Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đồn kết nội bộ, SCB Bến Tre đã có những bước phát triển tương đối ổn định. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 03 năm liền kề, từ 2012 – 2014 đạt khá tốt, có sự tăng trưởng về quy mơ và hiệu quả. Mặc dù chỉ tiêu tín dụng có sự tăng giảm không ổn định, tuy nhiên số dư huy động vốn và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động là ổn định, có xu hướng tăng trưởng tốt qua các năm.
+ Hoạt động huy động vốn:
Mặc dù tình hình kinh tế giai đoạn 2012 – 2014 có nhiều biến đổi và gặp nhiều khó khăn, nhưng công tác huy động nguồn của SCB Bến Tre đã đạt được những thành tích đáng kể, tốc độ tăng trưởng bình quân 03 năm liền kề đạt 60%.
Trong tổng lượng tiền gửi huy động thông thường từ dân cư (gồm VND & ngoại tệ) thì tiền gửi nội tệ chiếm ~ 99% so với tổng vốn huy động, tiền gửi ngoại tệ quy đổi chiếm ~ 1% so với tổng vốn huy động. Cơ cấu tiền gửi huy động tại địa phương chủ yếu của SCB Bến Tre là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tỷ lệ này chiếm 92% so với tổng nguồn vốn đã huy động và tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ 8%.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bến Tre (giai đoạn 2012 – 2014)
(ĐVT: triệu đồng; %, người)
TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 % tăng trưởng
2014/2013
I CHỈ TIÊU QUY MÔ
1 Tổng tài sản 782,574 914,686 1,015,967 11% 2 Huy động vốn cuối kỳ 362,914 653,074 935,660 43% 3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 615,615 632,448 37,884 -94% 3.1 Dư nợ tổ chức kinh tế 366,065 366,045 12,745 -97% 3.2 Dư nợ tín dụng cá nhân 249,550 266,403 25,139 -91% 4 Số lao động (người) 30 30 33 10%
II CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ
1 Tổng doanh thu 337,208 139,732 445,818 219%
2 Thu ngoài lãi 662 90 146 63%
3 Tỷ trọng thu ngoài lãi / tổng
doanh thu 0.20% 0.06% 0.03% -49%
4 Lợi nhuận trước thuế 41,976 39,334 63,441 61%
5 Lợi nhuận trước thuế bình
quân đầu người 1,399 1,573 2,643 68%
6 Trích DPRR trong năm 903 - -
7 ROA 5.36% 4.30% 6.24% 45%
III CÁC CHỈ TIÊU CƠ CẤU, CHẤT LƯỢNG
1 Tỷ lệ dư nợ trung dài
hạn/Tổng dư nợ 97.55% 95.02% 33.08% -65%
2 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0.99% 0.96% 0.00% -100% 3 Tỷ lệ nợ nhóm 2/Tổng dư nợ 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh SCB Bến Tre)
+ Hoạt động tín dụng:
Dư nợ tín dụng qua các năm có sự tăng giảm không ổn định, nhất là thời điểm cuối năm 2014, nhóm khách hàng VIP hoạt động kinh doanh bất động sản vì lý do khách quan, họ đã tất tốn số dư và tạm thời ngưng giao dịch. Điều này cho thấy cơng tác tín dụng của Chi nhánh cịn nhiều bất cập khi lập danh mục ngành nghề để tăng trưởng và phát triển khách hàng. Riêng về chất lượng tín dụng, cơ cấu nợ của SCB Bến Tre đến cuối năm 2014 là 100% nợ trong hạn.
Trong cơ cấu vốn vay, dư nợ loại hình DNTN chiếm 8% (mục đích đầu tư dịch vụ nhà hàng, ni trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh đồ trang trí nội thất bằng xi măng, xây dựng nhà, cơng trình), dư nợ loại hình Cơng ty chiếm 3% (mục đích
sản xuất kinh doanh than gáo dừa, mua bán vật liệu xây dựng) và loại hình hộ kinh doanh, kinh tế cá thể chiếm 89% (mục đích sản xuất kinh doanh, góp vốn kinh doanh, tiêu dùng và phục vụ đời sống) so với tổng dư nợ vay tại Chi nhánh.
+ Hoạt động dịch vụ ngân hàng:
Doanh thu TTQT bình quân qua các năm rất thấp, số thực hiện của năm 2014 là 63 triệu đồng, tuy đạt 104,9% kế hoạch năm 2014 nhưng nhìn chung hoạt động này cịn rất hạn chế so với thực lực cần có của một ngân hàng thương mại.
Để mở rộng hoạt động dịch vụ, tăng cường các tiện ích hơn nữa cho khách hàng, SCB đã triển khai dịch vụ thanh tốn hóa đơn (tiền điện, điện thoại, Internet, thanh toán tiền vé máy bay…) và dịch vụ nạp tiền điện thoại trên Internet Banking cho khách hàng. Doanh số thanh tốn hóa đơn thực hiện năm 2014 là 246 tr đồng, doanh số giao dịch qua Ebanking lũy kế là 6.945 tr đồng. Số lượng thẻ ATM phát hành tăng đáng kể với số liệu phát hành lũy kế đến cuối năm 2014 là 1.863 thẻ. Doanh số chi lương thực hiện trong năm 2014 là 20.319 triệu đồng.
Sau nhiều hoạt động và sự nổ lực của toàn thể CBNV, lợi nhuận sau thuế của SCB Bến Tre qua các năm có sự tăng trưởng khá tốt, tốc độ tăng bình quân 3 năm liền kề là 27%. Đó là kết quả đáng kể của việc điều hành vốn đầu ra – đầu vào linh động, tiết kiệm chi phí vận hành và kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng, tăng cường quản trị rủi ro, góp phần thực hiện đúng theo lộ trình tái cơ cấu ngành ngân hàng của Chính phủ.