6. Bố cục của luận án
3.3. ngữ trong một số kiểu câu cụ thể
Trong phần này, luận án sẽ trình bày hai cấu trúc Đề ngữ trong hai kiểu câu cụ thể sau đây trong tiếng Việt: câu hiện hữu và câu đẳng thức. Ví dụ:
(3.21) Có bảy ngày trong một tuần. (Câu hiện hữu khái quát) (3.22) Trong phòng có chuột. (Câu hiện hữu định vị)
(3.23) Việc cô phải làm là viết cho tôi một lá đơn. (Câu đẳng thức)
Luận án sẽ tập trung vào ý nghĩa ngôn bản và ý nghĩa liên nhân của
những trường hợp Đề ngữ cụ thể này để làm sáng tỏ những câu hỏi: Chúng ảnh hưởng đến kết cấu thơng điệp như thế nào? Người nói có mục đích gì khi sử dụng những cấu trúc câu này? Đồng thời làm sáng tỏ ý nghĩa kinh nghiệm
của những cấu trúc này. Trong hai loại cấu trúc Đề ngữ nêu trên, Đề ngữ trong câu hiện hữu xuất hiện phổ biến, còn lại là Đề ngữ trong câu đẳng thức. Các kiểu Đề ngữ này Đề ngữ hóa ý nghĩa liên nhân, đồng nhất một sự qui chiếu cho sẵn bằng cách hủy bỏ hoặc tăng cường một tiền giả định về nó trước đó và Đề ngữ hóa một yếu tố của Thuyết ngữ (với trường hợp câu đẳng thức).Ví dụ:
(3.24) Cái họ còn thiếu là một kế hoạch kinh doanh. (câu đẳng thức) (3.24‟) Một kế hoạch kinh doanh là cái mà họ cịn thiếu. (câu bình thường)
Cách sử dụng mang tính chủ quan của các cấu trúc Đề ngữ này có quan hệ với những ý nghĩa khác nhau. Sự lựa chọn những yếu tố làm Đề ngữ nhấn mạnh sự định hướng chủ quan của những cấu trúc Đề ngữ này.
Về hiệu quả giao tiếp, những cấu tạo khác nhau của những cấu trúc Đề ngữ này như đã trình bày, chúng truyền đạt những ý nghĩa khác nhau đáp ứng những hồn cảnh giao tiếp khác nhau, do đó một số yếu tố đầu câu được ngữ pháp hóa. Sự ngữ pháp hóa này làm giảm sự lựa chọn của người nói, trừ khi có sự lựa chọn lệch chuẩn có mục đích từ phía người nói.
Kết quả nghiên cứu đã đồng nhất những điều kiện ngữ cảnh khái quát của cấu trúc Đề ngữ nói trên: chúng nằm trong những ngơn bản mang tính chủ quan, xác nhận sự hiện hữu của những quy ước mang tính đặc thù về thể loại và cho thấy sự lựa chọn những cấu trúc Đề ngữ này cũng mang tính chủ quan. Nhìn chung ý nghĩa của những cấu trúc Đề ngữ nêu trên xuất phát từ sự bao hàm cách sắp xếp thơng tin. Những cấu trúc Đề ngữ này có thể được nối kết với sự có mặt hay vắng mặt của một tiền giả định về sự hiện hữu hoặc một tập hợp tiền giả định trong ngơn bản mà nếu có mặt sẽ được làm nổi bật.
Câu đẳng thức gộp vai nghĩa và sự quy chiếu của Đề ngữ trong một cách diễn đạt, thể hiện như những hình thức được ước định hóa của yếu tố đóng chức năng Đề ngữ với một tiền giả định của một sự hiện hữu. Đẳng thức Đề ngữ thường đồng nhất một tham thể, hoặc nhấn mạnh một sự việc giả định. Ví dụ:
(3.25) Điều băn khoăn của con cụ, ông Văn Minh là mời luật sư đến chứng
kiến cái chết của ông nội. [52; 118]
Câu hiện hữu được xem là một cấu trúc biểu hiện quan trọng nhất. xuất phát điểm là động từ vị ngữ hiện hữu có không truyền đạt được sự nổi bật
ngôn bản nhưng xây dựng nên tiêu điểm cho Thuyết ngữ. Xuất phát điểm trong câu hiện hữu sáng tạo một khung biểu hiện, đem đến cho Thuyết ngữ một sức nặng cả về mật độ từ ngữ và thông tin.
(3.26) Có tiếng gõ cửa dứt khốt và lịch lãm. [48; 112]
Phần dưới đây khảo sát cấu tạo và chức năng thông báo của các cấu trúc Đề ngữ nêu trên.
3.3.1. Đề ngữ trong câu hiện hữu
Câu hiện hữu trong tiếng Việt là một kiểu câu có cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện riêng. Loại câu này không tập trung vào truyền đạt quan niệm về sự hiện hữu hoặc khơng hiện hữu của cái gì đó mà tập trung vào truyền đạt một sự chỉ dẫn để biểu hiện cái gì đó trong sự kiện. Nếu như câu đảo ngữ trình diễn một sự khai triển sang trái trong câu với một tác động về xúc cảm thì câu hiện hữu trình diễn một sự khai triển sang phải trong câu.
3.3.1.1. Cấu tạo
Cấu trúc Đề ngữ này sẽ được mô tả với mối quan hệ với năm tiêu chí sau: (a) Chức năng Thức của Đề ngữ; (b) sự hiện thực hóa bên trong và bên
ngồi nịng cốt câu; (c) loại câu; (d) cấu tạo của Đề ngữ chủ đề; (e) chức năng chuyển tác của Đề ngữ.
(a) Tiêu chí về chức năng Thức. Câu hiện hữu là loại câu khuyết Chủ
ngữ. Vì vậy, xét về chức năng Thức, Đề ngữ trong câu hiện hữu là động từ vị ngữ hiện hữu có hoặc phụ ngữ chỉ thời gian không gian, địa điểm.
i. Đề ngữ là động từ vị ngữ hiện hữu có - câu hiện hữu khái quát.
Câu hiện hữu khái quát có cấu trúc như sau: động từ vị ngữ Có +Cụm danh
từ (sự hiện hữu). Đề ngữ chỉ sự hiện hữu khái quát được hiện thực hóa bằng
(cụm) từ hiện hữu Có đứng đầu câu. Cụm từ Có mang nghĩa quy chiếu, nói
tới việc hiện hữu hoặc khơng hiện hữu của một hay nhiều vật trong thực tế, trong tư duy của người phát ngôn, sự hiện hữu bao giờ cũng được xác định trong những hồn cảnh khơng gian-thời gian hoặc phạm vi cụ thể. Trong ngôn bản, tính xác định của sự hiện hữu có thể được thể hiện bằng ngôn từ với việc dùng Phụ ngữ chỉ không gian, thời gian, phạm vi… hoặc hồn cảnh phát ngơn cho phép hiểu ngầm. Ví dụ:
(3.27) Có một thời như thế đã qua đi. (3.28) Có tiếng người hét lên. [48; 91] (3.29) Có tiếng trượt chân ngã. [48; 91] (3.30) Có những ngày nóng như mùa hè.
Vị từ Có trong những câu trên khơng có ý nghĩa định vị mà chỉ địi hỏi sự hiện hữu của một vài thực thể và có thể không chứa thông tin về sự định vị của những tham thể. Trong câu hiện hữu, các Phụ ngữ có chức năng định vị cho sự hiện hữu hoặc q trình hiện hữu. Ví dụ:
(3.31) Có hai mươi thành viên đang trực tuyến hiện giờ. (3.32) Có rất nhiều đường trong cà phê sữa kiểu Việt Nam.
Như vậy, Đề ngữ có trong những ví dụ trên đi kèm với những cụm danh từ không xác định hoặc xác định, tiếp đó là các phụ ngữ có tính mở rộng. Do có sự nhấn mạnh trọng âm nên Thuyết ngữ thường mang sức nặng về thơng tin nhiều hơn. Có thể thấy, câu hiện hữu khái quát tuân theo nguyên tắc tiêu điểm cuối, hoặc phối cảnh chức năng câu (Thuyết ngữ nhận được sự nhấn mạnh về ngữ điệu).
Trong câu hiện hữu khái quát, Đề ngữ liên nhân hiếm khi xuất hiện, Đề ngữ ngơn bản thì xuất hiện phổ biến. Ví dụ:
(3.33) Rồi có ai đó phát vào vai rất mạnh. [48; 91]
(3.34) Và có ai đó đã khóc, nước mắt rơi trên vai tôi âm ấm.[48; 91]
ii. Đề ngữ là Phụ ngữ - Câu hiện hữu định vị
Câu hiện hữu định vị thơng báo sự hiện hữu của một điều gì đó đi cùng với sự xác định về thời gian và không gian đứng ở đầu câu. Câu hiện hữu định vị có cấu trúc như sau: Phụ ngữ không gian, thời gian + Vị từ hiện hữu (có,
xuất hiện, hiện ra...) + Cụm danh từ (sự hiện hữu). Do đó Đề ngữ chỉ sự hiện
hữu định vị là một Phụ ngữ chu cảnh chỉ vị khơng gian, thời gian... Ví dụ: (3.35) Trong nhà có khách.
(3.36) Đằng sau lố nhố năm sáu bóng mũ sắt nữa.
(3.37) Đằng xa trong sương mờ đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong vắt qua dịng sơng lạnh.
Đề ngữ chỉ sự hiện hữu định vị thường thấy trong phần mở đầu của những câu chuyện cổ tích, thần thoại. Ví dụ:
(3.38) Ngày xưa, ở một làng nọ, có hai anh em nhà kia… (3.39) Ngày xưa, có hai anh em nhà kia…
(3.40) Xưa có anh nhà giàu…
Như đã đề cập, Đề ngữ trong câu hiện hữu định vị được hiện thực hóa bằng Phụ ngữ khơng gian, Phụ ngữ thời gian. Đề ngữ loại này thường tách biệt với phần còn lại của câu bởi sự ngừng ngắt:
(3.41) Trên đường Lê Lợi, khơng có chiếc xe xích lơ nào. (3.42) Trong ví tiền của tơi, khơng có lấy một xu.
(b) Tiêu chí về sự hiện thực hóa bên trong hay bên ngồi nịng cốt câu. Loại Đề ngữ này nhìn chung được hiện thực hóa bên trong nịng cốt câu.
Ví dụ:
(3.43) Giữa trời có đám mây trắng trông hệt dáng điệu một nhà hiền triết. [48;7] (3.44) Có một chiếc máy bay đang bay qua.
(c) Tiêu chí về loại câu. Cấu trúc hiện hữu xuất hiện chủ yếu trong những câu đơn tường thuật và ở dạng câu chủ động hơn là dạng câu bị động. Ví dụ:
(3.45) Trong góc phịng có đặt một cái tủ rượu. (3.46) Có tiếng chó sủa inh ỏi.
(d) Tiêu chí về cấu tạo của Đề ngữ. Các yếu tố cấu thành Đề ngữ trong câu hiện hữu thường là động từ, các danh từ/cụm danh từ và cụm giới từ .Ví dụ:
(3.47) Buổi sáng có mấy đứa trẻ trong xóm Giếng đi học chữ Nho ở nhà thầy
Miên về. [48; 113]
(3.48) Một ngày mưa bụi đầu xuân, có một đàn vành khuyên bay về và nhặt
sâu trong lá thiên lí. [48; 18]
(e) Tiêu chí về chức năng của Đề ngữ trong cấu trúc chuyển tác.
Trong những kiểu câu này, tác nhân thường ít xuất hiện, Đề ngữ trong câu hiện hữu bao hàm quá trình hiện hữu và các chu cảnh cho thấy những cấu trúc Đề ngữ này đem đến những bức tranh khái quát và những nhìn nhận chủ quan của người nói về hiện thực. Như vậy, trọng tâm hướng đến của những cấu trúc Đề ngữ hiện hữu là làm nổi bật các quá trình và chu cảnh.
(3.50) Trên cửa sổ có bày mấy chậu hoa.
(3.51) Có tiếng bước chân lên thang gác sầm sập.
Đề ngữ chỉ sự hiện hữu định vị ứng với các động từ không chuyển tác. Các động từ không chuyển tác có thể được sử dụng như đứng, nằm, treo, diễn tả các trạng thái vị trí, và một số ít động từ tính chất động diễn tả khái niệm “sự kiện xảy ra” (xuất hiện, xảy ra, hiện ra). Ví dụ:
(3.52) Trên tường treo một chiếc gương.
(3.53) Trên sân khấu xuất hiện sáu thiếu nữ xinh đẹp.
Trong câu hiện hữu định vị, động từ Vị ngữ hiện hữu có có thể lược bỏ đi khi một Phụ ngữ chỉ vị trí hoặc chỉ phương hướng đứng đầu câu, cịn các sự hiện hữu là thơng tin mang tính hiển nhiên và quan trọng. Ví dụ:
(3.54) Trên mặt bàn đặt một lọ hoa.
(3.55) Đứng ở ngoài sân là một người lạ mặt.
Những câu trên trình bày sự ảnh hưởng lẫn nhau của các q trình quan hệ nào đó với chức năng chỉ dẫn một chu cảnh.
3.3.1.2. Chức năng thông báo
Câu hiện hữu khái quát với vị từ hiện hữu có mở đầu một cấu trúc biểu hiện cụ thể, không thiết lập một sự định vị cụ thể đối với người nghe. Lí do
cơ bản là tính liên nhân của câu hiện hữu có khơng tập trung vào truyền đạt
quan niệm về sự hiện hữu hoặc không hiện hữu của cái gì đó mà tập trung vào truyền đạt một sự chỉ dẫn để biểu hiện cái gì đó trong sự kiện. Theo quan niệm này, từ có chuyển tải một cái gì đó vào nhận thức của người nhận. Tính quan yếu chức năng của nó thể hiện ở sự khác biệt của vị từ có. Cụm từ có
khơng chuyển tại nội dung tiêu điểm, nó tác động một sự thay đổi về trọng tâm của sự chú ý, vì vậy có giống như một những từ hồi chỉ có thể nắm bắt sự quy chiếu của chúng từ ngữ cảnh; chúng đề cập trở lại bất cứ điều gì đã được thiết lập khi sự kiện có tính quan yếu hoặc tình huống quy chiếu trong ngữ cảnh trước đó. Kết quả cho thấy câu hiện hữu khái quát thường chứa sự biểu đạt số lượng và đề cập đến mảng thông tin phi hồi chiếu, không cụ thể.
Câu hiện hữu tuân theo nguyên tắc tiêu điểm cuối và phối cảnh chức năng câu (Thông tin cũ đứng trước Thơng tin mới). Để duy trì tiêu điểm cuối, số lượng từ ngữ và thông tin trong Thuyết ngữ của loại câu này có thể lớn gấp nhiều lần so với Đề ngữ. Trong trường hợp của Đề ngữ hiện hữu khái quát thì thơng tin cho q trình hiện hữu khái quát này được đặt ở cuối câu (Thuyết ngữ) và không làm xáo trộn Đề ngữ ngữ, đồng thời cung cấp một khung biểu hiện sự hiện hữu. Tuy nhiên, với trường hợp của Đề ngữ trong câu hiện hữu định vị thì cho dù số lượng từ hiếm khi vượt lên số lượng từ trong Thuyết ngữ nhưng chúng vẫn dài dịng và có sự nhấn mạnh.
Đề ngữ hiện hữu khái quát thực hiện một chức năng nối kết, nói chung truyền đạt một thông tin được xác nhận. Loại Đề ngữ này thao tác như một phương tiện biểu hiện, đảm bảo trật tự thông báo, đồng thời thực hiện một chức năng biểu hiện trong sự kiện ngôn bản và trong Thuyết ngữ, đề cập đến sự hiện hữu (một sự kiện hoặc một tham thể) một cách khứ chiếu để thuyết minh cho số lượng hoặc sự liệt kê ở một đích có sẵn trong ngơn bản. Vì vậy sự hiện hữu được chuyển đến vị trí sau vị từ hiện hữu có, chuyển tải tiêu điểm
cuối câu. Ngồi ra vị từ hiện hữu có là quá trình hiện hữu ảnh hưởng đến sự
biểu đạt một tình huống hoặc một sự kiện như thể nó là một trạng thái hoặc một sự việc.
Câu hiện hữu khái quát cho phép người nói xác định một số lượng hoặc sự liệt kê những thực thể và tình huống với ngữ cảnh trước đó được biểu hiện trong sự kiện ngữ cảnh và trong Thuyết ngữ, vì vậy trở thành tiêu điểm cuối khơng đánh dấu, cho phép người nói tránh được trách nhiệm về sự xác nhận được bàn đến . Cấu trúc Đề ngữ hiê ̣n hữu „có” thường trì hoãn thông tin đến cuối câu khiến quá trình lĩnh hô ̣i thông tin của người nghe/đo ̣c châ ̣m hơn.
3.3.2. Đề ngữ trong câu đẳng thức
Câu đẳng thức được hiểu là một cấu trúc song song ngữ nghĩa, mã hóa một cấu trúc được danh hóa, một cụm danh từ Bị đồng nhất thể mà biểu đạt tính duy nhất với tư cách chủ tố được liên kết với một cụm từ Đồng nhất thể, môt yếu tố được làm nổi bật. Ví dụ:
(3.56) Thể loại phim tơi thích xem nhất là phim hài.
Câu đẳng thức có mối quan hệ hệ thống giữa những yếu tố quan hệ như
cái gì, ai, khi nào, ở đâu, tai sao, như thế nào và các vấn đề/sự việc, thời
điểm, nơi chốn, lí do. Loại câu này bao hàm sự danh hóa của một tập hợp những yếu tố. Ví dụ:
(3.57) Điểm anh ấy thích về hãng xe Nhật là thời gian bảo hành của nó. Động từ trong cấu trúc được danh hóa có thể đi với những hư từ đã, đang, sẽ... Ví dụ:
(3.58) Việc họ đã làm là thu thập bằng chứng. (3.59) Việc họ đang làm là thu thập bằng chứng. (3.60) Việc họ sẽ làm là thu thập bằng chứng.
Một đặc điểm của câu đẳng thức là chúng tuân theo nguyên tắc tiêu điểm cuối. Ngoài ra hầu hết câu đẳng thức có Đề ngữ đa thành phần được mở rộng. Ví dụ:
(3.61) Dĩ nhiên điều làm tôi băn khoăn là vấn đề tiền bạc.
Câu đẳng thức đánh dấu sự chia tách của Đề ngữ Bị đồng nhất thể/ Giá trị và Thuyết ngữ Đồng nhất thể/ Biểu hiện và làm nổi bật trọng tâm yếu tố thông tin mới trong vị trí cuối. Sự nhấn mạnh về ngữ điệu trong câu đẳng thức làm nổi bật đồng thời đặc tính song song của hai yếu tố trong câu đẳng thức với tư cách cấu trúc đồng nhất, vừa bảo đảm sự tương ứng không đánh dấu giữa Đồng nhất thể và Thông tin mới.
3.3.2.1. Cấu tạo
Cấu trúc Đề ngữ này sẽ được mô tả với mối quan hệ với năm tiêu chí sau: (a) Chức năng Thức của Đề ngữ; (b) sự hiện thực hóa bên trong và bên ngồi nịng cốt câu; (c) loại câu; (d) cấu tạo của Đề ngữ chủ đề; (e) chức năng chuyển tác của Đề ngữ.
(a) Tiêu chí về chức năng Thức. Về chức năng Thức, Đề ngữ trong
câu đẳng thức là Chủ ngữ, mật độ từ ngữ đóng chức năng Chủ ngữ trong câu đẳng thức tương đối lớn.
Câu đẳng thức mã hóa sự đồng nhất giữa Đề ngữ và Thuyết ngữ, nhờ
đó thơng điệp được tổ chức thành một cấu trúc đồng nhất đảo hai bộ phận với
hình thức “x bằng y”, vì vậy, trong loại câu đẳng thức cơ bản này, thành phần
Chủ ngữ đứng đầu câu đảm nhận chức năng Đề ngữ, chức năng Bị đồng nhất thể chức năng ngữ nghĩa của một sự tiền giả định và Bổ ngữ Chủ ngữ sẽ thực hiện chức năng Thuyết ngữ, chức năng Đồng nhất thể. Ví dụ:
(3.63) Món tơi thích nhất là gà xé phay. (câu đẳng thức)
(b) Tiêu chí về sự hiện thực hóa bên trong hay bên ngồi nịng cốt câu. Đề ngữ trong câu đẳng thức được hiện thực hóa bên trong nịng cốt câu.