3.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và
3.2.2.4. Quy trình kiểm tra, giám sát khoản vay, tình hình sử dụng vốn vay
và thu hồi nợ vay
Đây là một buớc trong quy trình cấp tín dụng tại Agribank.
Ngun tắc chung của việc kiểm tra, giám sát khoản vay phải được thực hiện nghiêm túc, nhất quán từ khâu tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt, giải ngân, sau giải ngân.
- Kiểm tra, giám sát trước và trong khi cho vay: cần kiểm tra các chứng từ về
mục đích sử dụng vốn vay do khách hàng cung cấp như: hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ; bảng kê các khoản chi phí, biên bản nghiệm thu,…Rà sốt lại tính pháp lý và các điều kiện cần thiết của hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, kiểm tra toàn bộ các giấy tờ của TSBĐ. Sau đó, Cán bộ quản lý khoản vay trình kiểm sốt viên xem xét và ký kiểm sốt trước khi trình Lãnh đạo đơn vị ký duyệt khoản vay. Sau cùng, , Cán bộ quản lý khoản vay kiểm tra, so sánh các chứng từ kế toán sau khi giải ngân cho khớp đúng với hồ sơ vay.
- Kiểm tra, giám sát sau cho vay:
+ Trong vòng 15 đến 30 ngày sau khi giải ngân, Cán bộ quản lý khoản vay đi kiểm tra thực tế khách hàng, bao gồm việc kiểm tra thực tế việc sử dụng tiền vay của khách hàng có phù hợp với mục đích vay vốn ban đầu, kiểm tra tài sản bảo đảm, hoạt động kinh doanh, nguồn thu nhập trả nợ và tình hình thực hiện phương án kinh doanh)
+ Việc kiểm tra phải lập thành “Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay” theo mẫu đính kèm và chuyển cấp thẩm quyền (Phó phịng hoặc trưởng phòng kế hoạch kinh doanh/phòng giao dịch phụ trách cho vay) kiểm sốt và có ý kiến phù hợp. + Định kỳ 6 tháng đối với khách hàng là cá nhân vay tiêu dùng, Cán bộ quản lý khoản vay đi kiểm tra tình hình của khách hàng, tình hình TSBĐ và lập “Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay” nêu trên và chuyển Phó phịng hoặc trưởng phịng kế hoạch kinh doanh/phịng giao dịch phụ trách cho vay kiểm sốt và có ý kiến phù hợp, kịp thời (nếu có)Trong thời gian khách hàng cịn dư nợ tại ngân hàng, Cán bộ quản lý khoản vay cần phải thu thập thông tin bổ sung về khách hàng, các nguồn thu, nghề nghiệp, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng,…Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá để đưa ra nhận xét về tình hình chính của khách hàng.
- Kiểm tra, giám sát quá trình thu hồi nợ vay: Đôn đốc thu hồi nợ lãi và nợ
gốc đúng hạn: Căn cứ thời hạn/kỳ hạn trả nợ gốc, lãi của khoản vay trên hợp đồng tín dụng, Cán bộ quản lý khoản vay thông báo cho khách hàng tối thiểu trước 7-14 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ bằng các hình thức thư điện tử, văn bản…. Nội dung thông báo thể hiện thời hạn trả nợ, tổng số nợ phải trả (nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn). Đối với những khách hàng thường xuyên trả nợ chậm hoặc có nợ quá hạn phát sinh, nội dung thông báo cần nêu rõ thêm các biện pháp ngân hàng sẽ áp dụng trong trường hợp trả nợ không đúng hạn như: mức lãi phạt áp dụng, ngưng giải ngân tiếp các hợp đồng tín dụng đã ký, xử lý tài sản đảm bảo, chuyển nhóm nợ có mức rủi ro cao hơn, chấm dứt hợp đồng tín dụng trước thời hạn,… Cán bộ quản lý khoản vay cần kết hợp kiểm tra các nguồn thu của khách hàng nhằm chủ động thu hồi nợ vay khi đến hạn như: thu nhập trả qua tài khỏan mở tại ngân hàng, thu nhập của vợ/chồng…..