Ngữ-Thuyết ngữ trong ngữ pháp chức năng của Halliday

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 29)

6. Bố cục của luận án

1.4. ngữ-Thuyết ngữ trong ngữ pháp chức năng của Halliday

1.4.1. Dẫn nhập

Ngữ pháp chức năng của Halliday, như ông đã công nhận từ các cơng trình nghiên cứu của mình, tiếp thu trí tuệ của nhiều trường phái ngôn ngữ học, cả trước nó và đang song song tồn tại với nó. Mơ hình ngữ pháp của ơng sử dụng quan điểm của cả các nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia ở châu Á, châu Âu và châu Mĩ như Ferdinand de Saussure (Thụy Sĩ), Mathesius (Tiệp

Khắc cũ), Henry Sweet và Daniel Jones (Anh), Luis Hjelmslev (Đan Mạch), Sydney Lamb và Kenneth Pike (Mĩ), Luo Cheng Pei và Wang Li (Trung Quốc), và, đặc biệt là từ những quan điểm chức năng của người thày trực tiếp của ông là Giáo sư John R. Firth (1890 – 1960) và nhà nhân học nổi tiếng người Anh Brolislaw Malinowski (1884 – 1942) (chi tiết hơn, xin xem Hoàng Văn Vân [76], [78]).

Ngữ pháp chức năng của Halliday là một cấp độ hay một tầng nằm trong một mơ hình tổng thể gồm bốn cấp độ như (a) ngơn cảnh tình huống (context of situation) – cấp độ xã hội, kích thích những sự lựa chọn ý nghĩa trong giao tiếp; (b) ngữ nghĩa (semantics) – cổng đi vào hệ thống ngôn ngữ từ cấp độ ngơn cảnh tình huống bao gồm những sự lựa chọn các ý nghĩa của người nói/viết và người nghe/đọc trong khi giao tiếp; (c) ngữ pháp - từ vựng (lexico-grammar) – nguồn hiện thực hóa các ý nghĩa bằng lời thơng qua việc người nói/viết lựa chọn từ ngữ và các cấu trúc ngữ pháp; và (d) cấp độ âm vị - nguồn tạo âm thanh cho ngôn từ (chi tiết hơn, xin xem Hoàng Văn Vân [86], [124], Matthiessen [116]). Do phạm vi của đề tài giới hạn vào việc nghiên cứu cấu trúc và chức năng thông báo của Đề ngữ trong câu đơn tiếng Việt cho nên trong những mục dưới đây luận án sẽ chỉ tổng quan cấp độ ngữ pháp – từ vựng hay mơ hình ngữ pháp chức năng của Halliday, đi sâu vào kiểm tra chi tiết những quan điểm của ông về Đề ngữ - Thuyết ngữ để lấy đó làm khung lí thuyết nghiên cứu cấu trúc và chức năng của Đề ngữ trong câu đơn tiếng Việt trong những chương tiếp theo.

1.4.2. Mơ hình ngữ pháp chức năng của Halliday

Như đã đề cập, mặc dù tiếp cận ngữ pháp theo chức năng nhưng khác với các mơ hình hay quan điểm ngữ pháp chức năng khác như đã trình bày trong các tiểu mục của Mục 1.3, Halliday [28], [107], coi câu (ông gọi là cú

[clause]) hiện thực hóa ba ý nghĩa hay ba siêu chức năng (metafunctions) của ngôn ngữ: (a) siêu chức năng tư tưởng (ideational metafuntion) bao gồm hai siêu chức năng kinh nghiệm (experiential metafunction) và siêu chức năng lôgic (logical metafunction); (b) siêu chức năng liên nhân (interpersonal metafunction); và (c) siêu chức năng ngôn bản (textual metafunction). Ba siêu chức năng của ngôn ngữ được Halliday [107; 143] định nghĩa như sau:

1. Ngôn ngữ dùng để diến đạt “nội dung”; nghĩa là, kinh nghiệm của người nói về thế giới hiện thực, kể cả thế giới nội tâm về ý thức của riêng anh ta. Chúng ta có thể gọi siêu chức năng này là siêu chức năng tư tưởng ... Trong khi phục vụ siêu chức năng này ngôn ngữ cũng cung cấp cấu trúc cho kinh nghiệm, và giúp xác định các nhìn sự vật của chúng ta, vì vậy nó cần phải có một cố gắng trí tuệ nào đó để xem chúng theo bất kì cách nào khác với cách mà ngôn ngữ của chúng ta cho chúng ta biết.

2. Ngôn ngữ dùng để thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội: để thể hiện các vai diễn xã hội, bao gồm các vai diễn giao tiếp do chính ngơn ngữ tạo ra – ví dụ, các vai diễn của người hỏi và người đáp mà chúng ta đảm nhiệm bằng cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi; và đồng thời cũng để yêu cầu thực hiện những sự việc, thông qua tương tác giữa người này với người kia. Thông qua diêu chức năng này, mà chúng ta có thể là siêu chức năng liên nhân, các nhóm xã hội được phân định, và cá nhân được nhận diện và củng cố, bởi vì bằng việc giúp họ tương tác với những người khác ngôn ngữ cũng dùng để thể hiện và phát triển tính cách của mình.

3. Ngơn ngữ cung cung cấp để tạo các mối nối (liên hệ) với chính nó và với các đặc điểm của tình huống trong đó nó được sử dụng. Chúng ta có thể gọi siêu chức năng này là siêu chức năng ngơn bản, bởi vì nó là cái giúp cho

người nói hay người viết có thể tạo ra „các ngơn bản‟ (texts) hay các đoạn của ngôn bản quan yếu với tình huống; và giúp cho người nghe hay người đọc phân biệt một ngôn bản với các tập hợp câu rời rạc.

Ứng với mỗi kiểu siêu chức năng này có một hoặc một số hệ thống cấu trúc ở cấp độ ngữ pháp – từ vựng hiện thực hóa nó. Theo đó, siêu chức năng kinh nghiệm được hiện thực hóa bằng hệ thống chuyển tác (transitivity system) hay hệ thống các kiểu quá trình (types of process), siêu chức năng lơgic được hiện thực hóa bằng hai hệ thống bành trướng (expansion system) và hệ thống phóng chiếu (projection system), siêu chức năng liên nhân được hiện thực hóa bằng hai hệ thống Thức (mood) và tình thái (modality), và siêu chức năng ngôn bản được hệ thống bằng hai hệ thống Đề ngữ - Thuyết ngữ (Theme-Rheme) và hệ thống tiêu điểm thông tin (information focus).

Các quan điểm trên mặc dù có nhiều hướng nhiều kết quả nghiên cứ u khác nhau nhưng phần lớn các quan điểm có một điểm chung dễ nhận ra , đó là coi Đề ngữ-Thuyết ngữ là cấu trúc cú pháp của câu, loại bỏ cấu trúc Chủ-Vị ra khỏi cấu trúc cú pháp đó , rõ nhất là trong quan điểm của Cao X uân Ha ̣o. Trọng tâm của luận án này được đặt vào việc vận dụng những quan điểm của Halliday vào nghiên cứu cấu tạo và chức năng của Đề ngữ trong câu tiếng Việt, phân biê ̣t rõ ràng phân đoa ̣n Đề ngữ -Thuyết ngữ với phân đoa ̣n cấu trúc của câu, tách Đề ngữ -Thuyết ngữ ra khỏ i Thông tin cũ -Thông tin mới, đồng thời coi Đề ngữ -Thuyết ngữ là mô ̣t thành tố trong thành tớ ngơn bản , vì vậy trong các tiểu mục dưới đây, luận án sẽ tập trung vào trình bày chi tiết hơn mơ hình Đề ngữ - Thuyết ngữ của Halliday.

1.4.3. Mơ hình Đề ngữ - Thuyết ngữ hiểu theo quan điểm của Halliday 1.4.3.1. Quan niệm về Đề ngữ của Halliday

Nếu thực hiện một nghiên cứu sâu rộng về Đề ngữ, người ta có thể thấy rằng khái niệm này được hiểu rất khác nhau. Ngoài tên gọi là Đề ngữ cho khái niệm Theme trong tiếng Anh, các nhà ngữ pháp trên thế giới và ở Việt Nam gọi nó bằng những tên gọi khác nhau như Đối tượng của tư duy (object of

thought), Chủ ngữ tâm lí (psychological subject), cơ sở (basis), hạt nhân

(nucleus), nền (ground), ngơn liệu (dictum), móc treo (hook, peg), thông tin ràng buộc (bound information), tiền giả định (presupposition), nhận định

(assertion), xuất phát điểm (point of departure), vị trí ngoại vị (extraposition),

thành phần phát ngôn sau tư duy (after thought), v.v. (chi tiết hơn về những

khái niệm này xin xem Cao Xuân Hạo [29], Halliday [107], Hoàng Văn Vân [86], [89]. Những cách gọi tên này, kết hợp với những cách gọi tên đã đề cập trong Mục 1 của phần MỞ ĐẦU cho thấy sự phức tạp trong nghiên cứu về Đề ngữ. Những cơng trình nghiên cứu của Halliday nhằm mục đích làm rõ hơn khái niệm này trong một khung lí thuyết ngữ pháp được cho là tồn diện, nhất quán và giàu cơng cụ phân tích ngữ pháp nhất hiện nay (Fries, [100]) – lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống.

Trong các cơng trình nghiên cứu của mình từ đầu những năm 1960, Halliday [28], [111], nhất quán coi câu được tổ chức theo nguyên tắc đa chức năng (xem thêm Hoàng Văn Vân [84]), trong đó cấu trúc Đề ngữ - Thuyết ngữ thuộc bình diện ngơn bản với tư cách một thông điệp. Theo Halliday, trong bức thơng điệp đó, Đề ngữ là cái mà người nói chọn làm điểm xuất phát, là phương tiện triển khai câu [28], [111] (xin xem thêm [89] và [100]). Trong mơ hình ngữ pháp chức năng của mình, Halliday cho rằng tất cả những yếu tố của cả ba siêu chức năng đều có thể làm Đề ngữ và đều có thể góp phần vào việc tạo dựng kết cấu Đề ngữ - Thuyết ngữ. Trong tồn bộ q trình phát triển lí thuyết chức năng hệ thống của mình từ cuối những năm 1950 đến nay, Halliday nhất quán coi câu là sản phẩm của ba quá trình biểu diễn nghĩa diễn ra đồng thời. Nó vừa là một sự biểu hiện của kinh nghiệm, vừa là một sự trao đổi có tính chất tác động lẫn nhau, vừa là một thông điệp và ba sợi nghĩa này được hòa quyện cùng nhau trong câu tạo thành một phức thể thống nhất,

làm cơ sở cho cách tổ chức nghĩa của tất cả các ngôn ngữ của nhân loại (chi tiết hơn, xin xem Halliday [28], [111]).

Trong quan niệm của mình, Halliday phân biệt rõ sự phân đoạn Đề ngữ - Thuyết ngữ với sự phân đoạn cấu trúc hình thức của câu, tách quan hệ Đề ngữ - Thuyết ngữ ra khỏi quan hệ Thông tin cũ - Thông tin mới (mà ơng cho rằng nó thuộc bình diện âm vị học nhiều hơn bình diện ngữ pháp – từ vựng). Theo Halliday [28], [111], quan hệ Đề ngữ - Thuyết ngữ là quan hệ trật tự tuyến tính, phản ánh yếu tố lơgic và yếu tố kinh nghiệm trong việc tổ chức lời nói của người nói, và vì vậy nó khơng phải là quan hệ cấu trúc cú pháp. Cấu trúc Đề ngữ - Thuyết ngữ là cấu trúc thông báo của câu (cấu trúc của câu xét như một thơng điệp). Nó là một hiện tượng phổ qt có mặt trong mọi ngơn ngữ. Nó là cách tổ chức ý thơng qua việc phân đoạn câu thành những bộ phận thực hiện chức năng nào đó trong q trình giao tiếp nói chung. Việc sắp xếp các bộ phận ý trong câu cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá sự việc nói trong câu của người nói. Trong một câu, nếu được chia thành hai phần thì Đề ngữ bao giờ cũng đứng trước Thuyết ngữ; nó có thể trùng với Chủ ngữ (Subject), Bổ ngữ (Complement), Phụ ngữ (Adjunct) ở bình diện Thức, và tương tự nó có thể trùng với chức năng như Hành thể / Cảm thể / Ứng thể / Phát ngơn thể / Đương thể) / Đích thể / Lợi thể / chu cảnh, v.v. ở bình diện chuyển tác. Trong trật tự bình thường, Đề ngữ đứng trước Thuyết ngữ và trùng với Thông tin cũ và Thơng tin mới. Tuy nhiên, trong giao tiếp, có những thành phần làm Đề ngữ nhưng lại là Thông tin cũ; và tương tự, có những thành phần câu là Thuyết ngữ nhưng lại không phải là Thông tin mới (chi tiết hơn, xin xem Halliday [28], [107], [109, [111]; Halliday & Matthiessen [112], Matthiessen [116]; Hoàng Văn Vân [86], [87], [88], [91], [82]).

1.4.3.2. Tiêu chí nhận diện Đề ngữ và các kiểu Đề ngữ trong câu

Cao Xuân Hạo [29] dựa vào thực tế của tiếng Việt đưa ra tiêu chí nhận diện Đề ngữ bằng hai tiểu từ thì và là. Các nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng

Nhật, dựa vào thực tế của tiếng Nhật cho rằng Đề ngữ trong câu tiếng Nhật được nhận diện bằng tiểu từ -wa. Halliday [86], [111] dường như không dựa vào tiêu chí tiểu từ. Trái lại, trong mơ hình ngữ pháp chức năng của mình ơng dựa vào hai bình diện khác của câu: bình diện kinh nghiệm (được hiện thực hóa bằng cấu trúc tham thể + quá trình + chu cảnh) và bình diện liên nhân (được hiện thực hóa bằng cấu trúc Chủ ngữ (Subject) + Vị ngữ (Predicator) + Bổ ngữ (Complement) + Phụ ngữ (Adjunct) và để (a) nhận diện Đề ngữ và xác định vị trí của Đề ngữ, (b) xác lập đường ranh giới giữa Đề ngữ và Thuyết ngữ, (c) phân loại các kiểu Đề ngữ, và (d) xác định Đề ngữ đánh dấu và đánh dấu trong câu (chi tiết hơn, xin xem bộ các tiêu chí do luận án đề xuất để miêu tả cấu trúc và chức năng của Đề ngữ và các kiểu Đề ngữ trong câu đơn tiếng Việt trong hai chương 2 và 3). Những nội dung này sẽ được trình bày cụ thể dưới đây.

(a) Nhận diện và xác định vị trí của Đề ngữ trong câu. Halliday cho

rằng trong nhiều ngôn ngữ Đề ngữ thường đứng trước và Thuyết ngữ thường đứng sau và Đề ngữ bắt đầu và kết thúc ở thành phần trong chức năng kinh nghiệm. Theo đó, trong câu He’s gone. (Anh ấy đi rồi.) thì He (Anh ấy) với

chức năng Hành thể (Actor) trong cấu trúc kinh nghiệm là Đề ngữ và phần còn lại là Thuyết ngữ; trong Money he has, but love he has not. (Tiền thì hắn có, nhưng tình thì hắn khơng.) thì Tiền (Money) và love (tình) với chức năng Thuộc tính (Attribute) trong cấu trúc kinh nghiệm là Đề ngữ và hai phần còn lại của hai câu là Thuyết ngữ; và trong Yesterday, I went to school (Hơm qua, tơi đi học.) thì Yesterday (Hơm qua) với chức năng Chu cảnh chỉ thời gian

(Circumstance of time) trong cấu trúc kinh nghiệm là Đề ngữ và phần còn lại là Thuyết ngữ.

(b) Xác lập đƣờng ranh giới giữa Đề ngữ và thuyết ngữ trong câu.

Halliday cho rằng trong ba cấu trúc của câu: cấu trúc kinh nghiệm, cấu trúc Thức và cấu trúc Đề ngữ - Thuyết ngữ, thì cấu trúc kinh nghiệm được phân tích theo các thành phần (particles) ra thành các chức năng cụ thể như tham thể, quá trình, chu cảnh, cấu trúc Thức được có thể được phân tích tốt nhất theo ngơn điệu (prosody) nhưng để tiện quan sát nó thường được phân tích ra thành các thành phần: thành phần Chủ ngữ (Subject), Vị ngữ (Predicator), Bổ ngữ (Complement), Phụ ngữ (Adjunct) và cấu trúc Đề ngữ - Thuyết ngữ có thể được phân tích tốt nhất theo làm sóng (wave), tuy nhiên, cũng để tiện quan sát cấu trúc này cũng được phân tích ra thành các thành phần : thành phần Đề ngữ và Thuyết ngữ . Halliday cho rằng trong câu Đề ngữ có thể bắt đầu bằng bất kì thành phần nào, nhưng nó kết thúc ở một thành phần có chức năng kinh nghiệm; nghĩa là, nếu tham thể đóng chức năng Đề ngữ thì thành phần Đề ngữ kết thúc ở chức năng đó (ví dụ, trong The boy hit the dog in the garden. [Thằng bé đánh con chó ở ngồi vườn.] thì The boy [thằng bé] là Đề

ngữ và thành phần Đề ngữ kết thúc ở The boy [thằng bé], trong The dog was hit by the boy in the garden. [Con chó bị thằng bé đánh ở ngồi vườn.] thì The dog [Con chó] là Đề ngữ và thành phần Đề ngữ kết thúc ở The dog [Con chó],

và trong In the garden, the boy hit the dog. (Ở trong vườn, thằng bé đánh con chó.] thì In the garden [Ở trong vườn] là Đề ngữ và thành phần Đề ngữ kết

thúc ở In the garden [Ở trong vườn].

(c) Phân loại các kiểu Đề ngữ trong câu. Halliday [28], [111], Halliday

& Matthiessen [115] cho rằng Đề ngữ có thể được phân ra thành Đề ngữ đơn thành phần (single Theme) và Đề ngữ đa thành phần (multiple Theme). Đề ngữ được cho là Đề ngữ đơn thành phần khi chính thành phần đóng chức năng Đề

ngữ được thể hiện chỉ bằng một thành phần trong cấu trúc kinh nghiệm như đã trình bày trong (b) ở trên. Ngược lại, Đề ngữ được cho là Đề ngữ đa thành phần khi cấu trúc nội tại của nó được mở rộng ra khỏi phạm vi của thành phần có chức năng trong cấu trúc kinh nghiệm sang các thành phần khơng có chức năng trong cấu trúc kinh nghiệm (các thành phần mà các nhà ngữ pháp truyền thống và các nhà ngữ pháp phi chức năng hệ thống cho là nằm ngồi nịng cốt của câu (xin xem thêm [11], [16], [17], [29], [30], [31], [32], [44], [51]). Từ đây, Halliday phân Đề ngữ tiếp ra thành Đề ngữ chủ đề (topical theme), Đề ngữ liên nhân (Interpersonal Theme) và Đề ngữ ngôn bản (textual Theme). Đề ngữ chủ đề là Đề ngữ trùng với một thành phần trong cấu trúc kinh nghiệm (tham thể, quá trình hoặc chu cảnh) như đã được phân tích trong các ví dụ ở (a). Đề ngữ liên nhân thể hiện thành phần liên nhân mà với nó người nói hay người viết tác động vào người nghe hay người đọc. Một Đề ngữ liên nhân có thể chứa đựng (i) một Đề ngữ tình thái bao gồm một Phụ ngữ tình thái (modal adjunct), (ii) thành các phần phân cực có/khơng (yes/no) trong câu nghi vấn, và (iii) thành phân hô ứng như này cậu, v.v. Đề ngữ ngôn bản là Đề ngữ thể hiện ý nghĩa

quan yếu với ngôn cảnh (context) bao gồm cả ngôn cảnh của văn bản (context of text) và ngơn cảnh của tình huống [context of situation]). Nó có thể có cấu trúc của cả ba thành phần có chức năng trong cấu trúc ngôn bản của câu như (i) thành phần nối tiếp phần ngơn bản trước đó như ừ, vâng, dạ, khơng, (ii) thành

phần có chức năng kết nối với phần ngơn bản trước đó như và, nhưng, và (iii)

thành phần liên kết như do vậy, do đó, tuy nhiên.

(d) Xác định Đề ngữ đánh dấu và Đề ngữ không đánh dấu trong câu. Theo Longman Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics (Từ điển Longman về dạy ngôn ngữ và ngôn ngữ học ứng dụng)

[120], cặp khái niệm “không đánh dấu” (unmarkedness) và “đánh dấu” (markedness) là một “lí thuyết cho rằng tất cả các ngơn ngữ trên thế giới đều

có các thành phần ngơn ngữ nào đó cơ bản hơn, tự nhiên hơn, và thường xuyên hơn (không đánh dấu) các thành phần ngôn ngữ kia mà được gọi là “đánh dấu” [120; 220]. Trong mơ hình Đề ngữ - Thuyết ngữ của mình, Halliday [28], [111] dường như khơng hồn tồn đi theo quan điểm này. Trái lại, bên cạnh việc sử dụng các tiêu chí như “cơ bản hơn”, “tự nhiên hơn” và “thường xun hơn”, ơng cịn sử dụng sức mạnh giải thích nằm ngay trong mơ hình lí thuyết chức năng hệ thống của mình để xác định thành phần nào là

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)