Ngữ đánh dấu và Đề ngữ không đánh dấu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 46)

6. Bố cục của luận án

2.2. Khái quát về hệ thống Đề ngữ trong câu tiếngViệt

2.2.4. ngữ đánh dấu và Đề ngữ không đánh dấu

Như đã thấy, cùng một nội dung sự việc có thể do cách chọn Đề ngữ chủ đề khác nhau mà có thể tạo ra những câu có giá trị diễn đạt có phần khác nhau. Việc chọn Đề ngữ chủ đề vốn có bản chất tâm lí học, trong cách hiểu là có những yếu tố được mong đợi nhiều hơn với tư cách Đề ngữ và có những yếu tố ít được mong đợi trong tư cách một bộ phận như thế. Yếu tố được mong đợi nhiều nhất trong cương vị Đề ngữ thường trùng với Chủ ngữ của câu. Như vậy, việc miêu tả Đề ngữ về phương diện này có thể đặt trong quan hệ với các chức năng cú pháp của câu. Đặt việc xem xét Đề ngữ trong quan hệ với chức năng cú pháp là cơ sở để phân biệt Đề ngữ không đánh dấu và Đề ngữ đánh dấu.

Trong một câu, nếu Đề ngữ chủ đề trùng với Chủ ngữ của câu (sự kết hợp hai trong một), tức là phù hợp với sự chờ đợi, rất thơng thường, thì Đề ngữ đó là khơng đánh dấu; nếu Đề ngữ chủ đề không trùng với Chủ ngữ của câu, tức là ít được chờ đợi, ít thơng thường, thì nó là Đề ngữ đánh dấu. Tùy theo mức độ được chờ đợi, có thể nhận ra Đề ngữ đánh dấu nhiều nhất (the most marked theme), tức là ít được chờ đợi nhất, hoặc Đề ngữ đánh dấu ít nhất (the least marked theme) được chờ đợi nhiều nhất. Theo Halliday [28], [111], một Đề ngữ - Bổ ngữ (theme - complement) như nature trong câu

Nature I love (Thiên nhiên thì tơi u) là một Đề ngữ đánh dấu nhiều nhất.

Trái lại, từ Thiên nhiên trong câu dịch tương đương của tiếng Việt phải được đánh giá là Đề ngữ đánh dấu ít nhất, vì cách nói có Đề ngữ-Bổ ngữ ở đầu câu như vậy là rất thông dụng đối với tiếng Việt, chẳng hạn, Sách này tơi đọc rồi, trong đó Sách này là Đề ngữ.

Dưới đây nói về Đề ngữ không đánh dấu và Đề ngữ đánh dấu trong những câu tiếng Việt có nội dung sự việc giống nhau. Ví dụ:

(2.7) Cối xay tay, từ ngàn đời nay, nặng nề quay, xay nắm thóc. (2.8) Từ ngàn đời nay, cối xay tay, nặng nề quay, xay nắm thóc. (2.9) Nặng nề quay, cối xay tay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc.

Câu (2.7) là câu khẳng định và nó chia được thành hai bộ phận theo quan hệ Đề ngữ - Thuyết ngữ. Trong đó cụm danh từ Cối xay tay làm điểm

xuất phát của câu, chúng đồng thời cũng là Chủ ngữ của câu này, nên chúng là Đề ngữ không đánh dấu.

Câu (2.8) vẫn là câu khẳng định, và nó cũng có cấu trúc Đề ngữ - Thuyết ngữ. Các tiếng Từ ngàn đời nay làm điểm xuất phát, nhưng chúng

không phải là Chủ ngữ mà là Phụ ngữ (trạng ngữ câu) của câu, nên chúng là Đề ngữ đánh dấu.

Câu (2.9) cũng là câu khẳng định, nhưng tại vị trí Đề ngữ là một yếu tố khơng tiêu biểu với chức năng đó, Nặng nề quay khơng phải là Chủ ngữ. Đề ngữ ở câu (2.9) là một cụm động từ, cho nên nó là Đề ngữ đánh dấu (nhiều hơn so với ở câu 2.8).

Thử phân tích Đề ngữ của một câu khẳng định khác như câu (2.10) dưới đây:

(2.10) Tơi khơng thích màu sắc của cái áo này.

Trong (2.10) đại từ nhân xưng Tôi làm Chủ ngữ và trong câu này nó là điểm xuất phát tiêu biểu của câu, vì vậy trong trật tự đó, nó là Đề ngữ khơng đánh dấu.

Từ câu (2.10), tiếng Việt cho phép nói: (2.11) Màu sắc của cái áo này tơi khơng thích.

Trong câu (2.11) yếu tố làm Đề ngữ Màu sắc của cái áo này, về mặt

nghĩa như là được đặt trong sự tương phản với một cái gì đó, chẳng hạn kiểu

may (thì tơi thích). Về mặt chức năng cú pháp của câu, nó là Đề ngữ Bổ ngữ

chứ khơng phải là Chủ ngữ, cho nên nó là Đề ngữ đánh dấu. Tuy nhiên, kiểu câu nói khởi đầu khơng phải bằng Chủ ngữ mà bằng Phụ ngữ hay Khởi ngữ theo quan niệm của các nhà ngữ pháp truyền thống như (2.11) đối với tiếng Việt là hiện tượng rất phổ biến (rất dễ xuất hiện); trên cơ sở đó nó là Đề ngữ đánh dấu ít nhất trong tiếng Việt.

Xét trong quan hệ với nghĩa kinh nghiệm, các Đề ngữ đề nêu trên đều được dùng diễn đạt nghĩa kinh nghiệm, tức là đều thuộc về loại Đề ngữ chủ đề, và chúng được hiện thực hóa bằng các từ ngữ giữ chức năng Chủ ngữ, Phụ ngữ trong cấu trúc cú pháp của câu.

2.2.5. Kiểu cấu tạo của Đề ngữ: Đề ngữ đơn thành phần và Đề ngữ đa thành phần

Phân loại cấu tạo của Đề ngữ thành Đề ngữ đơn thành phần và Đề ngữ đa thành phần là dựa vào việc tổ chức các yếu tố cấu thành nên xuất phát điểm của câu. Đề ngữ có thể được cấu tạo thuần nhất từ một loại Đề ngữ, mà cũng có thể được làm thành từ một vài loại Đề ngữ khác nhau. Đề ngữ được cấu tạo từ một loại Đề ngữ được gọi là Đề ngữ đơn thành phần (simple theme); Đề ngữ được cấu tạo từ hai hoặc ba loại Đề ngữ khác nhau được gọi là Đề ngữ đa thành phần (multiple theme). Đề ngữ đơn thành phần là Đề ngữ chỉ chứa một Đề ngữ, nó có tổ chức đơn giản, dễ nhận biết, đó có thể là một từ như danh từ, động từ, tính từ hoặc là một cụm từ, hoặc là một câu bị bao, có khi gồm vài ba câu bị bao. Dù được cấu tạo như thế nào, một Đề ngữ như vậy vẫn là Đề ngữ đơn thành phần vì tất cả chúng chỉ thuộc về cùng một kiểu nội dung: thuộc kiểu nghĩa biểu hiện của câu. Ví dụ:

(2.12) Bằng cái giọng vừa năn nỉ, vừa nũng nịu, cô nằng nặc xin bằng được

đến nhà thầy học phù đạo. [48; 74]

(2.13) Bó đuốc của ơng Châu và ba bó đuốc của bọn đầy tớ đã cháy to, nổ

lách tách. [48; 71]

(2.14) Rít lên một tiếng ghê gớm, chiếc Mích vịng lại. [48; 37]

Như đã đề cập trong chương 1, mục 1.4.3, Đề ngữ đa thành phần được hiện thực hóa bằng từ hai thành tố trở nên. Đề ngữ đa thành phần bao gồm các tiểu loại như Đề ngữ ngôn bản, Đề ngữ liên nhân, và Đề ngữ chủ đề. Trong trật tự bình thường, Đề ngữ chủ đề đứng sau Đề ngữ liên nhân, Đề ngữ liên nhân đứng sau Đề ngữ ngơn bản. Ví dụ:

(2.15) Nhưng (Đề ngữ ngơn bản) hình như (Đề ngữ liên nhân) sông Đà (Đề ngữ chủ đề) giao việc cho mỗi hòn. [71; 124]

Đề ngữ ngôn bản thể hiện ý nghĩa quan yếu với tình huống: cả trước

và sau ngơn bản và với ngơn cảnh tình huống. Nó bao gồm ba tiểu loại chính:

Đề ngữ nối tiếp, Đề ngữ cấu trúc, Đề ngữ liên kết.

Đề ngữ nối tiếp được hiện thực hóa bằng các hình thức vâng, dạ… Đề

ngữ cấu trúc được hiện thực hóa bằng các hình thức và, nhưng, nhưng mà… Đề ngữ liên kết được hiện thực hóa bằng các hình thức hơn nữa, do đó, vì vậy…Ví dụ:

(2.16) Ơ, mẹ nín đi. (Đề ngữ nối tiếp) [48; 96]

(2.17) Rồi chị bước vội lên mặt đê. (Đề ngữ cấu trúc) [70; 19]

(2.18) Tuy vậy hai chị em vẫn gượng để thức khuya hơn nữa. (Đề ngữ liên

nhân) [38; 18]

Phần Đề ngữ ngôn bản sẽ được đề cập một cách chi tiếp hơn, sâu hơn trong mục 2.3.2.1).

Đề ngữ liên nhân thể hiện ý nghĩa qua đó người nói/ viết tác động vào

người nghe/đọc. Đề ngữ liên nhân có thể gồm: thành phần liên nhân, được hiện thực hóa bằng một Phụ ngữ là có thể, có lẽ…, thành phần phân cực trong câu nghi vấn là có/khơng, đâu có…và thành phần xưng hơ. Ví dụ:

(2.19) Chắc chắn nó đã đánh đập Thương vì ghen bóng ghen gió. (thành

phần liên nhân) [48; 81]

(2.20) Có phải vì yêu Xanh mà anh đã đổi ý kiến không? (thành phần phân

cực) [48; 18]

(2.21) Vân Mai, em đã về đấy à? (thành phần xưng hô) [48; 98]

Đề ngữ chủ đề thường trùng khớp với thành phần kinh nghiệm ở chức

năng biểu hiện; nó có thể trùng khớp với Hành thể, Đích thể...hay chu cảnh. Ví dụ:

(2.22) Lũ con ơng xơ đẩy nhau để xem bức tranh. (Hành thể) (48; 91] (2.23) Cái bàn đã được lau chùi sạch sẽ. (Đích thể)

(2.24) Đêm ấy, trời đầy sao. (Chu cảnh) [48; 47]

Cấu trúc Đề ngữ - Thuyết ngữ đảm nhận một chức năng quan trọng trong giao tiếp. Con người trong giao tiếp thường không biết chắc rằng những người tương tác liệu có chung thái độ về một sự việc nào đó khơng? Trong những tình huống như vậy, một sự lựa chọn Đề ngữ đảm bảo rằng những người trong cuộc tương tác ít nhất có cùng một quan điểm về một chủ đề cho sẵn. Vì vậy, Đề ngữ đóng vai trị quan trọng trong quá trình đánh dấu ý nghĩa, cái mà được hiểu là phương tiện giúp cho ý nghĩa biểu hiện và ý nghĩa liên nhân được thực hiện với tư cách là tin được hiểu ngầm trong sự tương tác giữa người nói và người nghe.

Thơng tin được Đề ngữ hóa trong những loại Thức khác nhau có thể đem đến sự nổi bật về ý nghĩa biểu hiện và ý nghĩa liên nhân. Ví dụ:

(2.25) Anh ấy có lẽ đang đến. (2.26) Có lẽ anh ấy đang đến.

Câu (2.25), (2.26) là câu phỏng đốn dè dặt, có chung một ý nghĩa kinh nghiệm vì cả hai câu thơng báo về một ai đó đang đến, và hai câu này cũng có cùng một ý nghĩa liên nhân, vì cả hai câu này là một sự nhận định mang màu sắc liên nhân bởi sự có mặt của từ Có lẽ. Điều cơ bản ở đây là sự khác biệt có tính ngơn bản: trong câu (2.25), yếu tố ngôn ngữ Anh ấy người mà được nói

đến đảm nhận chức năng Đề ngữ vì vậy Đề ngữ này về cơ bản mang ý nghĩa kinh nghiệm, trong khi câu (2.26) yếu tố liên nhân Có lẽ đảm nhận chức năng Đề ngữ nên Đề ngữ này về cơ bản mang ý nghĩa liên nhân.

Có sự phân biệt giữa cấu trúc cú pháp (trong cách hiểu hẹp của ngữ pháp truyền thống) với cấu trúc Đề ngữ - Thuyết ngữ. Cấu trúc cú pháp hiểu hẹp là cách cấu tạo câu bên trong một hệ thống ngôn ngữ cụ thể, nó có thể có những điểm riêng biệt của hệ thống ngôn ngữ này so với hệ thống ngôn ngữ khác, kể cả khi các ngôn ngữ này cùng thuộc một loại hình cấu trúc. Cấu trúc Đề ngữ - Thuyết ngữ có tính chất phổ qt hơn cho nhiều ngơn ngữ, thường là phổ quát hơn cho các ngơn ngữ thiên về cấu trúc Chủ - Vị. Tóm lại, hai kiểu cấu trúc này có tính chất riêng biệt đủ rõ, việc miêu tả riêng biệt chúng vẫn là hữu ích, vì mỗi kiểu cấu trúc có chức năng riêng của mình. Cấu trúc cú pháp có chức năng tạo câu bên trong hệ thống ngôn ngữ, cho thấy những khả năng tạo câu chung nhất do một hệ thống ngơn ngữ qui định, có thể khơng tính đến tình huống sử dụng, nó mang tính tĩnh tại nhiều hơn. Cấu trúc Đề ngữ - Thuyết ngữ có chức năng tạo câu trong sử dụng, cho phép chấp nhận những biến động do tình huống đem lại, nó mang tính động nhiều hơn, tuy nhiên khó

(chứ khơng phải là không thể) vượt ra ngoài sự khống chế của cấu trúc cú pháp của một ngôn ngữ cụ thể. Những trường hợp cấu trúc Đề ngữ - Thuyết ngữ khơng có cơ sở trong cấu trúc cú pháp đều phải có lí do xác đáng, có mục đích đủ rõ (như cố tình tạo ra một cách diễn đạt khơng bình thường để gây cười), chứ khơng hề tùy tiện.

2.3. Đề ngữ trong dạng chủ động của câu đơn tiếng Việt

Một điều dễ nhận thấy là khi sử dụng câu, người nói thường lựa chọn câu khẳng định hơn là câu phủ định và lựa chọn dạng câu chủ động hơn là dạng câu bị động. Điều này cho thấy người nói / viết tường thuật sự kiện dựa trên cái xảy ra hoặc đang xảy ra hơn là cái không xảy ra, và tập trung vào tác nhân của những quá trình hơn là tập trung vào bị thể của chúng. Đây là mục đích tu từ của dạng câu chủ động, chúng được dùng để tường thuật những thông báo hiện tại, hoặc đòi hỏi một vài hành động tích cực dựa trên thực tại, hoặc kích thích một vài phản ứng từ phía người nghe / đọc.

Luận án thu thập được một số lượng lớn các ngữ liệu từ các tác phẩm văn học và lời nói hàng ngày và nhận thấy: Đề ngữ trong thơ ca thường bị tỉnh lược do đặc trưng thể loại và mục đích tu từ cịn trong tiểu thuyết, truyện ngắn, Đề ngữ thường xuất hiện với những biểu hiện cụ thể rất khác nhau, cung cấp một bộ khung dẫn dắt người đọc trong suốt thực tế được hư cấu. Để khảo sát tần số xuất hiện các loại Đề ngữ, kiểu Đề ngữ trong câu đơn tiếng Việt, luâ ̣n án sẽ dựa vào một khối liệu cụ thể (corpus), đó là toàn bộ 311 câu văn trong truyê ̣n ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tơ Hồi (loại câu nhà văn chọn để sử dụng trong tác phẩm này gần như hầu hết là câu đơn) để thấy được bức tranh về Đề ngữ trong mô ̣t ngôn bản cu ̣ thể.

Bảng 2.1. Các loại Đề ngữ trong tiếng Việt Các loại Đề ngữ Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ví dụ

Đề ngữ đa thành phần 37 11,9 Nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước.

Đề ngữ đơn thành phần

274 88,1 Cả nhà thống lí ăn xong bữa cơm tết cúng

ma.

Đề ngữ không đánh dấu

210 76,6 Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi

hồi.

Đề ngữ đánh dấu 64 23,4 Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và

thổi sáo.

Bảng 2.1, cho thấy Đề ngữ đơn thành phần xuất hiện rất phổ biến (88,1%) so với Đề ngữ đa (11,9%). So với Đề ngữ không đánh dấu (76,6%), Đề ngữ đánh dấu có tần số xuất hiện ít hơn (23,4%), phức tạp hơn về mặt cấu tạo và hạn chế hơn về sự phân bố trong những chu cảnh xác định. Đề ngữ đánh dấu ít được mong đợi so với Đề ngữ khơng đánh dấu vì chúng bị tác động bởi những nhân tố như thể loại ngơn bản hoặc vị trí và ngơn cảnh. Do đó, để xác định những khả năng lựa chọn Đề ngữ phải tính đến sự tác động của “cái đã xảy ra trước đó trong ngơn bản” đến “cái đang diễn ra trong ngôn bản”.

Đề ngữ trong câu tiếng Việt mang tính quan hệ, phản ánh một mối liên kết về một điều gì đó, vì vậy, nó tạo ra một sự định hướng trong ngơn bản, một bộ khung với tiềm năng hồi chiếu và khứ chiếu, bao hàm tính quan yếu của ngữ cảnh trước cũng như của cái theo sau, độc lập với vị thế thông báo hoặc tiêu điểm của chúng. Dưới đây là những nghiên cứu cụ thể về các kiểu Đề ngữ trong tiếng Việt.

2.3.1. Đề ngữ đơn thành phần

2.3.1.1. Đề ngữ không đánh dấu - Cấu tạo và tần số xuất hiện

Khảo sát cho thấy Đề ngữ không đánh dấu trong câu khẳng định xuất hiện phổ biến và ít có những qui tắc mang tính ngơn bản như Đề ngữ đánh dấu. Điều này chứng tỏ trong bất kỳ loại ngôn bản nào, Đề ngữ không đánh dấu (76,6%) được lựa chọn phổ biến hơn Đề ngữ đánh dấu (23,4%). Đề ngữ không đánh dấu thường trùng khớp với Chủ ngữ. Ví dụ:

(2.27)

Anh Hùng chơi Piano rất hay.

Đề ngữ không đánh dấu (Chủ ngữ/Hành thể ) Thuyết ngữ

Đề ngữ không đánh dấu là một kiểu xuất phát điểm phổ biến và được trơng đợi, và nhìn chung nó khơng đảm nhận chức năng biểu hiện Thông tin mới. Đề ngữ không đánh dấu phụ thuộc vào Thức và dạng câu. Chúng tương ứng với thành phần chuyển tác/Thức mở đầu câu với dạng câu chủ động phù hợp với trật tự từ của câu khẳng định.

Đề ngữ khơng đánh dấu có thể được mơ tả và phân tích theo năm tiêu

chí sau: (a) chức năng Thức; (b) sự hiện thực hóa bên trong hay bên ngồi nòng cốt câu; (c) loại câu; (d) cấu tạo của Đề ngữ chủ đề; và (e) chức năng của Đề ngữ trong cấu trúc chuyển tác.

(a) Tiêu chí về chức năng Thức. Chức năng Thức ở đây tương đương

với chức năng cú pháp của ngữ pháp truyền thống. Về chức năng Thức, trong cấu trúc Đề ngữ không đánh dấu, hầu hết Đề ngữ là Chủ ngữ (còn Đề ngữ là Phụ ngữ, Vị ngữ, Bổ ngữ xuất hiện trong cấu trúc Đề ngữ đánh dấu). Điều

này cho thấy sự tự do trong việc Đề ngữ hóa các yếu tố phụ thuộc vào Thức

của thơng điệp. Những câu tường thuật chỉ ra một sự tự do đề hóa lớn nhất.

Sự lựa chọn Đề ngữ bị giới hạn do đặc điểm cấu tạo của những thành phần ngữ pháp mà chúng vốn có gốc là Đề ngữ (chẳng hạn trường hợp những câu cảm thán, nghi vấn, cầu khiến mà luận án sẽ đề cập đến ở phần sau). Theo số liệu thống kê, thì tỉ lệ Chủ ngữ đảm nhận vai trò Đề ngữ tương đối cao (76,6%) (xem bảng 2.1, cột Đề ngữ khơng đánh dấu) điều này có nghĩa là yếu tố “xảy ra” hay “làm gì” thường được đặt vào trung tâm thơng báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)