Ngữ trong dạng bị động của câu đơn tiếngViệt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 91 - 95)

6. Bố cục của luận án

2.4. ngữ trong dạng bị động của câu đơn tiếngViệt

Sự phân bổ thơng tin trong câu đã giải thích những phương diện ngôn bản của dạng câu chủ động/bị động trong tiếng Việt. Từ quan điểm ngôn bản,

cấu trúc này tạo ra sự lựa chọn đối với những tham thể với tư cách là Đề ngữ khơng đánh dấu và Thơng tin mới. Vì vậy, trong một câu chủ động, sự lựa chọn Đề ngữ sẽ là tác nhân/Chủ ngữ với tư cách là Đề ngữ không đánh dấu và trong câu bị động, Đề ngữ sẽ là Trung gian thể/Chủ ngữ với tư cách là Đề ngữ khơng đánh dấu và tác nhân (nếu có mặt) với tư cách là Thơng tin mới. Vì vậy dạng chủ động/bị động phải được hiểu trong mối quan hệ với chức năng ngôn bản. Tất cả mọi ngơn ngữ đều có phương tiện ngơn bản để biểu hiện câu với tư cách là một thông điệp, ấn định những vị thế ngôn bản khác nhau cho những thành phần khác nhau của câu. Khi khám phá câu từ chức năng thông báo phải nghiên cứu nó với tư cách là một thơng điệp trong ngơn bản, một thơng điệp mà thích nghi với nguồn thơng tin trong ngơn bản.

Về ngữ pháp, câu chủ động và câu bị động khác nhau ở sự tương ứng giữa Chủ ngữ và chủ thể trong trường hợp của câu chủ động và giữa Chủ ngữ và bị thể trong trường hợp của câu bị động. Ví dụ:

(2.109) Mèo cào Lan. (chủ động) (2.110) Lan bị mèo cào. (bị động)

Có thể hiểu, câu bị động bị giáng cấp chủ thể, cụ thể là đưa nó xuống vị trí của cụm giới từ cuối câu và chúng biến Bổ ngữ trong câu chủ động thành Chủ ngữ trong câu bị động.

2.4.1. Cấu tạo

Qua khảo sát, đa số Đề ngữ trong những câu bị động là Đề ngữ không

đánh dấu. Quả thực, sự hiện thực hóa cấu trúc và chức năng của Đề ngữ trong

câu bị động tương ứng với sự hiện thực hóa cấu trúc và chức năng của Đề ngữ không đánh dấu. Đề ngữ trong câu bị động phần lớn là Chủ ngữ và được biểu đạt bằng nhóm danh từ. Ví dụ:

(2.111) Những lời năn nỉ của chị chỉ được ông Cai đáp lại bằng một giọng oai nghiêm. (11:119)

(2.112) Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau dứt từng mảng. [47; 9] Trong câu bị động, vai nghĩa của Đề ngữ thường do các thực thể sau đây đảm nhiệm:

(a) Đích thể

(2.113) Nó bị cảnh sát phạt.

(2.114) Thuyền được người lái đẩy ra xa. (b) Tiếp thể

(2.115) Lan được nhà trường tặng giấy khen. (2.116) Chủ nợ đã được trả tiền.

(c) Lợi thể

(2.117) Em bé được mẹ rửa chân cho. (2.118) Lan được các bạn chép bài hộ.

Khảo sát cho thấy sự khác biệt về Đề ngữ trong câu bị động và câu chủ động. Như đã nêu, Đề ngữ của câu bị động có khuynh hướng khơng đánh dấu so với Đề ngữ của câu chủ động. Điều này cho thấy: dạng câu chủ động biểu hiện sự lựa chọn Đề ngữ tự do hơn da ̣ng bị động . Trong dạng bị động, những câu bao hàm quá trình vật chất xuất hiện nhiều hơn trong câu chủ động.

2.4.2. Chức năng thông báo

Sự lựa chọn Đề ngữ trong câu bị động là sự lựa chọn có lí do, trong trường hợp này, người nói đem đến tính khách quan cho ngôn bản theo nguyên tắc tiêu điểm cuối, với sự tương ứng không đánh dấu giữa Chủ ngữ và Đề ngữ. Với sự lựa chọn này, tính qui chiếu của Đề ngữ được xem là tiêu

điểm hiện thời của ngôn bản, tách biệt với vai trò Hành thể được thể hiện trong Thuyết ngữ, do đó Thuyết ngữ mang sức nặng về thông báo. Trong loại câu này, cái gọi là “tác nhân” được người nói xem là khơng quan trọng, hoặc muốn giấu, hoặc khơng rõ.

(2.119) Nó bị lơi ra ngồi.

(2.120) A Phủ bị bắt sống, trói gơ chân tay lại. [47;10] (2.121) Đồ đạc bị đập phá.

Đề ngữ của câu bị động thao tác như những phương tiện ngơn bản, nhờ đó tạo tính khách quan. Người nói tái hiện những hiện thực khác nhau thơng qua cái bị hiện thực tác động chứ không tập trung vào cái tác động. Nền của những thông điệp bị động được kiến tạo “một cách chủ quan” nghĩa là, người nói giữ nguyên sự kiện, đồng cảm với những tham thể trong sự kiện qua cách biểu hiện ngôn ngữ.

Nghiên cứu cho thấy, trong câu bị động, người nói sử dụng loại câu này với hai mục đích chính: những yếu tố ngơn ngữ chỉ tác nhân nằm ở cuối câu chứ không nằm ở đầu câu, biểu hiện tiêu điểm cuối và sức nặng thông tin trong Thuyết ngữ của câu. Cách dùng câu bị động còn cho thấy sự kiện được miêu tả có một tác động đặc biệt đến người nói hoặc đến chủ thể bị động. Điều này giải thích cho sự xuất hiện phổ biến của những phụ ngữ liên nhân đảm nhận chức năng Đề ngữ trong loại câu bị động này.Ví dụ: ( phần Phụ ngữ liên nhân in đậm)

(2.122) Y như rằng, những lời năn nỉ của nó đã bị từ chối. (2.123) Đúng như dự đoán, anh đã được đề bạt làm giám đốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)