2.3. Phân tích chuỗi giá trị của SCB Bến Tre
2.3.1.4. Hoạt động thu mua
Ngân hàng là ngành kinh doanh sản phẩm đặc biệt dựa trên tiềm lực tài chính, uy tín và sự chun nghiệp của mình thơng qua các hoạt động: huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh vàng... Nguồn vốn hoạt động và điều tiết thơng qua Phịng quản trị nguồn vốn. Tiền, vàng và các loại đầu tư được triển khai mua bán dưới sự cân đối và kiểm sốt của Phịng Kinh doanh tiền tệ và Phòng Kinh doanh ngoại hối. Do hạch toán phụ thuộc nên nguồn hoạt động chủ yếu của SCB Bến Tre là từ điều phối vốn từ Hội sở và huy động vốn từ khách hàng tiền gửi tại địa bàn.
Điểm mạnh so với đối thủ:
Hoạt động điều hành vốn được mặc định và quản lý tập trung theo cơ chế mua bán vốn từ Hội sở. Trong từng thời kỳ, thời điểm, Khối Doanh nghiệp, Khối cá nhân và Khối hỗ trợ triển khai các chương trình thi đua huy động vốn ngắn ngày
hoặc phát động theo từng quý, chương trình đã nhận được nhiều sự hưởng ứng và tham gia của toàn thể CBNV. Huy động vốn tăng trưởng đều và bền vững là nhân tố tích cực ảnh hưởng mạnh đến chiến lược phát triển của SCB.
Điểm yếu so với đối thủ:
Xuất phát điểm của SCB tuy có thâm niên hoạt động tương đồng như Sacombank và ACB, tuy nhiên xét về góc độ tiềm lực tài chính thì SCB về lâu dài chưa có sự ổn định như hai ngân hàng đối thủ. Trong cơ cấu cổ đơng, tỷ lệ cổ đơng nước ngồi tính đến năm 2014 của SCB: ACB: Sacombank lần lượt là 12,76% (3 cá nhân): 30% (6 tổ chức trong đó có Standard Chartered APR Ltd, Dragon Financial Holdings Limited...) : 8,28% (694 cá nhân và 56 tổ chức, trong đó có Cơng ty Tài chính Quốc tế, Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings , Ngân hàng ANZ). Từ bất lợi chưa có đối tác chiến lược nên việc huy động vốn giá rẻ của SCB còn rất hạn chế, vốn huy động chủ yếu từ thị trường 1 là vốn nhàn rỗi của dân cư. Do giá mua đầu vào khá cao nên giá bán qua các sản phẩm tín dụng và bảo lãnh của SCB cũng chưa thực sự cạnh tranh.