Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và cơng tác cán bộ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những điều kiện cơ bản đảm bảo sự thăng tiến của phụ nữ trong các cơ quan đảng và chính quyền ở tuyên quang (Trang 57 - 61)

10. Hiện đại (Modernization): Hiện đại hóa, có sự cải tiến về công nghệ

2.3.2. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và cơng tác cán bộ nữ

nước về bình đẳng giới và cơng tác cán bộ nữ

Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dƣới chế độ áp bức của phong kiến và thực dân, ngƣời phụ nữ luôn phải bị đối xử bất công và chịu khổ cực. Vấn đề thu hút, tập hợp sâu rộng các tầng lớp phụ nữ tham gia hoạt động cách mạng, tham gia

kháng chiến cứu quốc giải phóng dân tộc đã đƣợc Đảng ta ln xác định là nhiệm vụ chính trị, sống cịn. Cách mạng tháng Tám thành công là do Đảng ta đã huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó có đơng đảo chị em phụ nữ. Vì vậy, quan tâm và thúc đẩy bình đẳng giới ln đƣợc Đảng ta đặt ra nhiệm vụ chính trị trong công tác lãnh đạo của Đảng.

Công tác phụ nữ trong các văn kiện đại hội Đảng

Từ khi thành lập, vấn đề “thâu phục quảng đại quần chúng” trong đó có phụ nữ ln đƣợc Đảng ta quan tâm. Từ Cƣơng lĩnh 1930, chính cƣơng đầu tiên của Đảng đã đƣa nhiệm vụ thúc đẩy bình đẳng nam nữ trong cơng cuộc cách mạng. Qua các kỳ đại hội, nhiệm vụ này luôn đƣợc Đảng ta quan tâm chỉ đạo [Báo Điện tử Đảng Cộng Sản, Văn kiện đại hội Đảng], điển hình nhƣ: Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) xác định “Đảng ta có trách nhiệm lớn đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và phát huy nǎng lực dồi dào của phụ nữ để xây dựng xã hội mới. Cần bồi dƣỡng tƣ tƣởng, nâng cao trình độ chính trị, vǎn hóa của phụ nữ, giúp phụ nữ giảm nhẹ dần gánh nặng gia đình để tham gia sản xuất và hoạt động xã hội, sử dụng hợp lý sức lao động của phụ nữ, do đó mà nâng cao khơng ngừng vai trị của phụ nữ trong sản xuất và quản lý Nhà nƣớc”. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (1982) đề ra nhiệm vụ đó là: “các cấp uỷ đảng cần làm cho quan điểm và chính sách vận động phụ nữ của Đảng đƣợc thấu suốt trong tất cả các tổ chức thuộc hệ thống chun chính vơ sản... Đề xuất với Đảng và Nhà nƣớc ban hành các chính sách, các luật pháp, bảo đảm quyền lợi của phụ nữ, và góp phần kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, luật pháp ấy”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) nêu lên vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nữ “...Quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng tốt đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân là cơng nhân”. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX (2001) đã nêu lên chính sách đối với phụ nữ và nhất là thúc đẩy sự tham chính của phụ nữ “…Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dƣỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ

chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành…”. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X (2006) nêu lên nhiệm vụ: “… Bồi dƣỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp...”. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nhiệm vụ chăm lo cho phụ nữ đƣợc đặt ra, đó là “Xây dựng và triển khai chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ… Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ....”, “… Nghiên cứu, bổ sung và hồn thiện các luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng tỉ lệ phụ nữ tham gia vào cấp uỷ và bộ máy quản lý nhà nƣớc. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”.

Tóm lại, ở mỗi kỳ đại hội của Đảng, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể của

đất nƣớc, Đảng ta đã đề ra các nhiệm vụ về giải phóng phụ nữ và tập hợp phụ nữ tham gia cách mạng, kháng chiến và thi đua tăng gia sản xuất. Đảng ta đã đánh giá cao vai trò và khả năng của phụ nữ Việt Nam. Đảng ta không những đặt ra mục tiêu giải phóng phụ nữ, bình đẳng giới, thu hút phụ nữ tham gia phát triển kinh tế - xã hội mà còn chú trọng đến nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng để phụ nữ phát triển, tham gia công tác quản lý, giữ các chức vụ lãnh đạo. Có thể nói rằng, Nghiên cứu “Những điều kiện cơ bản đảm bảo sự thăng tiến của phụ nữ trong các cơ quan

Đảng và chính quyền ở tỉnh Tuyên Quang” chính là thực hiện một trong những

nhiệm vụ mà Đại hội Đảng qua các nhiệm kỳ và gần đây nhất là đại hội XI đã đề ra.

Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về cơng tác phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới

Để phụ nữ đƣợc bình đẳng, có điều kiện tham gia các cơng việc xã hội, đóng góp cơng sức của mình cho sự thành cơng của cách mạng, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng chính sách đối với phụ nữ. Hiến pháp 1946 của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nƣớc, đã đƣa ra vấn đề bình đẳng giới đó là: Tại Điều 1 ghi rõ: “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể

nhân dân Việt Nam, không phân biệt nịi giớng, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tơn giáo”. Ở Điều 9: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”[Quốc hội

1, Hiến pháp 1946]. Trong từng điều kiện lịch sử nhất định, Đảng ta, Nhà nƣớc ta đã có những chủ trƣơng, chính sách nhằm thu hút sự tham gia của phụ nữ thể hiện qua một số các văn bản quan trọng gần đây:

Năm 1994, Ban Bí thƣ Trung ƣơng ra Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/05/1994 về một số vấn đề công tác phụ nữ tình hình mới, nêu lên nhiệm vụ: “Có quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nữ; nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp, các ngành; xây dựng chính sách tạo điều kiện cho cán bộ nữ làm việc, khuyến khích tài năng nữ phát triển và đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong phụ nữ. Năm 2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2006, Luật Bình đẳng giới ra đời, là văn bản pháp lý đảm bảo cho phụ nữ đƣợc bình đẳng tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 2007, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 11-NQ/TW về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc với mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ đƣợc nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, đƣợc cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn cơng việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực... Phấn đấu để nƣớc ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực”. Năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2009/NĐ-CP quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trong đó đƣa ra nhiệm vụ: hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nghị quyết số 57/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc với mục tiêu “Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả quản lý

của các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng đối với công tác phụ nữ. Năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nƣớc. Năm 2013, Ban Bí thƣ có Kết luận số 55-KL/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”, xác định: “Cơng tác phụ nữ là vấn đề lớn, quan trọng và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội...; tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc thực hiện để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển; đặc biệt quan tâm đến nội dung thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, nghỉ hƣu”.

Thực hiện các chủ trƣơng của Đảng đối với cơng tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, Quốc hội đã ban hành các luật liên quan nhƣ: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới và Luật Phịng chống bạo lực gia đình và các b ộ luật khác đ ề cập đến viê ̣c b ảo vệ quyền lợi của phụ nữ nhƣ Luật Dân sự, Luật Lao động... tạo điều kiện, nâng cao đời sống vâ ̣t chất , tinh thần, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hơ ̣i. Đây chính là một trong những cơ sở pháp lý để phụ nữ phát huy tiềm năng, vai trò, vị thế của mình trong xã hội.

Tóm lại, từ khi đất nƣớc đƣợc độc lập, Đảng và Nhà nƣớc ta ln quan tâm

đến việc bình đẳng giới, có các chủ trƣơng, chính sách nhằm tạo điều kiện để phụ nữ đƣợc tham gia các hoạt động xã hội; quan tâm bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ nữ để có kiến thức, có cơ hội đƣợc tham gia các nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ phát triển trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều phụ nữ nhờ đó đã có cơ hội để học tập, nâng cao trình độ, có mơi trƣờng để phấn đấu và trờ thành những ngƣời lãnh đạo, quản lý, đem sức lực, trí tuệ của mình đóng góp cho sự phát triển, phồn vinh của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những điều kiện cơ bản đảm bảo sự thăng tiến của phụ nữ trong các cơ quan đảng và chính quyền ở tuyên quang (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)