Sự nổi bật mang tính kinh nghiệm của Đề ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 104 - 110)

6. Bố cục của luận án

2.6. Sự nổi bật mang tính kinh nghiệm của Đề ngữ

Đề ngữ là một lĩnh vực chức năng xuất phát từ tính quan yếu chức năng, từ sự tuyến tính của ngơn ngữ.

(a) Đề ngữ tạo ra một sự định hƣớng trong ngôn ngữ. Sự lựa chọn

Đề ngữ đem đến sự định hướng cho cái tiếp theo trong ngữ cảnh. Sự lựa chọn Đề ngữ mang tính quan yếu. Tính chất khứ chiếu và hồi chiếu của Đề ngữ giúp ngơn bản có sự mạch lạc và phù hợp. Tính quan yếu của Đề ngữ hàm

chứa chức năng nội tại mà có thể được luận ra trong mối liên hệ với bậc trên nó - hệ thống ngơn ngữ và bậc dưới nó, và trong cùng một cấp độ. Vì vậy, ở cùng cấp độ (ngữ nghĩa), Đề ngữ chỉ ra một mối liên hệ đồng bộ với Thuyết ngữ và Thông tin cũ - Thông tin mới.

Bảng 2.17. Đề ngữ, Chủ đề, Thông tin cũ - Thông tin mới

Lĩnh vực Đơn vị Chức năng

Chủ đề Ngôn bản "Các mà ngơn bản nói đến"

Thơng tin cũ - Thơng tin mới

Ngữ điệu Biểu hiện điều gì đó với tư cách là "Thơng tin mới "

Đề ngữ

Câu Thao tác như

một sự định hướng

Bậc trên Liên quan đến phương thức phát triển và thể loại ngôn bản.

Cùng cấp độ Quan hệ với Thuyết ngữ và cấu trúc Thông tin cũ - Thông tin mới.

Bậc dưới Vị trí chuyển tác / kinh nghiệm mở đầu câu.

(b) Đề ngữ là kết quả của sự tƣơng tác với các lĩnh vực khác nhƣ Thông tin cũ - Thông tin mới. Sự lựa chọn Đề ngữ phụ thuộc vào ngữ cảnh

cụ thể tác động đến sự năng động của ngôn bản. Xuất phát từ hệ thống ngôn ngữ, Đề ngữ tác động đến (hoặc bị tác động bởi) tính gián đoạn hoặc tính liên tục của chủ đề trong ngôn bản, bác bỏ một giả định được thiết lập trong ngữ

cảnh trước đó (một tình huống mà khơng cịn là sự thực, khoảng thời gian hoặc địa điểm....). Đề ngữ định hướng cho thông điệp được truyền đạt trong câu và dự kiến của người nghe về ngữ cảnh trước và sau nó. Đề ngữ tác động đến (hoặc bị tác động bởi) phương thức phát triển của Đề ngữ và thể loại ngôn bản.

(c) Đề ngữ có tính hồi chiếu. Đề ngữ cung cấp một sự nối kết giữa câu

chứa chúng với cái đã xuất hiện trước đó nhờ đó thiết lập được mối quan hệ

giữa chiến lược lựa chọn Đề ngữ với bình diện tổ chức ngơn bản.

(d) Sự lựa chọn Đề ngữ đƣợc hiểu nhƣ những yếu tố đánh dấu ngơn bản, vì những Chức năng thông báo đa dạng làm cho chúng phù hợp

hoặc không phù hợp với những thể loại hoặc những kiểu ngôn bản cụ thể. Đại

thể, Đề ngữ thao tác với tư cách là những yếu tố đánh dấu xuất hiện trong những ngôn bản miêu tả hoặc thơng báo, góp phần hình thành nên cấu tạo của loại ngôn bản này. Những thơng báo mang tính liên nhân chứa đựng Đề ngữ mang tính chủ quan, biểu đạt một sự đánh giá trực tiếp. Người nói được xem như là những kinh nghiệm viên, những kiến trúc sư hoặc những bình luận viên khi họ lựa chọn những loại Đề ngữ khác nhau để biểu hiện những quan điểm và thái độ khác nhau của mình trước hiện thực.

(e) Khi một ngơn bản miêu tả một hiện thực của thế giới bên ngồi

thì Đề ngữ thực hiện một chức năng miêu tả, góp phần tạo nên một ảnh hưởng trực tiếp: mô phỏng những mối quan hệ xuất phát từ một sự kiện thực

tại được gợi lên như một sự dẫn dắt để “quan sát” sự kiện về mặt tinh thần, hình thành nên những chi tiết dựa trên nội dung được biểu đạt. Chức năng của Đề ngữ trong ngôn bản được phản ánh với tư cách là những Đương thể của ý

nghĩa liên nhân qua sự định hướng liên nhân của Đề ngữ, chúng thao tác như

liên nhân qua sự định hướng liên nhân của Đề ngữ, nhờ đó, sáng tạo nên mối

quan hệ giữa người nói/viết và người nghe/đọc trong ngơn bản. Như vậy, xuất phát điểm đem đến những thơng báo có tính liên nhân dựa vào lực ngơn trung và sự đánh giá về tầm quan trọng hoặc độ tin cậy của thông báo trong ngôn bản. Như vậy, có thể hiểu Đề ngữ là sự lựa chọn chủ quan của người nói,

khơng chỉ tn thủ theo những lí do ngơn bản mà cịn tuân theo những động

cơ liên nhân (tác động đến ý nghĩa của câu như một sự trao đổi). Sự lựa chọn

Đề ngữ đánh dấu phản ánh những thái độ khác nhau của người nói trong những ngơn bản khác nhau nên nó mang tính chủ quan. Vì chúng chỉ ra một trật tự từ hoặc mơ hình cú pháp ít được trơng đợi, tạo ra một tác động vượt ra ngoài ý nghĩa kinh nghiệm của chúng. Điều này là do nội dung kinh nghiệm của Đề ngữ đánh dấu tương đương với nội dung kinh nghiệm của Đề ngữ không đánh dấu về những điều kiện cho phép khẳng định một phán đốn là thực. Vì vậy, cấu trúc ngữ nghĩa của câu như một sự biểu hiện kinh nghiệm về cơ bản không bị tác động.

(f) Đề ngữ đánh dấu chứa đựng yếu tố cảm xúc. Điều này liên quan

đến cú pháp biểu hiện của những cấu trúc này và nguyên tắc “phương châm về chất”. Do cú pháp biểu hiện của chúng mà những cấu trúc Đề ngữ đánh dấu, những yếu tố ngôn ngữ được biểu hiện cụ thể và có sự định hướng đến người nghe (ví dụ, những Phụ ngữ chỉ chu cảnh).

(g) Theo nguyên tắc “phƣơng châm về chất” (chi tiết, xin xem Grice

[96]), sự lựa chọn Đề ngữ đánh dấu bao hàm sự gián đoạn những dự kiến về cách sử dụng một mơ hình câu khơng đánh dấu, liên quan đến những điều kiện ngơn bản thơng thường, vì vậy người nghe / người đọc có thể suy luận rằng người nói dự định một điều gì đó vượt ra ngồi giới hạn ý nghĩa của Đề ngữ không đánh dấu. Sự lựa chọn Đề ngữ đánh dấu và sự lựa chọn Đề ngữ đa

thành phần tương phản với Đề ngữ không đánh dấu ở chỗ chúng đòi hỏi một sự dẫn dắt để thu hút sự chú ý đặc biệt đối với chúng.

(h) Sự nổi bật của Đề ngữ tạo nên một yếu tố được đặt ở đầu câu để

tham gia vào một q trình ngơn bản “động”. Do đó, Đề ngữ đảm nhận chức

năng như một đích qui chiếu cho ngơn bản trước và sau chúng. Đề ngữ có

thể được hiện thực hóa bằng những thực thể hoặc những yếu tố có tính chất

quan hệ thiết lập một khung qui chiếu trong ngôn bản, hợp nhất những kết cấu theo sau, nối kết ngôn bản đang diễn ra với nền ngữ cảnh. Đặc điểm ngữ

nghĩa của Đề ngữ, dù là tham thể, chu cảnh hay q trình, khơng tập trung vào vị thế qui chiếu của chúng mà tập trung vào sự thiết lập một mối quan hệ với Thuyết ngữ trong nền ngữ cảnh ngơn bản. Tóm lại, tính quan yếu chức năng của Đề ngữ mang tính chất “quan hệ”, chúng mở đầu yếu tố của một sự

kiện và yếu tố này có phạm vi ngữ nghĩa rộng hơn những yếu tố nằm cuối câu. Như vậy, sự lựa chọn Đề ngữ dù là Đề ngữ đơn hay Đề ngữ đa thành phần, Đề ngữ đánh dấu hay Đề ngữ khơng đánh dấu, có tác động đến người

nghe/đọc: chúng đem đến một sự chỉ dẫn về tiêu điểm chú ý, hoặc sự nhấn mạnh gắn liền với những yếu tố ngôn bản cụ thể, những cách thức thông điệp.

Sự lựa chọn Đề ngữ thiết lập một quan điểm và xác định một phối cảnh dựa trên kinh nghiệm được xây dựng, tác động đến sự duy trì tiêu điểm của ngôn

bản. Những sự chỉ dẫn này bao hàm một quan điểm động sáng tạo những dự kiến vượt ra ngồi sự duy trì tiêu điểm, hoặc chúng có thể bao hàm một quan điểm tĩnh biểu hiện những tác tử đánh dấu ngôn bản của một cách thức miêu

tả trong ngôn bản.

Đề ngữ không đánh dấu tương liên với những dự kiến ngôn bản, truyền đạt những chỉ dẫn về tính liên tục của những tham thể ngơn bản, những tiên đoán về sự qui chiếu, trong khi Đề ngữ đánh dấu, nhìn chung, được sử dụng khi những dự kiến về ngôn bản thông thường không thỏa mãn, để chỉ dẫn một

sự thay đổi Đề tài trong cấu tạo ngôn bản. Điều này nằm trong sự thay đổi phối cảnh: trong khi những cấu tạo cùng loại phản ánh một phối cảnh bất biến, thì bất kì sự thay đổi ít được trơng đợi nào đều có khả năng chỉ dẫn một xuất phát điểm, đây là sự tự nhiên của việc thay đổi đề tài, quan điểm chủ quan, hoặc thay đổi tiêu điểm chú ý. Ví dụ:

(2.174) Cái cây ở trước nhà. (2.75) Ở trước nhà là cái cây.

Ví dụ (2.174) chỉ thích hợp nếu cái cây nằm trong tầm ngắm của người nói và vị trí của nó được xác định trong mối quan hệ với người nói, mặc dù nó vẫn có thể khơng rõ ràng là cái cây đứng ở mặt trước hay mặt sau ngôi nhà. ở ví dụ (2.175), bằng biện pháp đảo ngữ, người nói di chuyển vị trí của cá nhân họ từ nơi họ chứng kiến một hiện tượng đến vị trí được định rõ qua vật qui chiếu của cụm danh từ trong thành phần được đặt ở đầu câu. Vì vậy mối quan

hệ được phản ánh tạo nên xuất phát điểm của một cấu trúc biểu hiện mà tĩnh

trong những mối quan hệ thời gian, địa điểm hoặc động trong những mối

quan hệ phương hướng.

Ngoài ra, một phối cảnh, hoặc một quan điểm có thể đươc biểu hiện một cách chủ quan hoặc khách quan.

Tóm lại, phương tiện để đánh dấu một yếu tố với tư cách Đề ngữ là đặt yếu tố đó ở vị trí đầu câu hoặc vận dụng cách sắp xếp trật tự Đề ngữ - Thuyết ngữ theo lối cụ thể, biểu đạt trực tiếp sự tác động của những yếu tố này đối với người nói. Sự chủ động trong lựa chọn trật tự từ hàm ý rằng: “người nói/ viết đang làm một điều gì đó cho người nghe/đọc bằng phương tiện ngôn ngữ” [103;42]. Như vậy, sự lựa chọn Đề ngữ có thể được hiểu là sự kết hợp của ý nghĩa kinh nghiệm, ngôn bản và liên nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)