho vay đối với những khoản vay có tài sản bảo đảm là hàng hóa tồn kho ln chuyển, khơng cấp tín dụng mới đối với những khách hàng có nợ nần chồng chất, chây lỳ trong việc trả nợ hoặc khơng có tài sản bảo đảm,…..

 Hồn thiện cơ chế quản trị nội bộ, đảm bảo chi có những người có thẩm quyền và có trách nhiệm trong ngân hàng mới được ra các quyết định và có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo khơng có xung đột lợi ích, thơng đồng vì lợi ích nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)