Định hướng chiến lược kinh doanh của SCB Bến Tre đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh bến tre đến năm 2020 (Trang 72 - 75)

3.2.1. Mục tiêu kinh doanh của hệ thống SCB đến năm 2020

3.2.1.1. Sứ mệnh

“SCB cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, hài lịng với chi phí hợp lý trên nền cơng nghệ tiên tiến. Đảm bảo sự nhanh chóng và thuận tiện trên 230 điểm giao dịch ở 64 tỉnh thành. Với tinh thần luôn chia sẻ - hợp tác và hồn thiện vì khách hàng, SCB cam kết năm 2020 sẽ trở thành 01 trong top 10 Ngân hàng TMCP Việt Nam có quy mơ và năng lực tài chính cao. SCB tồn tại và phát triển với phương châm hài hịa vì lợi ích của xã hội - của khách hàng và người lao động, đảm bảo giá trị và lợi ích của cổ đơng”.

3.2.1.2. Tầm nhìn đến năm 2020

“SCB sẽ có 250 điểm giao dịch và đạt số lượng 2.000.000 khách hàng tin dùng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại đồng thời trở thành 01 trong top 10 Ngân hàng TMCP Việt Nam uy tín với quy mơ và năng lực tài chính cao nhất”.

3.2.1.3 Mục tiêu kinh doanh tổng quát

Với mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng TMCP năng động hàng đầu Việt Nam, SCB sau giai đoạn hợp nhất (từ 2012 – 2014) sẽ tiếp tục tái cơ cấu hoạt động tài chính, xử lý nợ quá hạn – nợ xấu và nâng cao năng lực tài chính; phát triển hoạt động kinh doanh mới theo hướng đa dạng, hiệu quả và an toàn; kiện toàn bộ máy quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế đồng thời triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị điều hành và phát triển kinh doanh để từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Tiếp tục hoàn tất các nội dung tái cơ cấu; xử lý các vấn đề cịn tồn đọng về cơ cấu Tài sản Có - Tài sản Nợ bằng cách tăng vốn điều lệ để đáp ứng các quy định về an toàn vốn, phù hợp với tốc độ tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh. Mục tiêu năm 2015, SCB sẽ tăng vốn điều lệ lên 15.300 tỷ đồng và đến năm 2020 sẽ tăng vốn điều lệ lên 18.000 tỷ đồng.

Tiếp tục cơ cấu lại bảng cân đối kế tốn theo hướng an tồn, lành mạnh. Tập trung xử lý nợ xấu, nợ được cơ cấu trong giai đoạn 2012 – 2014, đặc biệt là nợ đã bán cho VAMC nhằm nhanh chóng tạo nguồn thu cho SCB, tăng tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản của SCB một cách bền vững.

Cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo hướng hạ chi phí huy động đầu vào, chủ động được nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn có tính ổn định, bền vững cao. Phát hành trái phiếu dài hạn để bổ sung nguồn vốn cấp 2; duy trì hợp lý tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.

Phát triển hoạt động kinh doanh một cách thận trọng và an toàn, đặc biệt là phát triển tín dụng mới để cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay lĩnh vực bất động sản, chú trọng cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ và cho vay các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ và NHNN. Mục tiêu tăng trưởng cho vay mới hằng năm là 15%.

Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị điều hành, kiện toàn bộ máy quản lý phù hợp với quy mô hoạt động của Ngân hàng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác báo cáo, phân tích nhằm hỗ trợ cho HĐQT, BĐH ra quyết định kinh doanh nhanh chóng, chính xác.

Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp; từng bước áp dụng thông lệ quốc tế vào công tác quản lý rủi ro phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại SCB. Hồn tất Trung tâm dữ liệu dự phịng, tăng cường an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng và nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển kinh doanh và quản trị điều hành, báo cáo thống kê.

Tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông - tiếp thị; định vị và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của SCB trên thị trường trong và ngoài nước.

3.2.2. Chiến lược kinh doanh của SCB Bến Tre đến năm 2020

Căn cứ theo định hướng và mục tiêu hoạt động của Hội sở, kết hợp với dự báo thị trường tài chính tại địa phương và thực trạng sau 03 năm hợp nhất, SCB Bến Tre sẽ chọn Chiến lược cạnh tranh tập trung nhắm vào nhu cầu của một phân khúc thị trường thông qua đối tượng và sản phẩm dịch vụ dành cho đối tượng khách hàng mục tiêu. Theo phân tích chuỗi giá trị và kết quả phân khúc thị trường, SCB Bến Tre nhận định đối tượng khách hàng tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt cho Chi nhánh là nhóm khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong 02 lĩnh vực: xuất nhập khẩu, thi cơng cơng trình và nhóm khách hàng cá nhân có độ tuổi từ 39 trở lên, số dư tiền vay hoặc tiền gửi từ 1 tỷ đồng trở lên. Tăng trưởng tín dụng và bảo lãnh, tập trung cho nhóm khách hàng là hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, thi cơng cơng trình và phát triển làng nghề thủy hải sản.

Để chiến lược kinh doanh khả thi và có hiệu quả, SCB Bến Tre đã lập ra mục tiêu kế hoạch hoạt động cho chi nhánh đến năm 2020 như sau:

- Ổn định và rèn luyện nhân sự phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, đảm bảo sự hài lòng với chỉ tiêu hàng năm phát triển trên 45% khách hàng mới và duy trì trên 95% khách hàng cũ. Kết quả kỳ vọng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của SCB đến năm 2020 là 5.000 khách hàng và lợi nhuận tăng bình quân tối thiểu là 10% mỗi năm.

- Năng suất lao động bình quân 01 CBNV năm sau cao hơn năm trước 15%, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hạn chế các rủi ro phát sinh tương ứng với cam kết đảm bảo mơi trường làm việc đồn kết, công bằng và lương thưởng của CBNV năm sau cao hơn năm trước trên 15%.

- SCB hoạt động kinh doanh song song với hoạt động vì cộng đồng, từng bước nâng cao vai trò và điểm thi đua các mặt do Ngân hàng Nhà nước địa phương tổ chức đến năm 2020 sẽ phấn đấu đứng ở vị trí thứ 6 trong tổng hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Kết quả hoạt động 03 năm liền kề của SCB Bến Tre theo Bảng 3.4 có sự tăng trưởng tốt. Với nền tảng đó, Ban lãnh đạo SCB Bến Tre đã đặt ra mục tiêu phấn đấu

ở các chỉ tiêu tăng bình quân hàng năm từ 10% - 15%. Riêng chỉ tiêu nợ quá hạn thì phấn đấu kiểm sốt theo tỷ lệ < 2% như lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh đề ra. Chỉ tiêu tín dụng là một bất cập và đây cũng là nguyên nhân để tác giả nghiên cứu đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ tác động nâng cao lợi thế cạnh tranh toàn diện của SCB Bến Tre trong giai đoạn từ 2015 – 2020.

Bảng 3.4: Kế hoạch hoạt động kinh doanh của SCB Bến Tre giai đoạn 2012 – 2020

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2020

1 Số lượng Khách hàng gắn bó 430 722 2,225 4,228 2 Số dư huy động vốn (tỷ đồng) 417 655 936 1,778

3 Dư nợ vay (tỷ đồng) 616 632 38 700

4 Thu dịch vụ (tỷ đồng) 10 15 17 32.3

5 Nợ quá hạn (tỷ đồng) 7 6 0 10

6 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 25 43 63 107

7 Số lượng CBNV (người) 25 27 33 43

8 Lương bình quân CBNV (triệu đồng/năm) 100 120 130 200

9

Vị trí của SCB Bến Tre so với các ngân hàng bạn trên địa bàn (theo tiêu chuẩn của NHNN – chi nhánh tỉnh Bến Tre)

10 10 9 6

(Nguồn: Kế hoạch hoạt động kinh doanh SCB Bến Tre đến năm 2020)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh bến tre đến năm 2020 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)