Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh bến tre đến năm 2020 (Trang 36)

Ngân hàng TMCP Sài Gịn có tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô, được thành lập từ năm 1992. Đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Sau hơn 09 năm hoạt động, SCB tuy gặt hái được nhiều thành cơng nhưng cũng đã đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Cho đến cuối năm 2011, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà Nước, ngày 01/01/2012 Ngân hàng SCB đã hoạt động trên cơ sở hợp nhất tự nguyện của 3 ngân hàng:

+ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

+ Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank)

+ Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).

Trụ sở hoạt động chính đặt tại số 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp.HCM. Trên cơ sở kế thừa vốn, tài sản, nhân sự và hệ thống mạng lưới ở 230 Chi nhánh - điểm giao dịch trãi dài qua 63 tỉnh thành, sau 03 năm hợp nhất, tính đến cuối năm 2014, tổng số lượng CBNV SCB là 4.583 người (bao gồm 3.280 là lực lượng kinh doanh và 1.303 là lực lượng hỗ trợ kinh doanh như tài xế, bảo vệ và tạp vụ). Vốn điều lệ của SCB đến 31/12/2014 là 12.295 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 242.222 tỷ đồng; tổng tiền gửi của khách hàng đạt 198.505 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 134.005 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 0,5%. Năm 2014 cũng là năm mà SCB tiếp tục ưu tiên cho trích lập dự phịng để nâng cao năng lực tài chính theo chủ trương của NHNN, chính vì vậy, SCB đặt mục tiêu lợi nhuận là 120 tỷ đồng và kết thúc năm tài chính, SCB đã hồn thành 101% kế hoạch.

Ngày 21/3/2015, tại Hà Nội, diễn ra Chương trình Liên hoan Doanh nghiệp Rồng Vàng và Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2015 với chủ đề “Tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng & lành mạnh”, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2014”. SCB lọt vào

danh sách giải thưởng VNR500 năm 2014 với thứ hạng Top 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 8 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Giải thưởng

“Thương hiệu mạnh Việt Nam” năm 2014 mà SCB nhận được là thành quả đáng

ghi nhận của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp về sự phát triển bền vững của SCB, cũng như là động lực để SCB không ngừng nỗ lực giữ vững và nâng cao chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn, đem lại giá trị cao nhất cho Q Khách hàng.

Hịa mình cùng với ngơi nhà chung SCB, SCB Bến Tre là một trong 50 chi nhánh trên toàn quốc, được thành lập trên cơ sở phát triển từ phòng giao dịch SCB Bến Tre. Sau hơn 07 năm hoạt động tại địa bàn, đến cuối năm 2014, tổng tài sản của SCB Bến Tre là 1.015.967 triệu đồng, nguồn vốn huy động của chi nhánh lũy kế đạt

935.660 triệu đồng; tổng dư nợ cho vay là 37.884 triệu đồng. Lợi nhuận thực hiện

hàng năm ổn định và cụ thể năm 2014, chi nhánh đã đạt 118% kế hoạch được giao với lợi nhuận đạt được là 63.440 triệu đồng.

Do tình hình hoạt động của SCB sau hợp nhất vẫn cịn nhiều khó khăn, thanh khoản và nhân lực còn nhiều hạn chế nên chi nhánh chưa có Phịng giao dịch và hiện chỉ có 01 trụ sở tại số 29C Đại lộ Đồng Khởi, phường Phú Khương, Tp.Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

SCB Bến Tre có khả năng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên thị trường bao gồm các sản phẩm huy động vốn, tín dụng - bảo lãnh, dịch vụ tài chính, các dịng sản phẩm thẻ điện tử và các dịch vụ ngân hàng khác.

Về sản phẩm huy động, SCB Bến Tre có nhiều sản phẩm tiết kiệm đa dạng, thích hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng như tiết kiệm có kỳ hạn và khơng kỳ hạn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất thả nổi, tiết kiệm tích lũy bé ngoan, tiết kiệm tích lũy hưu trí, tiết kiệm bậc thang,…

Sản phẩm tín dụng phong phú như: cho vay phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn, sản xuất, kinh doanh - dịch vụ, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay tín chấp, cho vay cho tu nghiệp sinh đi làm việc tại nước ngoài, du học…

Các dịch vụ trung gian chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh Wester Union, phát hành thẻ ATM, Mastercard, đại lý bảo hiểm,…

2.1.2. Mơ hình tổ chức và chức năng - nhiệm vụ các bộ phận

Tính đến thời điểm hiện nay, SCB Bến Tre chỉ có 33 nhân sự chính thức theo mơ hình đơn giản: Ban lãnh đạo có 01 Giám đốc Chi nhánh và 01 Phó giám đốc, 02 phịng nghiệp vụ và 01 tổ hành chính. Trong đó, phịng kế tốn có 13 người, điều hành có 01 trưởng phịng và 01 trưởng bộ phận Ngân quỹ. Phịng kinh doanh có 09 người bao gồm 01 trưởng phịng và 08 nhân viên. Phần còn lại trực thuộc Bộ phận hành chính bao gồm 01 tổ trưởng hành chính và 08 nhân viên phụ trách hành chính - bảo vệ - lái xe và tạp vụ.

Chức năng của các bộ phận được thực hiện tổng quát như sau:

+ Phòng kinh doanh: tổ chức tiếp thị, thẩm định khách hàng tiền vay, tiền gửi … trực tiếp thực hiện và lưu trữ các hồ sơ liên quan đến tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế.

+ Phịng kế tốn: duy trì và chăm sóc khách hàng, tham mưu tốt các xử lý về nguồn vốn, chi tiêu nội bộ, quản lý quỹ tiền mặt và các nghiệp vụ kế tốn có liên quan. Ngồi ra, cịn quản lý thêm bộ phận công nghệ thông tin, xử lý kỹ thuật về máy tính và bộ phận kho quỹ, quản lý tiền, ấn chỉ ấn phẩm quan trọng, điều tiết tồn quỹ và các dự trữ tiền mặt/vàng các loại.

+ Bộ phận hành chính: thực hiện các chức năng về quản lý nhân sự, phổ biến quy định quy chế và nội quy làm việc, lưu trữ tài liệu - sổ sách, công văn, tài sản công cụ dụng cụ và hỗ trợ Ban giám đốc triển khai các thủ tục giấy tờ có liên quan.

Trong tổng cơ cấu về nhân sự, chi nhánh có 22 CBNV nữ (chiếm 67%) và 11 CBNV nam (chiếm 33%). Về trình độ học vấn có 79% CBNV là cử nhân các ngành kinh tế và 21% có bằng cao đẳng trung học nghề. Độ tuổi bình quân của CBNV SCB Bến Tre là 30 tuổi.

2.1.3. Định hướng kinh doanh của SCB Bến Tre từ 2012 đến 2014

Đây là giai đoạn triển khai đề án hợp nhất và tái cơ cấu toàn diện hoạt động ngân hàng. Với những khó khăn trước mắt, chiến lược hoạt động kinh doanh của SCB Bến Tre là tập trung cải thiện thanh khoản và ổn định hoạt động. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, tích cực huy động vốn và giữ vững thanh khoản

thông qua các việc tập trung tiếp cận nhóm khách hàng thuộc ngành vàng, kinh doanh vé số và bác sĩ dược sĩ. Đối với hoạt động tín dụng thì tập trung đẩy mạnh cơng tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu và triển khai bán các khoản nợ trung dài hạn cho các TCTD khác, cơ cấu và cấn trừ nợ nhằm cải thiện chất lượng thanh khoản. Giảm dần các khoản cho vay bất động sản và cho vay phi sản xuất theo đúng chủ trương của NHNN. Đối với công tác dịch vụ thì tiếp thị khách hàng thanh tốn quốc tế thông qua việc tổ chức hội nghị khách hàng, tiếp thị trực tiếp tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,…Triển khai chính sách khách hàng VIP và các chương trình đo lường sự thỏa mãn của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của SCB. Để tăng tính cạnh tranh, SCB Bến Tre triển khai giao dịch 1 cửa cho tất cả các giao dịch viên tại chi nhánh đồng thời tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ năng mềm của toàn thể CBNV.

2.1.4. Kết quả kinh doanh của SCB Bến Tre từ 2012 đến 2014

Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đồn kết nội bộ, SCB Bến Tre đã có những bước phát triển tương đối ổn định. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 03 năm liền kề, từ 2012 – 2014 đạt khá tốt, có sự tăng trưởng về quy mô và hiệu quả. Mặc dù chỉ tiêu tín dụng có sự tăng giảm khơng ổn định, tuy nhiên số dư huy động vốn và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động là ổn định, có xu hướng tăng trưởng tốt qua các năm.

+ Hoạt động huy động vốn:

Mặc dù tình hình kinh tế giai đoạn 2012 – 2014 có nhiều biến đổi và gặp nhiều khó khăn, nhưng công tác huy động nguồn của SCB Bến Tre đã đạt được những thành tích đáng kể, tốc độ tăng trưởng bình quân 03 năm liền kề đạt 60%.

Trong tổng lượng tiền gửi huy động thông thường từ dân cư (gồm VND & ngoại tệ) thì tiền gửi nội tệ chiếm ~ 99% so với tổng vốn huy động, tiền gửi ngoại tệ quy đổi chiếm ~ 1% so với tổng vốn huy động. Cơ cấu tiền gửi huy động tại địa phương chủ yếu của SCB Bến Tre là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tỷ lệ này chiếm 92% so với tổng nguồn vốn đã huy động và tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ 8%.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bến Tre (giai đoạn 2012 – 2014)

(ĐVT: triệu đồng; %, người)

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 % tăng trưởng

2014/2013

I CHỈ TIÊU QUY MÔ

1 Tổng tài sản 782,574 914,686 1,015,967 11% 2 Huy động vốn cuối kỳ 362,914 653,074 935,660 43% 3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 615,615 632,448 37,884 -94% 3.1 Dư nợ tổ chức kinh tế 366,065 366,045 12,745 -97% 3.2 Dư nợ tín dụng cá nhân 249,550 266,403 25,139 -91% 4 Số lao động (người) 30 30 33 10%

II CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ

1 Tổng doanh thu 337,208 139,732 445,818 219%

2 Thu ngoài lãi 662 90 146 63%

3 Tỷ trọng thu ngoài lãi / tổng

doanh thu 0.20% 0.06% 0.03% -49%

4 Lợi nhuận trước thuế 41,976 39,334 63,441 61%

5 Lợi nhuận trước thuế bình

quân đầu người 1,399 1,573 2,643 68%

6 Trích DPRR trong năm 903 - -

7 ROA 5.36% 4.30% 6.24% 45%

III CÁC CHỈ TIÊU CƠ CẤU, CHẤT LƯỢNG

1 Tỷ lệ dư nợ trung dài

hạn/Tổng dư nợ 97.55% 95.02% 33.08% -65%

2 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0.99% 0.96% 0.00% -100% 3 Tỷ lệ nợ nhóm 2/Tổng dư nợ 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh SCB Bến Tre)

+ Hoạt động tín dụng:

Dư nợ tín dụng qua các năm có sự tăng giảm không ổn định, nhất là thời điểm cuối năm 2014, nhóm khách hàng VIP hoạt động kinh doanh bất động sản vì lý do khách quan, họ đã tất toán số dư và tạm thời ngưng giao dịch. Điều này cho thấy cơng tác tín dụng của Chi nhánh cịn nhiều bất cập khi lập danh mục ngành nghề để tăng trưởng và phát triển khách hàng. Riêng về chất lượng tín dụng, cơ cấu nợ của SCB Bến Tre đến cuối năm 2014 là 100% nợ trong hạn.

Trong cơ cấu vốn vay, dư nợ loại hình DNTN chiếm 8% (mục đích đầu tư dịch vụ nhà hàng, nuôi trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh đồ trang trí nội thất bằng xi măng, xây dựng nhà, cơng trình), dư nợ loại hình Cơng ty chiếm 3% (mục đích

sản xuất kinh doanh than gáo dừa, mua bán vật liệu xây dựng) và loại hình hộ kinh doanh, kinh tế cá thể chiếm 89% (mục đích sản xuất kinh doanh, góp vốn kinh doanh, tiêu dùng và phục vụ đời sống) so với tổng dư nợ vay tại Chi nhánh.

+ Hoạt động dịch vụ ngân hàng:

Doanh thu TTQT bình quân qua các năm rất thấp, số thực hiện của năm 2014 là 63 triệu đồng, tuy đạt 104,9% kế hoạch năm 2014 nhưng nhìn chung hoạt động này còn rất hạn chế so với thực lực cần có của một ngân hàng thương mại.

Để mở rộng hoạt động dịch vụ, tăng cường các tiện ích hơn nữa cho khách hàng, SCB đã triển khai dịch vụ thanh tốn hóa đơn (tiền điện, điện thoại, Internet, thanh toán tiền vé máy bay…) và dịch vụ nạp tiền điện thoại trên Internet Banking cho khách hàng. Doanh số thanh tốn hóa đơn thực hiện năm 2014 là 246 tr đồng, doanh số giao dịch qua Ebanking lũy kế là 6.945 tr đồng. Số lượng thẻ ATM phát hành tăng đáng kể với số liệu phát hành lũy kế đến cuối năm 2014 là 1.863 thẻ. Doanh số chi lương thực hiện trong năm 2014 là 20.319 triệu đồng.

Sau nhiều hoạt động và sự nổ lực của toàn thể CBNV, lợi nhuận sau thuế của SCB Bến Tre qua các năm có sự tăng trưởng khá tốt, tốc độ tăng bình quân 3 năm liền kề là 27%. Đó là kết quả đáng kể của việc điều hành vốn đầu ra – đầu vào linh động, tiết kiệm chi phí vận hành và kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng, tăng cường quản trị rủi ro, góp phần thực hiện đúng theo lộ trình tái cơ cấu ngành ngân hàng của Chính phủ.

2.2. Các yếu tố mơi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của SCB Bến Tre

Mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải chịu sự tác động của mơi trường xung quanh. Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, xét theo quy mơ và tính chất, tựu trung có 02 nhóm yếu tố tác động cơ bản, đó là nhóm các yếu tố thuộc mơi trường vi mơ và nhóm các yếu tố thuộc mơi trường vĩ mô.

2.2.1. Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

+ Tốc độ tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, tăng trưởng thấp, sản xuất đình trệ và hàng tồn kho tăng cao.

Bảng 2.2 : Số liệu tình hình kinh tế Bến Tre giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%/năm) 6.50% 6.20% 7.70% GDP bình quân đầu người (trđ) 25.3 28.1 31.2

Tốc độ tăng dân số (%) 0.43% 0.38% 0.38%

Chỉ số lạm phát (%) 7.79% 5.32% 3.71%

Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 437.1 521.4 624.3 Tổng kim ngạch nhập khẩu (triệu USD) 177 245 258

Xuất khẩu lao động 377 339 516

Tỷ lệ hộ nghèo 10.65% 8.59% 7.00%

(Nguồn: tác giả tổng hợp dữ liệu từ Báo cáo định kỳ tình hình kinh tế xã hội năm 2012 – 2013 – 2014 của UBND tỉnh Bến Tre)

Từ Bảng 2.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng của tỉnh Bến Tre tuy có thăng trầm nhưng xu hướng tăng dần qua các năm như sau: năm 2012 là 6,5%; năm 2013 là 6,2% và năm 2014 là 7,7%. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn, tiêu dùng có tăng nhưng ở mức thấp, điều đó tác động xấu đến hoạt động cho vay, huy động và phát triển dịch vụ của ngân hàng.

+ Lãi suất: Việc quy định trần lãi suất huy động ảnh hưởng không tốt đối với SCB Bến Tre trong việc huy động vốn ngắn hạn từ 1 đến 6 tháng nhưng đối với kỳ hạn trên 6 tháng là lợi thế của SCB Bến Tre. Việc hạ lãi suất cũng là cơ hội để SCB phát triển tín dụng doanh nghiệp và hộ cá thể sản xuất.

+ Tỷ giá hối đoái: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Bến Tre qua các năm có sự tăng trưởng tốt. Với các ngành chủ lực và lợi thế của tỉnh Bến Tre như lúa, dừa, mía, thủy sản …khơng những chịu rủi ro về mơi trường mà cịn chịu q nhiều rủi ro về các chính sách ngoại thương, tỷ giá hối đối. Điều này ảnh hưởng khơng tốt đến hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng như các hoạt động tín dụng nơng nghiệp nơng thơn của SCB Bến Tre.

+ Lạm phát: Lạm phát tăng ảnh hưởng xấu tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát là thực hiện thắt chặt tiền tệ. Đây

ngân hàng. Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh không chỉ làm hạn chế đến chất lượng tăng trưởng nền kinh tế mà còn tác động nhất định đến chất lượng tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh bến tre đến năm 2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)