2.3. Phân tích chuỗi giá trị của SCB Bến Tre
2.3.3. Phân tích mức độ đáp ứng của SCB trong chuỗi giá trị của khách hàng
2.3.3.1 Nhóm khách hàng tiền gửi
Ở nhóm tiền gửi, tập nhu cầu của khách hàng bao gồm: sản phẩm phù hợp, lãi suất cao; thủ tục nhanh – an tồn, khuyến mãi có chất lượng và đảm bảo sự tơn trọng cao nhất. SCB Bến Tre được sự thừa hưởng của hệ thống SCB với sự nổi trội về tính đa dạng và năng động của sản phẩm tiền gửi, tuy Chi nhánh có thành lập phịng VIP để thể hiện sự trân trọng của khách hàng tiềm năng nhưng thủ tục và thao tác của giao dịch viên còn chậm, ảnh hưởng đến sự hài lịng của khách hàng.
2.3.3.2 Nhóm khách hàng tiền vay
Ở nhóm tiền vay, tập nhu cầu của họ bao gồm: sản phẩm phù hợp, thời gian vay trả linh hoạt, lãi suất thấp; thủ tục nhanh và phí phải trả khác khơng đáng kể. Với dư nợ 38 tỷ đồng so với huy động 936 tỷ đồng sau khi nhóm khách hàng đầu tư bất động sản tất toán khoản vay 600 tỷ đồng là điều bất lợi lớn của SCB Bến Tre. Đây là hệ lụy từ chính sách tín dụng và cả một thời gian dài thắt chặt trong giai đoạn SCB trước và sau hợp nhất. Với lượng 95 khách hàng vay hiện tại, tuy đạt sự hài lòng về sản phẩm nhưng muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì SCB Bến Tre cịn phải đương đầu khá nhiều với khó khăn phát triển dư nợ này.
2.3.3.3 Nhóm khách hàng khác
Nhóm hoạt động này bao gồm khách hàng sử dụng dịch vụ và quan hệ với các đối tác như là Ngân hàng Nhà nước sở tại và TCTD khác. Tập nhu cầu của khách hàng bao gồm sự thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và khuyến mãi ưu đãi tốt. Với hệ thống mạng lưới 230 điểm giao dịch trên 26 tỉnh thành kết hợp với cơng nghệ hợp nhất tiên tiến thì việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng được SCB Bến Tre vận hành tốt.
Về mặt tổng thể, nhà cung cấp chính của SCB Bến Tre là Hội sở với nguồn cung cấp chủ yếu từ huy động vốn của khách hàng và vay từ các TCTD khác. Riêng hoạt động xây dựng cơ bản hay trang thiết bị sử dụng có tác động khơng đáng kể đối với chuỗi giá trị của SCB Bến Tre vì phần lớn việc trang bị này được điều chuyển từ Trung tâm Mua sắm ở đầu ngành và hoạt động luôn được chuẩn giá cũng như chuẩn chất lượng trên toàn hàng SCB.
Sau 03 năm hợp nhất, nguồn vốn được ổn định và có sự tăng trưởng tốt. Việc kiểm sốt nguồn và cân đối kỳ hạn của các loại tiền tệ luôn được Khối quản trị rủi ro phân tích hàng ngày, từ đó thanh khoản khả quan và điều này có tác động tốt đến toàn bộ các hoạt động trong chuỗi giá trị của SCB Bến Tre, nhất là hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ thanh tốn.
2.3.5. Phân tích năng lực cốt lõi của SCB Bến Tre
Trên cơ sở chuỗi các hoạt động của SCB Bến Tre, tác giả nhận định năng lực cốt lõi của Chi nhánh cho từng nguồn lực cơ bản như sau:
Stt Nguồn lực V R I N Kết luận
1 Cơ sở hạ tầng X - - - Không phải NLCL
2 Nguồn nhân lực X - - - Không phải NLCL
3 Hệ thống công nghệ thông tin X - X - Có thể phát triển NLCL
4 Tiềm lực tài chính X - - - Không phải NLCL
5 Sản phẩm, dịch vụ đa dạng X - X - Có thể phát triển NLCL
6 Năng lực quản trị điều hành X - - - Không phải NLCL
7 Kênh phân phối bán hàng X - - X Có thể phát triển NLCL
8 Hoạt động bán hàng X - X - Có thể phát triển NLCL
9 Chăm sóc sau bán hàng X - X - Có thể phát triển NLCL
Qua bảng tập hợp nêu trên, ta nhận thấy năng lực lõi của SCB Bến Tre chưa thực sự hình thành trước những cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh. Cần rất nhiều sự cân nhắc trong việc cân bằng thời gian và nguồn lực có hạn để tập trung vào việc phát triển những năng lực cốt lõi của mình.