Các lý thuyết về giới và nữ quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những điều kiện cơ bản đảm bảo sự thăng tiến của phụ nữ trong các cơ quan đảng và chính quyền ở tuyên quang (Trang 51 - 55)

10. Hiện đại (Modernization): Hiện đại hóa, có sự cải tiến về công nghệ

2.2.2. Các lý thuyết về giới và nữ quyền

Các lý thuyết về giới

Trong xã hội, giới luôn là vấn đề mà các tổ chức cũng nhƣ nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Elson và Ruth Pearson [Hoàng Bá Thịnh (2014), tr. 24] cho rằng: “Trong xã hội khơng chỉ giản đơn là một “q trình về sự khác biệt giới, quá trình tạo ra “sự chia tách nhƣng bình đẳng” các vai trò giới trong phụ nữ và nam giới”. Hơn nữa nó là một quá trình về sự phụ thuộc của phụ nữ nhƣ là một giới”. Theo tác giả [Lê Thị Quý (2010), tr.36]vấn đề bất bình đẳng giới với chiều hƣớng phụ nữ ln bị thiệt thịi hiện hữu ở mọi nơi, mọi đất nƣớc. Nó chỉ khác nhau ở chỗ đó là cƣờng độ bất bình đẳng ở mỗi nơi có khác nhau mà thơi. Bất bình đẳng giới hiện hữu trong gia đình, xã hội và thậm chí ngay cả trong kinh thánh (Thiên chúa giáo), kinh Coran (Hồi giáo), Phật giáo (ở Nhật bản).

Theo Simone Beauvoir, "Phụ nữ có thể hồn tồn độc lập về kinh tế, có thể tham gia cơng việc xã hội bên ngồi gia đình, có cơng việc và sự nghiệp riêng nhƣng phụ nữ phải cần chủ động nhận thức về bản thân mình chứ khơng bị động và để ngƣời khác giúp họ có nhận thức về chính mình”. Tuy nhiên, trong cuộc sống, “… Nếu phụ nữ khơng thích cách mà xã hội nhìn nhận về họ thì hãy hành động để thay đổi nhận thức của xã hội”[Nguyễn Thị Vân Hạnh (2014), tr.73]. Trong luận án này, những nữ cán bộ, cơng chức, viên chức có thể bằng sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, vƣợt qua những khó khăn để có thể phấn đấu vƣơn lên để có đƣợc những kết quả cao trong học tập, cơng tác, có thể nắm giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng trong cơ quan, đơn vị. Nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ sẽ thay đổi theo chiều hƣớng đánh giá cao vai trò của phụ nữ khi bản thân phụ nữ chứng minh đƣợc phụ nữ có thể làm đƣợc những cơng việc khơng chỉ dành cho đàn ông.

Wolstonecraft M, Taylor H cho rằng trong xã hội, sự đảm bảo các quyền tự do chính trị, kinh tế của phụ nữ khơng liên quan gì đến sự khác biệt sinh học. Phụ nữ bị

thấp kém chủ yếu là do điều kiện giáo dục yếu kém (bất bình đẳng về các điều kiện, quan hệ văn hóa - xã hội, tiếp cận cơ hội) [Ngơ Thị Tuấn Dung (2012), tr.278]. Nhƣ vậy, có thể nhận thấy rằng sự thăng tiến của phụ nữ cũng khơng phải do giới tính mà do phụ nữ cịn bị bất bình đẳng về các điều kiện (kinh tế gia đình hạn chế, chƣa đƣợc đào tạo để đáp ứng với yêu cầu của vị trí lãnh đạo, cơ hội tiếp cận… Theo tác giả Lê Ngọc Văn, trong gia đình, về phân cơng lao động: “… ngƣời chồng tham gia các hoạt động kinh tế, ngƣời vợ làm công việc nội trợ và nuôi con. Sự phân công này dẫn đến một hệ quả đó là hoạt động của phụ nữ chủ yếu bị giới hạn trong phạm vi gia đình”, [Lê Ngọc Văn (2011), tr.111]. Nhƣ vậy, nhiều phụ nữ đã tự hạn chế việc phát triển vị thế cá nhân trong xã hội.

Địa vị xã hội của một ngƣời và quan hệ của ngƣời đó với những ngƣời khác bị tác động bởi rất nhiều chứ không phải chỉ một nhân tố duy nhất. Bên cạnh giới đó là yếu tố tộc ngƣời, lứa tuổi, nơi cƣ trú, tơn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giai cấp… cũng nhƣ cách mà các nhân tố trên đan xen vào quan hệ giới. Những ngƣời cùng một giới có những nét giống nhau (về mặt xã hội), nhƣng bên cạnh đó, họ có nhiều nét khác nhau do họ thuộc về các tộc ngƣời, lứa tuổi, tơn giáo, trình độ học vấn, giai cấp nghề nghiệp, khu vực sống [Mai Huy Bích (2001), tr.54]. Theo tác giả Nguyễn Hữu Minh, trong gia đình, phụ nữ phải tham gia sản xuất và hoạt động xã hội thì mới tạo đƣợc sự bình đẳng. Tuy nhiên, trên thực tế ở vùng nơng thôn, miền núi, cơ hội bình đẳng này cịn hạn chế hơn vùng khu vực đơ thị, khu cơng nghiệp. Để nâng cao vai trị của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội, Nhà nƣớc cần có chính sách đối với phụ nữ, phải thực hiện đƣợc hai tiêu chí cơ bản, đó là chính trị và kinh tế xã hội [Nguyễn Hữu Minh (2012), tr.19-28].

Qua các lý thuyết trên có thể giải thích một số luận điểm then chốt trong luận án này đó là: Các yếu tố khách quan (lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, không gian cƣ trú, điều kiện gia đình…) có tác động đến sự thăng tiến của phụ nữ. Nếu phụ nữ đƣợc gia đình, xã hội tạo điều kiện thì các yếu tố trên có thể là nhân tố tích cực, thúc đẩy sự thăng tiến. Nhƣng nó cũng có thể là rào cản đối với sự thăng tiến của phụ nữ khi gia đình, xã hội cịn chƣa tạo điều kiện đối với phụ nữ.

Nhà nƣớc phải có chính sách đối với phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hội đƣợc bình đẳng với nam giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự ủng hộ của gia đình (nhất là ngƣời chồng) và xã hội là các điều kiện quan trọng tác động đến sự thăng tiến của phụ nữ. Mặt khác, để có sự thăng tiến bền vững, bản thân ngƣời phụ nữ phải thực sự có tinh thần nỗ lực phấn đấu vƣơn lên trong học tập, lao động, cơng tác thì mới đƣợc cộng đồng, xã hội ghi nhận, đánh giá cao và ủng hộ.

Thuyết nữ quyền và vấn đề thăng tiến của phụ nữ

Lý thuyết nữ quyền mác xít của Virgina Woolf

Nhà nữ quyền Mác xít Virgina Woolf (2009), trong tác phẩm Căn phòng riêng

(A room of One’s Own) đã đƣa ra quan điểm nổi tiếng về các điều kiện đảm bảo cho

sự thăng tiến của phụ nữ trong lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật. Đó là muốn viết văn, ngƣời phụ nữ phải có tiền và căn phịng riêng. Hai điều kiện vật chất này đảm bảo cho sự thăng tiến của phụ nữ trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Thực chất Woolf thông qua hai điều kiện “tiền” và “căn phòng riêng” nhà nữ quyền mác xít Woolf nói đến các điều kiện khác là điều kiện tài chính đảm bảo đủ ăn mà khơng phải lo kiếm miếng ăn hàng ngày, điều kiện ủng hộ của đồng nghiệp, điều kiện gia đình (sự ủng hộ của bố mẹ, chồng…) sẽ đảm bảo cho phụ nữ thăng tiến trong các lĩnh vực hoạt động, kể cả lĩnh vực lãnh đạo, quản lý và chuyên môn nghề nghiệp khác. Đặc biệt, Woolf đã khuyên phụ nữ nên đẻ ít con! Đẻ ít con thì phụ nữ mới có thể dành thời gian cho công việc. Chứng tỏ đây cũng là một điều kiện đảm bảo sự thăng tiến của phụ nữ trong văn học nghệ thuật và cả các lĩnh vực hoạt động khác. Hơn nữa, không bị định kiến của xã hội và nhất là năng lực cá nhân (sự nỗ lực học tập nâng cao trình độ học vấn, chun mơn và nỗ lực hoạt động một cách tích cực, chủ động) cũng là điều kiện để phụ nữ có thể thăng tiến [Lê Ngọc Hùng (2013), tr.70-71].

Lý thuyết về Căn phịng riêng có liên quan mật thiết đối với vấn đề thăng tiến của phụ nữ ở Tuyên Quang. Để thăng tiến, ngƣời phụ nữ cũng cần có một số điều kiện cơ bản, cần thiết, đó là các yếu tố khách quan nhƣ: Chính sách và việc thực thi chính sách bình đẳng giới, thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ; quan niệm, định kiến giới trong cơ quan, cộng đồng ở địa phƣơng; sự ủng hộ của cấp trên, đồng nghiệp

trong cơ quan và phần khơng thể thiếu đó là điều kiện gia đình (kinh tế gia đình, sự ủng hộ của ngƣời thân). Mặt khác, bản thân ngƣời phụ nữ phải thực sự thể hiện có năng lực nhƣ: Trình độ học vấn, chun mơn, lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc; năng lực giải quyết công việc; năng lực lãnh đạo, quản lý; vốn xã hội (sự quen biết, giao tiếp thuận lợi với cấp trên, đối tác…) và nhất là phải thực sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ của cơ quan. Để có đƣợc những điều này là cả quá trình phấn đấu của phụ nữ (trong học tập, cơng tác cũng nhƣ điều hịa các mối quan hệ, sắp xếp cơng việc trong gia đình…).

Thuyết nữ quyền triệt để hoặc cấp tiến (Radical Feminism)

Theo thuyết nữ quyền triệt để hoặc cấp tiến:

Chính hệ thống nam trị chứ không phải ai khác đã áp bức phụ nữ. Đây là một hệ thống mà đặc điểm nổi bật là quyền lực, sự thống trị, tôn ti, thứ bậc và cạnh tranh. Nó khơng thể cải cách mà chỉ có thể và phải đào tận gốc, trốc tận rễ không chỉ các cơ cấu pháp lý và chính trị của chế độ nam trị phải bị lật đổ, mà cả các thiết chế xã hội và văn hóa của nó (đặc biệt là gia đình, nhà thờ và viện hàn lâm) cũng phải thay đổi chuẩn mực. Muốn phụ nữ đƣợc bình đẳng với nam giới, trƣớc hết luật pháp (thiết chế xã hội) phải có những quy định cụ thể về bình đẳng nam nữ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ đó, nhận thức của cộng đồng, văn hóa của cộng đồng, chuẩn mực hành vi của các cá nhân trong cộng đồng đƣợc điều chỉnh để có sự bình đẳng nam nữ trong cuộc sống nói chung, trong cơng tác nói riêng [Mai Huy Bích (2002), tr.6].

Các thuyết nữ quyền đều tựu chung mục đích đó là luận giải về các cơ sở và điều kiện cho quyền bình đẳng của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để phụ nữ đƣợc bình đẳng với nam giới, trƣớc tiên phải có hệ thống chính sách, pháp luật quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ; thực thi các chính sách, pháp luật đó một cách triệt để; tuyên truyền về các chính sách, pháp luật để xã hội nhận thức đƣợc quyền bình đẳng của phụ nữ. Mặt khác, điều kiện gia đình cũng có ảnh hƣởng lớn đến sự thăng tiến của phụ nữ. Nếu ngƣời phụ nữ có gia cảnh tốt, ít phải chăm lo về kinh tế và thời gian cho gia đình sẽ có thể dành nhiều thời gian cho cơng tác hơn. Đặc

biệt, bản thân phụ nữ phải thực sự tự khẳng định mình, đƣợc xã hội ghi nhận thì mới có thể thành cơng trong cơng tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những điều kiện cơ bản đảm bảo sự thăng tiến của phụ nữ trong các cơ quan đảng và chính quyền ở tuyên quang (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)