Các yếu tố khách quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 49 - 51)

3.3. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông

3.3.3.1. Các yếu tố khách quan:

- Do áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác:

ố lớn đã chấp nhận nới lõng các quy định, đơn giản hóa một số quy trình trong cho vay. Việc này giúp khách hàng có thể nhanh chóng tiếp cận vốn vay tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ngân hàng.

- Về truyền thống và thói quen của phần lớn bộ phận dân cư là sử dụng tiền mặt trong các quan hệ mua bán, tiêu dùng gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc kiểm sốt mục đích sử dụng vốn. Bên cạnh đó ý thức thiếu khơng trung thực của Khách hàng cũng gây khó khăn trong việc thu hồi nợ và ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Do sự cả nể và thiếu trách nhiệm, một số cơ quan đã ký xác nhận cho nhân viên vay tiền ở nhiều TCTD khách nhau nhưng nguồn trả nợ chỉ có một là từ lương, vì vậy ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. Mặc khác do tâm lý Khách hàng không coi trọng việc trả nợ và coi việc để quá hạn là bính thường làm ảnh hưởng hiệu quả cho vay tại Ngân hàng.

- Do sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế không ổn định: điều này làm cho thu nhập của khách hàng bấp bênh, đặc biệt là các khách hàng cá nhân. Khi nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp ăn nên làm ra do đó thu nhập của người lao động được ổn định và ngược lai khi nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp thua lỗ phải cắt giảm lương nhân viên, thậm chí cịn nợ lương nhân viên nhiều tháng liên tiếp. Điều này đã dẫn đến rủi ro tín dụng khi cho vay các khách hàng cá nhân mà nguồn hoàn trả là thu nhập từ lương. Do đó một khi kinh tế suy thối, số doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản liên tục gia tăng, kéo theo là tình trạng thất nghiệp, thu nhập người dân ảnh hưởng do đó RRTD gia tăng.

- Sự thay đổi nhanh chóng trong cách điều hành quản lý của ngân hàng Nhà nước, trong các quy định của pháp luật: Đây cũng là nguyên nhân gây rủi ro tín dụng cho Agribank, có thể nói dễ thấy và dễ bị tác động nhất là khi NHNN bất ngờ thay đổi chính sách tiền tệ như trong giai đoạn 2011-2014 vừa qua Chính phủ kiềm chế lạm phát nên đã sử dụng biện pháp thăt chặt tiền tệ, mục đích hút bớt một lượng tiền lớn ngồi lưu thơng bằng cách buộc các ngân hàng thương mại mua bắt buộc một lượng tín phiếu nhất định đồng thời là ban hành quy định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên. Từ đó làm cho các ngân hàng phải cân đối nguồn vốn huy động bằng cách đua nhau tăng lãi suất huy động để thu hút lượng tiền gửi trong dân. Lãi suất đầu vào tăng tất yếu sẽ khiến cho lãi suất đầu ra hay lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại cũng tăng cao khơng kém. Lãi suất tăng, người đi vay khó có khả năng sử dụng tiền vay tạo ra được doanh thu và lợi nhuận đủ cao để trả lãi vay tăng cao đột biến như vậy.

- Do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và một số cơ quan pháp luật cấp địa phương hoạt động chưa hiệu quả: Tòa án, thi hành án chưa thống nhất trong việc hỗ trợ ngân hàng trong việc thu hồi nợ nên khi nợ xấu phát sinh Agribank vẫn chưa thực hiện được việc cưỡng chế thu hồi nợ. Theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng ngân hàng được quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng, nhưng trong thực tế khi khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng thì phần lớn khách hàng không tự nguyện giao tài sản để ngân hàng xử lý. Nếu khách hàng khơng có ý chí hợp tác để xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ thì việc thu hồi nợ chỉ được thực hiện qua con đường khởi kiện, sau đó tài sản được phát mãi thông qua cơ quan thi hành án. Khoảng thời gian từ khi khởi kiện đến phát mãi được tài sản thông thường mất từ 1 đến 2 năm, trong khoảng thời gian này ngoài việc ngân hàng tốn nhiều chi phí, giá trị và hiện trạng tài sản cũng sẽ có sự biến động và thay đổi lớn, nhiều trường hợp khơng xử lý được do khơng có đối tượng mua hoặc đến lúc có người mua thì giá cả lại không thỏa thuận được hoặc tài sản đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Đây là nguyên nhân dẫn đến Agribank không thể chủ động phát mãi các tài sản thế chấp là bất động sản.

Bên cạnh đó, sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN cũng là một yếu tố tác động đến RRTD. Hoạt động thanh tra ngân hàng chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng; năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu; nội dung và phương pháp thanh tra giám sát còn lạc hậu; vai trị kiểm tốn chưa được phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu; thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm sốt tồn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít khi có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)