Ngữ trong câu nghi vấn dùng phó từ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 98)

6. Bố cục của luận án

2.5. Đề ngữ trong quan hệ với Thức của câu

2.5.1.4. ngữ trong câu nghi vấn dùng phó từ

Giống như những câu nghi vấn chứa đại từ nghi vấn, cần lưu ý đến câu nghi vấn dùng phó từ, chẳng hạn như: có....khơng, đã...chưa... thơng tin cần biết trong những trường hợp này có tính phân cực của sự khẳng định/ phủ định. Có thể hiểu một câu nghi vấn kiểu như Anh ấy đã đi chưa? là người nói muốn người nghe làm sáng tỏ hơn một trong hai khả năng là đúng Anh ấy đã đi/ chưa đi.

Thứ nhất, đối với những câu nghi vấn mà các cặp phó từ làm thành khn có

.....khơng, đã.......chưa (ví dụ: có, đã đứng giữa câu và khơng, chưa đứng cuối

câu) thì thực từ đứng trước có, đã đảm nhận chức năng Đề ngữ. Ví dụ: (Đề

ngữ in đậm, phó từ gạch dưới)

(2.141) Chú có bật lửa khơng? (2.142) Anh có đi xem phim khơng?

(2.143) Con đã học bài chưa?

Chú trong (2.141), Cậu trong (2.142) và Con trong (2.143) là những thành

phần bộ phận của các thông điệp trên, chúng được chọn làm xuất phát điểm, tức là Đề ngữ của câu. Từ xuất phát điểm đó mà câu nghi vấn được triển khai, trong đó có sử dụng các cặp phó từ nghi vấn.

Trường hợp thứ hai là các câu nghi vấn có các phó từ đứng cuối. Nếu các phó từ trong kiểu câu này nếu đứng ở cuối câu thì cấu trúc Đề ngữ - Thuyết ngữ giống với câu khẳng định. Ví dụ: (Đề ngữ in đậm, phó từ gạch dưới)

(2.144) Cô bé thật đáng yêu phải không? (2.145) Chị ấy là người yêu anh có phải khơng?

Trường hợp thứ ba là những câu nghi vấn có các cặp phó từ nghi vấn. Với những phó từ nghi vấn với khn có... khơng, đã bao giờ...chưa, nếu có,

đã bao giờ đứng đầu câu, khơng, chưa đứng cuối câu thì phó từ cùng thực từ

đứng sau chúng sẽ giữ chức năng Đề ngữ và phó từ đứng đầu và đứng trước Vị ngữ là Đề ngữ liên nhân của cả câu vì nó là yếu tố liên nhân tạo ý nghi vấn cho câu. Ví dụ:

(2.146) Có đi khơng? (Đề ngữ liên nhân)

Như vậy, có thể thấy, trong các kiểu câu nghi vấn tiếng Việt, Đề ngữ vẫn là Đề ngữ trong câu khẳng định.

2.5.2. Đề ngữ trong câu cầu khiến

Khi thực hiện một câu cầu khiến, người nói có thể sử dụng những phương tiện khác nhau để tạo nên ý cầu khiến. Do đó việc phân tích cấu trúc Đề ngữ-Thuyết ngữ trong câu cầu khiến không phải là điều đơn giản. Đề ngữ trong câu cầu khiến tiếng Việt xét ở mặt hình thức diễn đạt có thể kể đến hai loại sau: Đề ngữ trong câu cầu khiến dùng những từ chuyên dụng hãy, đừng, chớ, không được và Đề ngữ trong câu cầu khiến không dùng những từ chuyên

dụng hãy, đừng, chớ, không được.

2.5.2.1. Đề ngữ trong câu cầu khiến dùng những từ chuyên dụng hãy, đừng, chớ, không được đừng, chớ, không được

Thức cầu khiến hiện thực hoá Đề ngữ bằng Vị ngữ với hai loại: khẳng định (có từ chuyên dụng hãy đứng trước Vị ngữ) và phủ định (có các từ

chuyên dụng đừng, chớ, không đứng trước Vị ngữ). Do đó, các từ chuyên

dụng này giữ chức năng Đề ngữ liên nhân, động từ tiếp theo sau là Đề ngữ chủ đề. Hai loại Đề ngữ kết hợp với nhau thành Đề ngữ đa thành phần. Ví dụ: (2.148) Hãy chụp đi! (Đề ngữ liên nhân + Đề ngữ chủ đề)

(2.149) Hãy cẩn thận nào! (Đề ngữ liên nhân + Đề ngữ chủ đề) (2.150) Hãy ngồi xuống đã! (Đề ngữ liên nhân + Đề ngữ chủ đề) (2.151) Đừng chụp nữa! (Đề ngữ liên nhân + Đề ngữ chủ đề)

(2.152) Đừng dừng lại như thế! (Đề ngữ liên nhân + Đề ngữ chủ đề) (2.153) Chớ có nói thế! (Đề ngữ liên nhân + Đề ngữ chủ đề)

2.5.2.2. Đề ngữ trong câu cầu khiến không dùng những từ chuyên dụng

hãy, đừng, chớ, không được

Mệnh lệnh thức trong câu cầu khiến được cấu tạo bằng các động từ nêu nội dung lệnh nên yếu tố đầu tiên trong loại câu này thường là một quá trình, quá trình này có chức năng chuyển tác và được xem như một Đề ngữ chủ đề trong câu. Ví dụ:

(2.155) Câm miệng lại. (2.156) Chạy đi!

Câu cầu khiến tiếng Việt thường xuất hiện những ngôn bản với ý nghĩa nhắc nhở, gợi ý, khuyên bảo, cảnh báo và hướng dẫn. Ví dụ:

(2.157) Tuân thủ lời dặn của bác sỹ.

(2.158) Báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn. (2.159) Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

(2.160) Hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần thêm thông tin.

Với những trường hợp trên ta có thể hiểu lí do tại sao các Vị ngữ lại đóng chức năng Đề ngữ không đánh dấu trong câu cầu khiến vì trong câu cầu khiến, tiêu điểm của chúng tập trung vào “sự thực hiện” chứ không tập trung vào là người đang thực hiện vì vậy có thể thấy Vị ngữ có Đề ngữ tính trong câu.

Những câu có yếu tố chuyên dụng hãy, đừng, hoặc chớ đứng trước

động từ nhưng lại đứng sau một danh từ, đại từ có chức năng làm Chủ ngữ cho câu thì Đề ngữ là những danh từ, đại từ.

(2.161) Thầy u đừng đem bán con. [70; 110] (2.162) Các ông đừng bỉ mặt nhau. [70; 121]

Người thực hiện hành động là người nghe, nên khi người nói dùng Đề ngữ trong câu câu cầu khiến nhằm mục đích thu hẹp đối tượng thực hiện hoặc có thể khiến cho một mệnh lệnh được nhấn mạnh hơn, thậm chí gây gổ răn đe, hoặc giảm bớt sự khiếm nhã. Ví dụ:

(2.163) Mày liệu mà giữ mồm giữ miệng. (2.164) Cậu đừng nói với tơi kiểu ấy. (2.165) Các em trật tự.

Nếu những câu có phụ từ cầu khiến: đi, thơi, nào... đứng sau động từ

thì những phụ từ này có tác dụng tạo ý cầu khiến và mang sắc thái ý nghĩa thân hữu. Chúng thường đứng cuối câu, do đó việc phân tích Đề ngữ sẽ khơng ảnh hưởng đến chúng. Vì vậy, Đề ngữ trong những câu này cũng giống như trong những câu khẳng định. Ví dụ:

(2.166) Anh cứ trả lời thế đi! (2.167) Tỉu ở nhà nhé! [70; 113]

2.5.3. Đề ngữ trong câu cảm thán

Khi nhắc đến Thức của động từ người ta cho rằng chỉ có Thức chỉ định trong câu khẳng định, Thức chỉ định trong câu nghi vấn, Thức cầu khiến trong câu cầu khiến mà khơng có Thức cho câu cảm thán. Theo Halliday [111;42] trong mối quan hệ với tiếng Anh, khi một câu chia được thành hai phần thì câu đó có cấu trúc Đề ngữ - Thuyết ngữ. Câu cảm thán có đầy đủ phẩm chất đó, cho nên vẫn có thể xem xét đến cấu trúc Đề ngữ của câu cảm thán như những loại câu khác.

Mục đích cơ bản của câu cảm thán là bộc lộ trực tiếp cảm xúc, cảm giác của người nói trước một sự tác động hoặc kích thích nào đó từ trong hiện thực hoặc trong ngơn bản: vui mừng, buồn tủi, giận hờn, lo lắng, khiếp sợ...

Có nhiều phương tiện hình thức khác nhau để đánh dấu các loại câu cảm thán trong tiếng Việt và chúng tôi cũng dựa vào đó để xem xét cấu tạo Đề ngữ trong câu.

2.5.3.1 Đề ngữ trong câu cảm thán dùng thán từ

Những thán từ tham gia vào việc tạo Đề ngữ cho câu là những thán từ đứng làm phần cảm thán trong câu (biệt lập với cấu trúc cú pháp của câu đứng sau). Tiếp theo sau là phần nêu lên vật, việc, hiện tượng là nguyên nhân gây nên cảm xúc. Trong trường hợp này thì những thán từ đó đóng vai trị làm Đề ngữ cho câu và chúng là những Đề ngữ liên nhân. Chú ý rằng, yếu tố liên nhân ở đây là yếu tố liên nhân của hành động nói chứ khơng phải liên nhân của phát ngơn. Ví dụ:

(2.168) Ối giời ơi, đừng làm to chuyện ! [48; 114]

Những thán từ, thán ngữ như ối giời ôi, ôi, gớm, chao ôi… là những Đề ngữ của câu cảm thán, chúng thể hiện những cảm xúc, tình cảm của người nói đối với nội dung sự việc nêu ở phần đi sau. Nhưng câu cảm thán có Đề ngữ liên nhân như thế này có rất nhiều trong cách nói của người Việt. Chúng tạo thành một kiểu câu rất đặc trưng mà khi đi sâu vào chúng ta có thể khám phá ra rất nhiều điều lí thú.

2.5.3.2. Đề ngữ trong câu cảm thán dùng tiểu từ thay

Trong câu cảm thán dùng tiểu từ thay thì tiểu từ thay thường có động từ, tính từ chỉ nội dung cảm xúc đứng trước và sau nó là danh từ/cụm danh từ chỉ đối tượng tạo nên cảm xúc. Trong những câu như thế này thì Đề ngữ là phần bắt đầu từ đầu câu cho đến hết thay. Nói cách khác, Đề ngữ trong câu

cảm thán dùng thán từ thay là phần có chứa từ thay cộng với những cái đứng

trước nó (có thể là động từ, tính từ). Chúng là Đề ngữ liên nhân của câu. Ví dụ: (Đề ngữ in đậm, từ chuyên dụng gạch dưới)

(2.169) Đau đớn thay phận đàn bà! [Nguyễn Du]

2.5.3.3. Đề ngữ trong câu cảm thán dùng các phụ từ cảm thán

Trong các câu cảm thán dùng các phụ từ cảm thán: lạ, thật (đấy), quá, ghê... nếu những phụ từ này đứng cuối câu thì Đề ngữ của loại câu này cũng

giống như Đề ngữ trong câu khẳng định (Đề ngữ chủ đề). Nghĩa là Đề ngữ là bất cứ cái gì đó đứng ở vị trí đầu trong câu. Ví dụ: (Đề ngữ in đậm, phụ từ cảm thán gạch dưới)

(2.170) Anh ấy hát hay thế!

(2.171) Anh Tiến đóng đồ đẹp thật đấy!

Những phụ từ trong các câu trên mặc dù tạo nên ý cảm thán cho câu nhưng chúng không tham gia vào việc cấu tạo nên Đề ngữ. Chúng là những Thuyết ngữ liên nhân.

Một số cấu trúc mang tính biểu thức gián đoạn như: Sao mà ... thế, Sao

mà…không biết, Rõ là... quá..., trong đó Sao mà, Rõ là làm thành Đề ngữ liên

nhân của câu. Ví dụ: (Đề ngữ in đậm, phụ từ cảm thán gạch dưới) (2.172) Rõ là lẩn thẩn quá!

(2.173) Sao mà vui thế!

2.6. Sự nổi bật mang tính kinh nghiệm của Đề ngữ

Đề ngữ là một lĩnh vực chức năng xuất phát từ tính quan yếu chức năng, từ sự tuyến tính của ngơn ngữ.

(a) Đề ngữ tạo ra một sự định hƣớng trong ngôn ngữ. Sự lựa chọn

Đề ngữ đem đến sự định hướng cho cái tiếp theo trong ngữ cảnh. Sự lựa chọn Đề ngữ mang tính quan yếu. Tính chất khứ chiếu và hồi chiếu của Đề ngữ giúp ngơn bản có sự mạch lạc và phù hợp. Tính quan yếu của Đề ngữ hàm

chứa chức năng nội tại mà có thể được luận ra trong mối liên hệ với bậc trên nó - hệ thống ngơn ngữ và bậc dưới nó, và trong cùng một cấp độ. Vì vậy, ở cùng cấp độ (ngữ nghĩa), Đề ngữ chỉ ra một mối liên hệ đồng bộ với Thuyết ngữ và Thông tin cũ - Thông tin mới.

Bảng 2.17. Đề ngữ, Chủ đề, Thông tin cũ - Thông tin mới

Lĩnh vực Đơn vị Chức năng

Chủ đề Ngôn bản "Các mà ngơn bản nói đến"

Thơng tin cũ - Thơng tin mới

Ngữ điệu Biểu hiện điều gì đó với tư cách là "Thơng tin mới "

Đề ngữ

Câu Thao tác như

một sự định hướng

Bậc trên Liên quan đến phương thức phát triển và thể loại ngôn bản.

Cùng cấp độ Quan hệ với Thuyết ngữ và cấu trúc Thông tin cũ - Thông tin mới.

Bậc dưới Vị trí chuyển tác / kinh nghiệm mở đầu câu.

(b) Đề ngữ là kết quả của sự tƣơng tác với các lĩnh vực khác nhƣ Thông tin cũ - Thông tin mới. Sự lựa chọn Đề ngữ phụ thuộc vào ngữ cảnh

cụ thể tác động đến sự năng động của ngôn bản. Xuất phát từ hệ thống ngôn ngữ, Đề ngữ tác động đến (hoặc bị tác động bởi) tính gián đoạn hoặc tính liên tục của chủ đề trong ngôn bản, bác bỏ một giả định được thiết lập trong ngữ

cảnh trước đó (một tình huống mà khơng cịn là sự thực, khoảng thời gian hoặc địa điểm....). Đề ngữ định hướng cho thông điệp được truyền đạt trong câu và dự kiến của người nghe về ngữ cảnh trước và sau nó. Đề ngữ tác động đến (hoặc bị tác động bởi) phương thức phát triển của Đề ngữ và thể loại ngôn bản.

(c) Đề ngữ có tính hồi chiếu. Đề ngữ cung cấp một sự nối kết giữa câu

chứa chúng với cái đã xuất hiện trước đó nhờ đó thiết lập được mối quan hệ

giữa chiến lược lựa chọn Đề ngữ với bình diện tổ chức ngơn bản.

(d) Sự lựa chọn Đề ngữ đƣợc hiểu nhƣ những yếu tố đánh dấu ngơn bản, vì những Chức năng thông báo đa dạng làm cho chúng phù hợp

hoặc không phù hợp với những thể loại hoặc những kiểu ngôn bản cụ thể. Đại

thể, Đề ngữ thao tác với tư cách là những yếu tố đánh dấu xuất hiện trong những ngôn bản miêu tả hoặc thơng báo, góp phần hình thành nên cấu tạo của loại ngôn bản này. Những thơng báo mang tính liên nhân chứa đựng Đề ngữ mang tính chủ quan, biểu đạt một sự đánh giá trực tiếp. Người nói được xem như là những kinh nghiệm viên, những kiến trúc sư hoặc những bình luận viên khi họ lựa chọn những loại Đề ngữ khác nhau để biểu hiện những quan điểm và thái độ khác nhau của mình trước hiện thực.

(e) Khi một ngơn bản miêu tả một hiện thực của thế giới bên ngồi

thì Đề ngữ thực hiện một chức năng miêu tả, góp phần tạo nên một ảnh hưởng trực tiếp: mô phỏng những mối quan hệ xuất phát từ một sự kiện thực

tại được gợi lên như một sự dẫn dắt để “quan sát” sự kiện về mặt tinh thần, hình thành nên những chi tiết dựa trên nội dung được biểu đạt. Chức năng của Đề ngữ trong ngôn bản được phản ánh với tư cách là những Đương thể của ý

nghĩa liên nhân qua sự định hướng liên nhân của Đề ngữ, chúng thao tác như

liên nhân qua sự định hướng liên nhân của Đề ngữ, nhờ đó, sáng tạo nên mối

quan hệ giữa người nói/viết và người nghe/đọc trong ngơn bản. Như vậy, xuất phát điểm đem đến những thơng báo có tính liên nhân dựa vào lực ngơn trung và sự đánh giá về tầm quan trọng hoặc độ tin cậy của thông báo trong ngôn bản. Như vậy, có thể hiểu Đề ngữ là sự lựa chọn chủ quan của người nói,

khơng chỉ tn thủ theo những lí do ngơn bản mà cịn tuân theo những động

cơ liên nhân (tác động đến ý nghĩa của câu như một sự trao đổi). Sự lựa chọn

Đề ngữ đánh dấu phản ánh những thái độ khác nhau của người nói trong những ngơn bản khác nhau nên nó mang tính chủ quan. Vì chúng chỉ ra một trật tự từ hoặc mơ hình cú pháp ít được trơng đợi, tạo ra một tác động vượt ra ngoài ý nghĩa kinh nghiệm của chúng. Điều này là do nội dung kinh nghiệm của Đề ngữ đánh dấu tương đương với nội dung kinh nghiệm của Đề ngữ không đánh dấu về những điều kiện cho phép khẳng định một phán đốn là thực. Vì vậy, cấu trúc ngữ nghĩa của câu như một sự biểu hiện kinh nghiệm về cơ bản không bị tác động.

(f) Đề ngữ đánh dấu chứa đựng yếu tố cảm xúc. Điều này liên quan

đến cú pháp biểu hiện của những cấu trúc này và nguyên tắc “phương châm về chất”. Do cú pháp biểu hiện của chúng mà những cấu trúc Đề ngữ đánh dấu, những yếu tố ngôn ngữ được biểu hiện cụ thể và có sự định hướng đến người nghe (ví dụ, những Phụ ngữ chỉ chu cảnh).

(g) Theo nguyên tắc “phƣơng châm về chất” (chi tiết, xin xem Grice

[96]), sự lựa chọn Đề ngữ đánh dấu bao hàm sự gián đoạn những dự kiến về cách sử dụng một mơ hình câu khơng đánh dấu, liên quan đến những điều kiện ngơn bản thơng thường, vì vậy người nghe / người đọc có thể suy luận rằng người nói dự định một điều gì đó vượt ra ngồi giới hạn ý nghĩa của Đề ngữ không đánh dấu. Sự lựa chọn Đề ngữ đánh dấu và sự lựa chọn Đề ngữ đa

thành phần tương phản với Đề ngữ không đánh dấu ở chỗ chúng đòi hỏi một sự dẫn dắt để thu hút sự chú ý đặc biệt đối với chúng.

(h) Sự nổi bật của Đề ngữ tạo nên một yếu tố được đặt ở đầu câu để

tham gia vào một q trình ngơn bản “động”. Do đó, Đề ngữ đảm nhận chức

năng như một đích qui chiếu cho ngơn bản trước và sau chúng. Đề ngữ có

thể được hiện thực hóa bằng những thực thể hoặc những yếu tố có tính chất

quan hệ thiết lập một khung qui chiếu trong ngôn bản, hợp nhất những kết cấu theo sau, nối kết ngôn bản đang diễn ra với nền ngữ cảnh. Đặc điểm ngữ

nghĩa của Đề ngữ, dù là tham thể, chu cảnh hay q trình, khơng tập trung vào vị thế qui chiếu của chúng mà tập trung vào sự thiết lập một mối quan hệ với Thuyết ngữ trong nền ngữ cảnh ngơn bản. Tóm lại, tính quan yếu chức năng của Đề ngữ mang tính chất “quan hệ”, chúng mở đầu yếu tố của một sự

kiện và yếu tố này có phạm vi ngữ nghĩa rộng hơn những yếu tố nằm cuối câu. Như vậy, sự lựa chọn Đề ngữ dù là Đề ngữ đơn hay Đề ngữ đa thành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)