Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 51 - 55)

3.3. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông

3.3.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Các yếu tố xuất pháp từ Agribank

+ Chưa tuân thủ đúng quy trình thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng: Một số khoản cấp tín dụng phải thẩm định nhanh để kịp thời phục vụ theo yêu cầu của khách hàng và kịp thời hoàn thành chỉ tiêu dư nợ nên chưa được phân tích, thẩm định kỹ càng. Tâm lý cho vay chỉ dựa vào tài sản thế chấp mà không dựa vào năng lực thực tế của khách hàng cũng khiến cho RRTD gia tăng. Ngoài ra, Cán bộ thẩm định tại chi nhánh và phòng giao dịch chưa thực hiện tốt và đầy đủ công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của khách hàng sau cho vay nên không phát hiện được những bất thường trong thực hiện phương án kinh doanh, đặc biệt là những khách hàng có địa bàn hoạt động xa và những khách hàng giao dịch lâu năm đã có uy tín.

+ Đối với việc thẩm định tài sản thế chấp là bất động sản: Agribank chưa xây dựng được hệ thống đơn giá đất thị trường làm cơ sở cho nhân viên thẩm định cũng như cơ sở cho các đơn vị kinh doanh kiểm tra tính hợp lý của kết quả thẩm định tài sản thế chấp. Các tuyến đường, khu vực chưa có đơn giá thị trường thì nhân viên thẩm định lấy giá rao bán trên thị trường để so sánh. Hầu hết giá rao bán thường khó kiểm chứng tính xác thực và nguồn gốc, do vậy tài sản vì lý do nào đó có thể được định giá khá cao, điều này sẽ gây ra rủi ro do giá bán khi phát mãi tài sản không đủ để thu hồi nợ quá hạn. Tuy nhiên, bước đánh gi

khơng được cán bộ tín dụng chú trọng và không được xem là yếu tố hàng đầu khi lập báo cáo đề xuất cho vay mà đặc biệt quan tâm đến tài sản đảm bảo và xem tài sản

làm cho có, qua loa và đơi khi cán bộ tín dụng cịn dựa vào khe hở cũng như cơ chế ngầ

Việc xem tài sản đảm bảo là nguồn thu hồi nợ khi có bất trắc xảy ra vơ tình làm cho ngân hàng rất khó khăn khi thu hồi nợ vì hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo rất rườm rà và phức tạp, thời hạn thu hồi kéo dài rất lâu và khả năng thanh khoản rất thấp.

+ Chất lượng nhân sự chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý rủi ro tín dụng: Một số nhân viên thiếu đạo đức nghề nghiệp, cố tình che dấu các thông tin gây bất lợi cho ngân hàng và chỉ thể hiện những thơng tin có lợi cho khách hàng trên tờ trình thẩm định. Điều này khiến các cấp phê duyệt sẽ hiểu sai về khách hàng và đồng ý cho vay những hồ sơ tín dụng gây rủi ro cho Agribank. Bên cạnh đó, một số cán bộ tín dụng vì chạy chỉ tiêu khơng có khả năng bán hàng hoặc vì lợi ích riêng có được nên phát triển hồ sơ chủ yếu thơng qua các dịch vụ bên ngồi nên đem về những hồ sơ có chất lượng khơng tốt. Việc nhân viên khơng đọc các văn bản hướng dẫn, trong q trình thẩm định thì khơng tìm hiểu, thu thập thơng tin về khách hàng mà hoàn toàn dựa trên thông tin khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thơng tin, thiếu sự phân tích hợp lý của thơng tin, khơng cập nhật thông tin ngành, thông tin thị trường nên đưa ra những đề xuất cấp tín dụng trên những cơ sở khơng chính xác và chưa phù hợp với tình hình hiện tại.

+ Chính sách phúc lợi của Agribank còn thấp so với mặt bằng chung: các chính sách ưu đãi, phúc lợi cho nhân viên còn thấp so với các ngân hàng cổ phần chuyên về mảng dịch vụ bán lẻ, cộng với việc Agribank khơng có quy định cụ thể trong việc đánh giá, xếp loại nhân viên dẫn đến một số nhân viên giỏi, nhân viên

đã quản lý khách hàng lâu năm nghỉ việc khiến việc quản lý các khách hàng hiện hữu thêm khó khăn. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây đã có nhiều hiện tượng nhân viên bất mãn với chính sách phúc lợi xảy ra và giải pháp thường chọn là chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Agribank còn mỏng và chưa có nhiều kinh nghiệm: bộ phận kiểm tra, kiểm soát được thành lập để đảm bảo việc tn thủ các quy trình cấp tín dụng, kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro. Tuy nhiên số lượng nhân viên cịn ít, chưa có nhiều kinh nghiệm, nên không đủ sức phát hiện và ngăn ngừa các sai phạm có thể dẫn đến các rủi ro. Thường thì khi rủi ro đã xảy ra mới có tiến hành kiểm tra, kiểm sốt nên khơng thể hạn chế rủi ro kịp thời. Bên cạnh đó, việc Bộ phận Kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại Agribank vẫn cịn là một bộ phận trực thuộc sự quản lý của chi nhánh nên việc kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ các quy định cịn chưa mang tính chất khách quan, hầu hết Bộ phận này ở các Chi nhánh đều chưa phát huy hết vai trị của mình.

- Các yếu tố xuất phát từ phía khách hàng:

+ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: một số khách hàng tại Agribank thay vì dùng vốn vay để bổ sung mua vật dụng gia đình thì lại đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, hoặc dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn. Nguyên nhân là do cho vay nhiều hơn so với nhu cầu thực sự của khách hàng, dẫn tới việc khách hàng dùng tiền của dự án này để đầu tư dự án khác. Áp lực cạnh tranh cũng là một nguyên nhân, một khách hàng được nhiều tổ chức tín dụng tài trợ dẫn đến khơng kiểm sốt được dịng tiền của người vay.

+ Khách hàng khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay: khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng, cố tình chiếm dụng vốn vay khiến Agribank gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

+ Do khách hàng gian lận dẫn đến ngân hàng không thể thu hồi được vốn đã bỏ ra cho vay: Các loại gian lận thường thấy như gian lận liên quan đến hồ sơ vay vốn thể hiện qua việc khách hàng giả mạo hồ sơ, giấy tờ vay vốn (như giấy tờ tài

sản thế chấp, giấy tờ chứng từ chứng minh phương án, mục đích sử dụng vốn, chứng từ chứng minh khả năng trả nợ, ...); gian lận liên quan đến việc chứng minh thu nhập để trả nợ như khách hàng do quen biết với đơn vị sử dụng lao động đã cố tình làm khống các giấy xác nhận lương để vay ngân hàng; gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo bằng cách cố tình khai khống về sự tồn tại của tài sản đảm bảo cho khoản vay; gian lận liên quan đến việc ngụy tạo uy tín để lợi dụng vay tiền thể hiện qua việc cố ý gây thanh thế, làm quen với những người có chức có quyền và lợi dụng quan hệ đó để vay tiền. Hoặc tạo cơ sở niềm tin ban đầu với ngân hàng bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ trong những lần vay vốn đầu tiên với số tiền nhỏ, khi đã tạo được niềm tin, vay được những khoản vay lớn thì khơng trả nợ. Gian lận khác: với thu nhập hiện tại, khách hàng không đủ khả năng trả nợ nhưng không chủ động hợp tác với ngân hàng để tìm phương án giải quyết mà cố tình che dấu khoản nợ xấu bằng cách vay bên ngoài để trả nợ cho ngân hàng và xin vay lại hoặc khách hàng vay tại tổ chức tín dụng khác để trả nợ vay trước đó, vay phương án sau trả nợ phương án trước. Đối với trường hợp này, khoản cấp tín dụng đã khơng phản ánh chính xác chất lượng tín dụng, mặc dù chưa phát sinh nợ quá hạn nhưng thực chất khách hàng đã gặp khó khăn và khơng có khả năng trả nợ, tiềm ẩn rủi ro lớn.

CHƢƠNG 4.

CHO VAY T

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)