Hoạt động phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh bến tre đến năm 2020 (Trang 56 - 57)

2.3. Phân tích chuỗi giá trị của SCB Bến Tre

2.3.1.3. Hoạt động phát triển công nghệ

Hiện tại, SCB đã vận hành thành công hệ thống Core banking hiện đại, hỗ trợ tích cực cho cơng tác phát triển sản phẩm, đảm bảo an toàn dữ liệu, phục vụ cho công tác dự báo, quản trị rủi ro và quản trị điều hành. Hoạt động này, ở SCB Bến Tre được tác nghiệp qua các phần mềm: xếp hạng tín dụng, quản trị văn bản, hệ thống email, quản lý nhân sự, quản lý khách hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Trước làn sóng sát nhập và hợp nhất, SCB là ngân hàng đi đầu trong việc tiến hành tái cơ cấu và một trong những thành công lớn của SCB sau cải thiện thanh khoản là hợp nhất thành công hệ thống công nghệ lõi từ 03 ngân hàng thành viên. Đây là một trong những khó khăn nhất mà bất cứ ngân hàng nào như Sacombank và ACB trong tương lai, khi sát nhập cũng phải thực hiện.

Điểm yếu so với đối thủ:

Tuy SCB có chú ý và đầu tư lớn về công nghệ corebanking, nhưng giá trị đầu tư và sự hiện đại vẫn còn thua kém so với Sacombank và ACB. Chẳng hạn như ACB, họ được biết đến sự thành công về quy mô và chất lượng hoạt động, kết quả này có được, một phần từ việc đầu tư vào công nghệ ngân hàng toàn diện “The Complete Banking Solution” (TCBS) – một dạng Core Banking do Open Solutions Incorporations (OSI) cung cấp. Cịn Sacombank thì đầu tư gần 4 triệu USD để hiện đại hóa ngân hàng từ năm 2004 do Công ty Temenos (Thụy Sĩ) thực hiện, họ đã cung cấp cho Sacombank hệ thống phần mềm NH “lõi” làm nền tảng để quản lý toàn bộ hoạt động NH: từ quản lý thông tin khách hàng, quản lý các chi nhánh, thanh toán, đến cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh bến tre đến năm 2020 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)