5.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố khác
5.2.2.4. Quản lý hiệu quả xử lý các khoản nợ xấu và hiệu quả việc thu hồ
các khoản nợ xấu:
- Việc quản lý các khoản nợ xấu phải được thực hiện một cách chặt chẽ, bộ phận xử lý nợ phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng và hàng quý nguyên nhân xảy ra rủi ro, biện pháp khắc phục, tiến độ xử lý và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu.
- Định kỳ hàng tháng căn cứ vào việc báo cáo nguyên nhân và tình hình nợ quá hạn, các bộ phận liên quan và ban giám đốc họp để xem xét các biện pháp khắc phục và xử lý rủi ro tín dụng.
- Nếu việc thu hồi nợ được thực hiện hiệu quả thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng sẽ được giảm đáng kể.
- Khách hàng cá nhân vay tín chấp nên khả năng vay tiền xong rồi “biến mất” là điều hồn tồn có thể xảy ra. Vì vậy, khi xét duyệt hồ sơ vay cho khách hàng cần thiết phải thu thập các thông tin liên lạc của người thân, bạn bè, đồng nghiệp…để đề phòng trong trường hợp khách hàng “biến mất” thì chính những người này sẽ giúp chúng ta “tìm ra” khách hàng.
- Nên thành lập riêng một bộ phận “Thu hồi và xử lý nợ xấu” tại tất cả chi nhánh thực hiện chuyên trách công tac thu hồi và xử lý nợ xấu. Đồng thời, gắn liền trách nhiệm thu hồi nợ cho các bộ phận có liên quan, từ cán bộ xét duyệt hồ sơ vay cho khách hàng đến cán bộ chuyên thu hồi nợ. Đây là một cách hiệu quả để nhân viên có trách nhiệm hơn trong công việc giải quyết hồ sơ của mình, từ đó họ sẽ làm việc cẩn thận hơn. Tuy nhiên, nếu phân định rõ ràng trách nhiệm của Cán bộ cho vay là thẩm định xét duyệt khoản vay còn trách nhiệm thu hồi nợ là của bộ phận Thu Hồi Nợ thì từng bộ phận họ chạy theo những chỉ tiêu của riêng mình dẫn đến nguy cơ xét duyệt vay cho những khách hàng “xấu”. Cho nên gợi ý là ngoài việc thành lập bộ phận “Thu hồi và xử lý nợ xấu” thì mỗi chi nhánh nên thiết lập chính sách đưa tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu để đánh giá nhân viên hàng năm .