Nghĩa của Đề ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 43 - 46)

6. Bố cục của luận án

2.2. Khái quát về hệ thống Đề ngữ trong câu tiếngViệt

2.2.3 nghĩa của Đề ngữ

Đề ngữ cùng với Thuyết ngữ cấu thành khn hình chức năng (chức năng thông báo) của câu với tư cách của một thông điệp. Sự lựa chọn Đề ngữ có tầm quan trọng nhất định.

Đối với người nói, Đề ngữ tiêu biểu cho quan điểm của người nói khi diễn đạt điều họ cần thông báo, và một phần nó cũng cần thiết cho cái cách mà thơng báo được thể hiện. Đối với người nghe, Đề ngữ giữ vai trị là một tín hiệu cho người nghe hướng đến cái khả năng liên quan đến một kiểu cấu trúc có thể hình thành, hoặc liên quan đến sự biểu hiện tinh thần của người nói về những gì mà thơng báo có thể bày tỏ, Như vậy, là có vấn đề về việc nên chọn cái gì để làm Đề ngữ của câu. Tồn tại những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự lựa chọn này, trong đó trước hết cần nhắc đến những gì người nghe biết/ khơng biết về tình trạng các dữ kiện được miêu tả, nó là Thơng tin

cũ hay Thông tin mới đối với người nghe.

Trong hội thoại, người nói có thể dùng ngữ điệu để cho thấy Thơng tin mới cũng nằm trong Đề ngữ thay vì nằm trong Thuyết ngữ như thường gặp. Người nói có thể tạo ra sự tương phản, chẳng hạn sự tương phản giữa câu Ấm

nước đang sơi (có Thơng tin mới nằm ở cuối câu) với câu Ấm nước đang sơi

(chứ khơng phải sữa) có Thơng tin mới nằm ở đầu câu.

Trong văn viết, Đề ngữ thường được hiện thực hóa bằng Thơng tin cũ, và Thuyết ngữ được hiện thực hóa bằng Thơng tin mới. Tuy nhiên, có những cách biểu đạt nào đó chỉ ra những trường hợp cụ thể. Có trường hợp câu chỉ

tồn Thơng tin mới, chẳng hạn: “Có hai tư bộ bàn ghế trong phòng học”. Khi Đề ngữ trùng với Thơng tin cũ, nó trở thành một phương tiện của thông tin nền, định hướng người đọc/nghe đến điều đã xảy ra trước đó và điều sắp sửa diễn ra. Khi Thuyết ngữ trùng với Thơng tin mới, nó trở thành một phương tiện của thông tin nền làm nổi bật Thơng tin mới.

Tìm hiểu chức năng của Đề ngữ và Thơng tin mới phải tính đến ngữ cảnh ngôn bản. Đề ngữ chỉ ra mối quan hệ giữa các câu với những đơn vị lớn hơn của ngôn bản, chỉ ra kiểu tương tác được mong đợi cịn Thơng tin mới chỉ ra thơng báo chi tiết mà người nói muốn người nghe quan tâm. Ta xét các ví dụ dưới đây:

(2.4) Chính nó - chiếc má lúm đồng tiền mờ ảo, là thủ phạm làm cho anh

bạn Đôn thân mến của tôi phải ngẩn ngơ bao năm tháng. [48;114]

(2.5) Chiếc má lúm đồng tiền mờ ảo là thủ phạm làm cho anh bạn Đôn thân

mến của tôi phải ngẩn ngơ bao năm tháng.

(2.6) Điều làm cho anh bạn Đôn thân mến của tôi phải ngẩn ngơ bao năm tháng là chiếc má lúm đồng tiền mờ ảo ấy.

Như vậy, không cần phải thay đổi từ quá nhiều, chỉ cần sắp xếp lại các bộ phận trong câu theo những cách khác nhau mà vẫn không thay đổi nội dung sự việc được nói đến trong câu.

Trong các trường hợp trên, ví dụ (2.4) hàm ý sự tin tưởng chung giữa người nói và người nghe rằng: anh bạn Đơn phải ngẩn ngơ vì một điều gì đó và hiện thực hóa cái thực thể đó trong câu ở Đề ngữ, trường hợp (2.5) ám chỉ sự tương phản với một điều gì khác (Chiếc má lúm đồng tiền mờ ảo, chứ khơng phải là cái gì khác). Cịn ví dụ (2.6) giới hạn cái nguyên nhân mà anh bạn Đôn phải ngẩn ngơ bên trong những nguyên nhân khác mà người nghe có thể hình dung được. Tất nhiên, mọi sự phân tích ý nghĩa mà Đề ngữ có thể

đóng góp vào câu đều cần thiết phải được đặt trong ngữ cảnh rộng lớn hơn mỗi câu và trong khơng ít trường hợp sự phân tích đó có thể gồm một số khả năng để lựa chọn. Và tính chất chủ quan của sự phân tích trong những trường hợp này là điều khó tránh.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng ba câu trên cùng hàm chứa một nội dung giống nhau, nhưng chúng khó có thể thay thế cho nhau trong những ngữ cảnh sử dụng khác nhau. Điều đó có nghĩa là sự lựa chọn những cách tạo Đề ngữ khác nhau là có thực và mỗi Đề ngữ có đóng góp một/những ý nghĩa bổ sung nhất định.Ý nghĩa của Đề ngữ - Thuyết ngữ và Thông tin cũ - Thông tin mới khác nhau. Đề ngữ hướng tới người nói “cái mà người nói bàn đến”, cịn Thông tin mới hướng tới người nghe. Như vậy, hai lĩnh vực này tạo ra những kết quả giao tiếp khác nhau. Sự lựa chọn Thơng tin mới có vẻ như mang tính khứ chỉ, tập trung vào những ý nghĩa đã được tích lũy để khai triển trường của một ngôn bản, phát triển ngôn bản dựa trên kinh nghiệm, trong khi sự lựa chọn Đề ngữ dự kiến tính hồi chỉ “bắc giàn” cho ngơn bản về mục đích tu từ của nó. Như vậy, về phương diện nghĩa, Đề ngữ là “cái mà câu bàn đến” và chính cách hiểu đó thực sự là ý nghĩa của Đề ngữ, cái ý nghĩa này là cách thường dùng để nhận biết sự khác nhau giữa các Đề ngữ, chẳng hạn như trong ba ví dụ vừa nêu.

Có thể nói, Đề ngữ cung cấp một bộ khung cho việc lí giải Thuyết ngữ, bổ sung thơng tin cho việc lí giải thơng điệp, tạo điều kiện để xây dựng nên sự nổi bật ngơn bản của một hoặc những yếu tố nào đó, đặt một hoặc tổ hợp yếu tố ở cuối câu, đem đến cho nó vị thế của Thông tin mới (trong những trường hợp khơng đánh dấu); đóng góp cho tính liên tục của chủ đề bằng cách phát triển hoặc loại bỏ một sự giả định được thiết lập trong ngữ cảnh trước; hoạt động như một sự định hướng đối với thông điệp được truyền đạt bởi câu và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)