Qua bảng 3.1 cho thấy, thời điểm 31/12/2013, phụ nữ là ủy viên Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy chiếm tỷ lệ 2/15 ngƣời, thấp hơn so với tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh. Các vị trí lãnh đạo chủ chốt nhƣ Bí thƣ, Phó Bí thƣ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh hầu nhƣ do nam giới nắm giữ. Chỉ có 01 vị trí Phó Chủ tịch UBND tỉnh do phụ nữ đảm nhiệm. Lãnh đạo là
trƣởng, phó các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thuộc Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy quản lý, có 66/162 ngƣời là phụ nữ, chiếm tỷ lệ 40,7%.
Với chính sách của Đảng, Nhà nƣớc cùng với sự phấn đấu nỗ lực của phụ nữ, tỷ lệ nữ tham gia chính trị ở Tuyên Quang chiếm tỷ lệ khá cao. Những năm trƣớc đây phụ nữ nắm giữ vị trí Bí thƣ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (nay đã nghỉ hƣu hoặc chuyển vị trí cơng tác cao hơn). Gần đây, các vị trí này hầu nhƣ do nam giới nắm giữ, bởi số phụ nữ thực sự xuất sắc, có thể nắm giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh không nhiều.
Qua bản phân tích trên có thể thấy , Tuyên Quang có tỷ lệ phụ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh cao hơn bình quân trong cả nƣớc cũng nhƣ Mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Số lƣợng phụ nữ tham gia giữ các chức vụ lãnh đạo trƣởng, phó ban ngành cấp tỉnh chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên nữ lãnh đạo giữ các chức vụ cấp trƣởng chủ chốt cấp tỉnh nhƣ: Bí thƣ, Phó Bí thƣ Tỉnh uỷ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thời gian gần đây chủ yếu là nam giới nắm giữ, bởi vì số phụ nữ có tầm lãnh đạo ở các vị trí này khơng nhiều.
3.2.2. Nữ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan cấp huyện
Tỉnh Tuyên Quang có 6 huyện, 01 thành phố và 03 đảng bộ trực thuộc (công an tỉnh, Quân sự tỉnh và đảng ủy khối cơ quan tỉnh. Tính đến thời điểm 31/12/2013, tổng số cán bộ, công chức các huyện, thành phố và các cơ quan trực thuộc là 1.802 ngƣời, trong đó nữ là 760 ngƣời, chiếm 42,18% [Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tuyên Quang, Dữ liệu về tổ chức cán bộ].
Cán bộ nữ trong Ban Chấp hành các Đảng bộ huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc tỉnh
Nhiệm kỳ 2010-2015 các Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, thành phố của tỉnh Tuyên Quang thời điểm đại hội (2010) có số liệu nhƣ sau:
- Cấp ủy viên khóa mới là 334 ngƣời, tăng so với đầu khóa cũ là 87 ngƣời : - Tỷ lệ đại biểu mới so với đầu khóa cũ là 45,75%. Cấp uỷ viên nữ là 66 ngƣời, chiếm 19,76%, tăng 1,95% so với đầu khóa cũ. Cấp uỷ viên trẻ tuổi (dƣới 35 tuổi) là 53 ngƣời, chiếm 15,87%, tăng 6,15% so với đầu khóa cũ. Cấp uỷ viên ngƣời
dân tộc thiểu số là 107 ngƣời, chiếm 32,04%. Cấp ủy viên ở xã, phƣờng, thị trấn là 41 ngƣời, chiếm 12,28%. Cấp ủy viên có trình độ chun mơn đại học trở lên là 315 ngƣời, chiếm 94,31%; tăng 7,67% so với đầu khóa cũ. Cấp ủy viên có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị là 210 ngƣời, chiếm 62,87%; tăng 13,08% so với đầu khóa cũ [Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tuyên Quang (2010), Báo cáo sớ 148-BC/TU]. Nhƣ vậy, có thể nhận thấy Tun Quang đã chú trọng công tác cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số trong cơ cấu Ban Chấp hành đảng bộ cấp huyện và các cơ quan trực thuộc tỉnh.
Đến thời điểm 31/12/2013, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các huyện có tỷ lệ là 19,88%. Để thấy rõ cơ cấu của các Ban Chấp hành các đảng bộ, xem xét bảng số liệu dƣới đây:
Bảng 3.2: Cơ cấu cán bộ trong các Ban Chấp hành các đảng bộ cấp huyện (thời điểm 31/12/2013).
STT Đơn vị Tổng số
Trong đó
Tỷ lệ nữ (%) dân tộc TS (%) Tỷ lệ
1 Đ. ủy khối cơ quan 27 33.33 18.52
2 TP. Tuyên Quang 34 29.41 14.71
3 Huyện Sơn Dƣơng 43 23.26 25.58
4 Huyện Yên Sơn 41 21.95 31.71
5 Huyện Chiêm Hóa 40 20.00 20.00
6 Đảng ủy khối DN 25 20.00 8.00 7 Huyện Na Hang 27 18.52 62.96 8 Huyện Hàm Yên 33 18.18 33.33 9 Huyện Lâm Bình 30 6.67 66.67 10 Đảng ủy C.An tỉnh 20 10.00 15.00 11 Đảng ủy Q. sự tỉnh 12 0 0 Tổng 332 19.88 23.19
Qua bảng 3.2 cho thấy, đến thời điểm 31/12/2013, đảng bộ có tỷ lệ cấp ủy nữ cao nhất trong toàn tỉnh là Đảng bộ khối các cơ quan thuộc tỉnh (nữ 33,33%). Đơn vị có tỷ lệ cấp ủy là nữ cao thứ hai trong tỉnh đó là Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Tuyên Quang (29,41%). So với các đảng bộ của các huyện, thành phố trong tỉnh, Đảng bộ huyện Lâm Bình có tỷ lệ cấp ủy là nữ thấp nhất trong tỉnh (chỉ có 6,67 %), tiếp đó đến đảng bộ các huyện Hàm Yên (18.18%), Na Hang (18.52%), Yên Sơn (21.95%). Theo tác giả Mai Huy Bích: “Địa vị xã hội của một ngƣời và quan hệ của ngƣời đó với những ngƣời khác bị tác động bởi rất nhiều chứ không phải chỉ một nhân tố duy nhất. Bên cạnh giới cần tính đến tộc ngƣời, lứa tuổi, nơi cƣ trú, tơn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giai cấp… cũng nhƣ cách mà các nhân tố trên đan xen vào quan hệ giới” [Mai Huy Bích (2001), tr.54]. Xem xét ở Tuyên Quang cho thấy, điều kiện kinh tế xã hội liên quan mật thiết đến vấn đề bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ, và sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị cũng nhƣ nắm giữ vị trí lãnh đạo, quản lý. Thực tế cho thấy, các huyện có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn thì tỷ lệ nữ tham gia chính trị thấp hơn các địa phƣơng có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển hơn. Cụ thể, đối với huyện Lâm Bình là huyện khó khăn nhất, có 7/8 (87,5%) số xã thuộc khu vực III với 61 thơn bản là vùng đặc biệt khó khăn thì tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện thấp nhất trong tỉnh. Các huyện khác có tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành đảng hộ huyện thấp cũng đều thuộc diện đơn vị có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhƣ : Huyện Na Hang (9/12 (75%) số xã thuộc vùng III với 90 thơn bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn); huyện hàm Yên có 15/18 (83,3%) số xã thuộc vùng khó khăn, 8/18 (44,4%) số xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Theo tác giả Nguyễn Hữu Minh [Nguyễn Hữu Minh (2012), tr.19]“ở vùng nơng thơn, miền núi, mơ hình truyền thống về phân cơng lao động theo giới mà phụ nữ đảm nhận chính các cơng việc tái sản xuất nhƣ nội trợ, chăm sóc con cái, ngƣời già, ngƣời ốm, mơ hình gia đình bình đẳng sẽ hạn chế hơn khu vực đô thị, khu công nghiệp, phụ nữ tham gia sản xuất và hoạt động xã hội nhƣ nam giới”. Một xã hội bình đẳng giới, trƣớc hết phải có sự bình đẳng giới trong gia đình. Qua phân tích ở đây cũng có thể nhận thấy, đối với vùng điều kiện kinh tế khó
khăn, vùng đông dân cƣ là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số, bất bình đẳng giới trong chính trị cao hơn khu vực đơ thị, khu cơng nghiệp, vùng có điều kiện thuận lợi kinh tế phát triển, rất có thể xuất phát bởi nguyên nhân từ bất bình đẳng giới trong gia đình.
“Ở vùng sâu, vùng xa, nhận thức của nhiều người, kể cả cán bộ công chức
cũng cho rằng phụ nữ là phải đảm nhiệm việc chăm lo cho gia đình là chính, sau đó mới tính đến chuyện phấn đấu công tác. Nhiều phụ nữ muốn đi học nâng cao trình độ nhưng gia đình khơng có điều kiện vì nếu đi học phải xa nhà, khơng có người giúp chăm con, gia đình. Ở thành phớ, các chị em phụ nữ thể vẫn chăm sóc được gia đình, con cái, nhưng cũng vẫn đi học tập nâng cao trình độ được vì học cũng gần nhà” (PVS, nữ, 40 tuổi, cơng chức cấp huyện).
Nhƣ vậy, có thể nhận định rằng, những địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng đơng đồng bào dân tộc thiểu số, sự tham gia của phụ nữ trong chính trị bị hạn chế. Một mặt là do điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, dân trí cịn lạc hậu, cịn tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ. Nhiều gia đình cho rằng con gái có học nhiều cũng đi lấy chồng, khơng đƣợc nhờ, vì vậy chỉ đầu tƣ học hành cho con trai.
"Nhiều người cho rẳng đầu tư cho con trai, sau này mới được nhờ. Con gái học nhiều cũng đi lấy chồng, nhà chồng nó được nhờ thơi". (PVS, nữ 40 tuổi, công
chức cấp xã).
Ở nhiều nơi vùng sâu, vùng xa, phụ nữ luôn phải lo việc nhà, chăm sóc chồng, con…, phụ nữ khơng có hoặc ít có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ của xã hội, do đó khơng đủ khả năng cũng sự tự tin để tham gia chính trị. Mặt khác, ngƣời dân chƣa nhận thức đƣợc vai trị, khả năng của ngƣời phụ nữ, vì vậy ít ngƣời ủng hộ để phụ nữ có cơ hội học hành, nâng cao trình độ và tham gia chính trị. Đảng, Nhà nƣớc ta cần phải ƣu tiên tổ chức thực hiện tốt chính sách bình đẳng giới đối với các địa bàn cùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cán bộ nữ là đại biểu HĐND cấp huyện
Nhiệm kỳ (2011-2016), 07 huyện, thành phố của tỉnh Tuyên Quang có 256 đại biểu HĐND, trong đó có 86 ngƣời là nữ, chiếm tỷ lệ 33,6%; số đại biểu là ngƣời
dân tộc thiểu số là 144 ngƣời, chiếm tỷ lệ 56,3%. Tỷ lệ nữ đại biểu đƣợc thể hiện cụ thể thông qua bảng số liệu dƣới đây:
Bảng 3.3: Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp huyện của Tuyên Quang, nhiệm kỳ 2011-2016.
STT Đơn vị Tổng số Tỷ lệ nữ (%) Dân tộc thiểu số Tỷ lệ (%) Nữ (%) 1 Huyện Chiêm Hóa 40 40,0 82,5 39,4 2 Huyện Hàm Yên 40 37,5 55,0 40,9 3 Huyện Yên Sơn 42 35,7 35,7 46,7 4 Huyện Sơn Dƣơng 44 34,1 43,2 47,4 5 TP. Tuyên Quang 30 30,0 26,7 62,5 6 Huyện Na Hang 30 30,0 73,3 31,8 7 Huyện Lâm Bình 30 23,3 83,3 32,0
Tổng 256 33,6 56,3 40,3