Ba loại Đề ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 42 - 43)

6. Bố cục của luận án

2.2. Khái quát về hệ thống Đề ngữ trong câu tiếngViệt

2.2.2. Ba loại Đề ngữ

Như đã đề cập trong Chương 1, một câu có thể được ngữ cảnh hóa trong những thuật ngữ ứng với ba phối cảnh siêu chức năng của nó: kinh nghiệm, liên nhân và ngôn bản.

Yếu tố làm Đề ngữ của một câu có thể được hiện thực hóa bằng một tham thể, một chu cảnh (đơi khi có thể là một q trình) và được gọi là Đề ngữ chủ đề. Đề ngữ của một câu có thể là Đề ngữ liên nhân với yếu tố khởi

đầu của câu diễn đạt quan hệ liên nhân (hay là tính liên nhân). Đề ngữ của một câu cũng có thể là Đề ngữ ngơn bản, khi nó là yếu tố đứng đầu câu chỉ

quan hệ nghĩa hoặc quan hệ lôgic của câu chứa nó với câu khác. Ví dụ: (2.2) Mèo là động vật ăn thịt.

(2.2) Chắc chắn mèo là động vật ăn thịt.

(2.3) Vậy thì chắc chắn mèo là động vật ăn thịt.

Trong đó (2.2) Mèo là Đề ngữ chủ đề, nó chỉ cái mà câu nói đến. Chắc

chắn dùng như trong (2.3) là Đề ngữ liên nhân, nêu lên cách người nói đánh

giá cái việc được nói đến trong câu. Vậy thì dùng như trong (2.3) là Đề ngữ ngơn bản, nó chỉ mối quan hệ lơgic của câu này với câu nào đó được nói ra

trước khi nó xuất hiện.

Ba loại Đề ngữ trên nếu mỗi loại xuất hiện một cách đơn độc trong một câu thì Đề ngữ của câu ấy là Đề ngữ đơn thành phần, như Mèo ở (2.1). Trong một câu, nếu đồng thời có mặt hơn một loại Đề ngữ (khơng phải những Đề ngữ khác nhau thuộc cùng một loại) thì Đề ngữ được gọi là Đề ngữ đa thành phần

như Chắc chắn # Mèo ở (2.2) và Vậy thì # chắc chắn # mèo ở câu (2.3). Đề

ngữ đa thành phần có quan hệ với tồn bộ phần cịn lại của câu, tồn bộ phần còn lại này là Thuyết ngữ, như trong các ví dụ (2.1), (2.2), và (2.3) là động vật ăn thịt là Thuyết ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)