Ngữ đơn thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 54)

6. Bố cục của luận án

2.3. Đề ngữ trong dạng chủ động của câu đơn tiếngViệt

2.3.1. ngữ đơn thành phần

2.3.1.1. Đề ngữ không đánh dấu - Cấu tạo và tần số xuất hiện

Khảo sát cho thấy Đề ngữ không đánh dấu trong câu khẳng định xuất hiện phổ biến và ít có những qui tắc mang tính ngơn bản như Đề ngữ đánh dấu. Điều này chứng tỏ trong bất kỳ loại ngôn bản nào, Đề ngữ không đánh dấu (76,6%) được lựa chọn phổ biến hơn Đề ngữ đánh dấu (23,4%). Đề ngữ không đánh dấu thường trùng khớp với Chủ ngữ. Ví dụ:

(2.27)

Anh Hùng chơi Piano rất hay.

Đề ngữ không đánh dấu (Chủ ngữ/Hành thể ) Thuyết ngữ

Đề ngữ không đánh dấu là một kiểu xuất phát điểm phổ biến và được trơng đợi, và nhìn chung nó khơng đảm nhận chức năng biểu hiện Thơng tin mới. Đề ngữ không đánh dấu phụ thuộc vào Thức và dạng câu. Chúng tương ứng với thành phần chuyển tác/Thức mở đầu câu với dạng câu chủ động phù hợp với trật tự từ của câu khẳng định.

Đề ngữ khơng đánh dấu có thể được mơ tả và phân tích theo năm tiêu

chí sau: (a) chức năng Thức; (b) sự hiện thực hóa bên trong hay bên ngồi nòng cốt câu; (c) loại câu; (d) cấu tạo của Đề ngữ chủ đề; và (e) chức năng của Đề ngữ trong cấu trúc chuyển tác.

(a) Tiêu chí về chức năng Thức. Chức năng Thức ở đây tương đương

với chức năng cú pháp của ngữ pháp truyền thống. Về chức năng Thức, trong cấu trúc Đề ngữ không đánh dấu, hầu hết Đề ngữ là Chủ ngữ (còn Đề ngữ là Phụ ngữ, Vị ngữ, Bổ ngữ xuất hiện trong cấu trúc Đề ngữ đánh dấu). Điều

này cho thấy sự tự do trong việc Đề ngữ hóa các yếu tố phụ thuộc vào Thức

của thông điệp. Những câu tường thuật chỉ ra một sự tự do đề hóa lớn nhất.

Sự lựa chọn Đề ngữ bị giới hạn do đặc điểm cấu tạo của những thành phần ngữ pháp mà chúng vốn có gốc là Đề ngữ (chẳng hạn trường hợp những câu cảm thán, nghi vấn, cầu khiến mà luận án sẽ đề cập đến ở phần sau). Theo số liệu thống kê, thì tỉ lệ Chủ ngữ đảm nhận vai trò Đề ngữ tương đối cao (76,6%) (xem bảng 2.1, cột Đề ngữ khơng đánh dấu) điều này có nghĩa là yếu tố “xảy ra” hay “làm gì” thường được đặt vào trung tâm thơng báo.

Ví dụ:

(2.28) Tiếng còi rú lên một cách mệt nhọc báo giờ tan tầm. [48; 83]

(b) Tiêu chí về sự hiện thực hóa bên trong hay bên ngồi nịng cốt câu. Đề ngữ không đánh dấu được hiện thực hóa bên trong nịng cốt câu. Do đó, Đề ngữ là yếu tố kinh nghiệm mở đầu của nịng cốt câu.Ví dụ:

(2.29) Cơ khơng biết đó là tình u. [48; 94]

(2.30) Bà không biết mối quan hệ giữa hai người. [48; 94]

(c) Tiêu chí về loại câu. Loại câu cũng là nhân tố tác động đến sự lựa

chọn Đề ngữ không đánh dấu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Đề ngữ không đánh dấu thường xuất hiện trong những câu khẳng định. Ví dụ: (2.31) Trời dìu dịu. [48; 76]

(2.32) Những làn hương cỏ cây thoảng đến thoảng đi. [48; 76]

(d) Tiêu chí về cấu tạo của Đề ngữ chủ đề. Kết quả khảo sát tư liệu

cho thấy: loại Đề ngữ chủ đề không đánh dấu được hiện thực hóa dưới dạng tiêu biểu là các danh từ, tiếp đến là đại từ. Ví dụ:

(2.34) Tôi buồn bã bỏ đi. [48; 25]

Kết quả thống kê về cấu tạo của Đề ngữ không đánh dấu (210 trường hợp, xem bảng 2.1 ở trên) được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.2. Cấu tạo của Đề ngữ không đánh dấu

Cấu tạo của Đề ngữ không đánh dấu

Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ví dụ

Danh từ 193 91,9 Trời đã khuya.

Đại từ 17 8,1 Họ xúm lại quanh giường A Sử.

Tổng cộng 210 100

Bảng 2.2 chỉ ra rằng trong ngôn bản nghệ thuật, Đề ngữ không đánh dấu được hiện thực hóa là những danh từ/cụm danh từ chiếm số lượng cao nhất (91,9%) còn lại là đại từ (8,1%).

(e) Tiêu chí về chức năng của Đề ngữ trong cấu trúc chuyển tác.

Tiêu chí thứ năm để mơ tả cấu tạo của Đề ngữ không đánh dấu là cấu trúc chuyển tác. Đề ngữ đồng nhất với thành phần kinh nghiệm/ chuyển tác đầu tiên của câu với tư cách như một thông điệp. Những tham thể trong câu đảm nhận những vị thế Đề ngữ khác nhau. Sự khác biệt về chức năng ngữ nghĩa tùy thuộc vào mối quan hệ giữa tham thể và quá trình trong cấu trúc chuyển tác.

Những Vị ngữ khơng những chỉ ra những loại q trình đang xuất hiện mà mơ những mơ hình chuyển tác của chúng còn ảnh hưởng đến sự lựa chọn những yếu tố có thể được Đề ngữ hóa.

Trong câu đơn tiếng Việt, Đề ngữ thường là Hành thể.Ví dụ: (2.35) Bác cúi xuống nhóm lại lửa. [48; 18] (Hành thể )

Hành thể là những tham thể gắn với những sự kiện được biểu hiện “động” Khi người nói/viết dùng câu có Đề ngữ là Hành thể gắn với những quá trình “động” nhấn mạnh vào cái đang xảy ra, thì có nghĩa là họ quan tâm đến hành động hơn là dự định. Đề ngữ cũng có khi là Đương thể. Ví dụ:

(2.36) Bãi biển vắng lặng. [48; 91]

Đương thể là những tham thể liên quan đến sự mô tả bao quát về thực tại mang tính chủ quan. Khi người nói/viết sử dụng câu có Đề ngữ là Đương thể gắn với những quá trình “tĩnh” thì điều quan tâm của họ nằm trong sự miêu tả. Đề ngữ trong câu tiếng Việt cũng có thể là Cảm thể, Phát ngơn thể...Ví dụ:

(2.37) Anh đầy tớ lo lắng. [48; 101] (Cảm thể)

Kết quả thống kê chức năng chuyển tác của Đề ngữ không đánh dấu (210 trường hợp, xem bảng 2.1 trên đây) được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.3. Chức năng chuyển tác của Đề ngữ không đánh dấu Chức năng chuyển tác của Đề ngữ không đánh dấu Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ví dụ

Hành thể 150 71,4 Thống lí Pá Tra bước vào.

Đương thể 13 6,2 Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn.

Bị đồng nhất thể 2 1 Cơ ấy là vợ A Sử, con trai thống lí.

Cảm thể 12 5,7 Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa.

Phát ngôn thể 21 10 Ông bố trong nhà ra chửi.

Ứng thể 4 1,9 Bố Mị cũng khóc.

Bị hại thể 8 3,8 A Phủ bị người xô đến đánh.

Tổng cộng 210 100

Bảng 2.3 chỉ ra rằng có một số lượng lớn Đề khơng đánh dấu được hiện thực hóa bằng các tác nhân-Hành thể (71%) tiếp theo là Phát ngôn thể (10%), đương thể (6,2%), cảm thể (5,7%),bị hại thể (3,8%), Ứng thể (1,9%) và Bị đồng nhất thể (1%).

Như vậy, Đề ngữ mà có chức năng chuyển tác là Hành thể, Đương thể… chức năng Thức là Chủ ngữ thì đó là loại Đề ngữ khơng đánh dấu. Bảng 2.4 dưới đây minh họa cho điểm này.

Bảng 2.4. Ví dụ về Đề ngữ khơng đánh dấu

Câu Thằng bé đánh con chó ở ngoài sân

Chuyển tác

Hành thể Q trình Đích thể Chu cảnh: địa điểm

Thức Chủ ngữ Vị ngữ Bổ ngữ Phụ ngữ Đề ngữ Đề ngữ Thuyết ngữ

2.3.1.2. Đề ngữ không đánh dấu - Chức năng thông báo

Khi lựa chọn Đề ngữ khơng đánh dấu, người nói cú pháp hóa vai trị Đề ngữ của câu với tư cách là thành phần chuyển tác/Thức mở đầu câu và nằm bên trong nịng cốt câu. Ví dụ:

(2.38) Con tàu chạy nhanh vun vút. [48; 93]

Có thể thấy rằng, Đề ngữ khơng đánh dấu thích hợp với trật tự thơng báo Thông tin cũ đứng trước Thông tin mới theo nguyên tắc của phối cảnh chức năng câu, tạo nên sự mạch lạc của một ngôn bản và sự định hướng liên nhân của chúng tác động đến người nhận. Nhìn chung, Đề ngữ khơng đánh dấu khơng truyền đạt bất kỳ nghĩa hàm ẩn nào. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng là đánh dấu tính liên tục của chủ đề, duy trì cùng một Đề ngữ như câu đứng trước, trong khi sự phát triển của Đề ngữ thường bao hàm một thành phần của Thuyết ngữ trong câu trước đó.

Loại Đề ngữ không đánh dấu liên quan đến những Hành thể gắn với những quá trình vật chất hoặc Đương thể gắn với q trình quan hệ, nhờ đó bức tranh hiện thực “động” được biểu hiện. Ví dụ:

(2.39) Mỵ ném nắm lá ngón xuống đất. [48; 6] (Hành thể) (2.40) Mặt hồ phẳng lặng. [48; 57] (Đương thể)

Đề ngữ không đánh dấu thường được hiện thực hóa bằng danh từ (72,6%), đại từ (27,4%). Có một sự tương tác giữa Đề ngữ khơng đánh dấu và thể loại, những mơ hình khác nhau của Đề ngữ tương liên với những thể loại khác nhau. Nói cách khác , những mơ hình của Đề ngữ không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà tương thích với từng thể loại (chẳng hạn, trong ngơn bản có tính chất tường th ̣t , mơ tả thường xuất hiện Đề ngữ chủ đề không đánh dấu cùng loa ̣i).

Trong các truyện ngắn, tiểu thuyết có nhiều hội thoại, những đại từ Tơi (người nói), Anh (người nhận) là những Đề ngữ chủ đề không đánh dấu có

tính hồi chiếu nhiều nhất. Đây là lí do tại sao loại Đề ngữ này lại xuất hiện phổ biến trong những thể loa ̣i nêu trên . Sự lựa chọn Đề ngữ không đánh dấu là sự cụ thể hóa cho tính phổ biến của mơ hình Đề ngữ - Thuyết ngữ được hiểu là ít có những qui định về ngữ cảnh. Trong ngôn ngữ văn chương, Đề ngữ liên quan đến điểm nhìn của người kể chuyện.

2.3.1.3. Đề ngữ đánh dấu - Cấu tạo và tần số xuất hiện

Trong câu khẳng định, Đề ngữ mà không phải là Chủ ngữ của câu được gọi là Đề ngữ đánh dấu. Mỗi hình thức khác nhau biểu đạt những chức năng lời nói khác nhau. Đề ngữ đánh dấu được sử dụng phù hợp với những ngữ cảnh ngôn bản cụ thể. Đề ngữ đánh dấu là những phương tiện ngôn bản mang tính liên nhân, thiết lập quan điểm của người nói/viết trong ngơn bản. Đề ngữ là một sự lựa chọn có lí do. Nó dựa vào tính khơng bắt buộc trong sự lựa chọn Đề ngữ và dựa vào ngữ cảnh.

Giống như Đề ngữ không đánh dấu, cấu trúc của Đề ngữ đánh dấu cũng được mơ tả theo năm tiêu chí sau: (a) chức năng Thức; (b) sự hiện thực hóa bên trong hay bên ngồi nịng cốt câu; (c) loại câu; (d) cấu tạo của Đề ngữ chủ đề; và (e) chức năng của Đề ngữ trong cấu trúc chuyển tác.

(a) Tiêu chí về chức năng Thức. Về chức năng Thức, Đề ngữ đánh

dấu là những yếu tố nào đó khơng phải là Chủ ngữ được đặt ở vị trí đầu câu. Chúng được hiện thực hóa bằng các Phụ ngữ (Khởi ngữ, Trạng ngữ), Bổ ngữ, Vị ngữ. Đề ngữ đánh dấu chỉ dẫn người nghe/đọc “định hướng lại” cấu trúc của ngôn bản khi những dự kiến về ngôn bản “thông thường” không được thỏa mãn, hướng đến những ngơn bản cụ thể địi hỏi sự thay đối phối cảnh, sự thay đổi tiêu điểm chú ý, hoặc quan điểm chủ quan của người nói/viết.

Về mặt cú pháp, Đề ngữ đánh dấu là những yếu tố ít được trơng đợi đứng ở đầu câu. Như vậy, ở một phương diện nào đó, Đề ngữ đánh dấu liên quan đến sự đảo ngữ, bởi vì cả hai loại này đều có một thành phần khơng theo qui tắc thơng thường được đưa lên vị trí đầu câu, nhưng chúng lại khác nhau trong vị trí của Chủ ngữ và q trình. Ví dụ:

(2.41) Đơi mắt ấy, Nhài rất sợ. [48; 193] (2.42) Đằng sau nhà là một cây cau.

Trong ví dụ (2.41) Bổ ngữ “Đôi mắt ấy” được đặt ở đầu câu, trong khi Chủ ngữ vẫn đứng trước động từ, còn trong (2.42) một Phụ ngữ chỉ địa điểm được chuyển lên đầu câu và Chủ ngữ được đặt sau động từ. Trong những trường hợp này, những thành phần nào đó được đặt lên đầu câu thì hầu hết đều khơng phải là Chủ ngữ. Chúng xuất hiện cùng với các động từ chuyển tác và Chủ ngữ trong nịng cốt câu, vì vậy, Đề ngữ đánh dấu trong những trường hợp này thường là những cấu tạo tách biệt.

Đề ngữ đánh dấu được hiện thực hóa bằng Phụ ngữ (Khởi ngữ) có một điểm khác biệt, đó là Đề ngữ Phụ ngữ (Khởi ngữ) bao hàm điều kiện về việc đánh dấu một sự bị đồng nhất. Ví dụ:

(2.43) Đối với anh em, anh cũng ú ớ và ngơ ngác như vậy. [48; 182]

(2.44) Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng. (47; 8] (2.45) Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao

mới thôi. [47; 12]

Đề ngữ đánh dấu thường được hiện thực hóa bằng các Phụ ngữ chu cảnh (Trạng ngữ). Ví dụ:

(2.46) Trên đường về, chị tự nguyền rủa mình. [48 ; 92] (2.47) Cố bình thản, chị gọi tính tiền. [48; 93]

(2.48) Trong ánh đèn dầu hiu hắt, Mai đăm đăm nhìn ảnh người thân đã mất. [48 ; 56]

Ngoài ra, Đề ngữ là Phụ ngữ (mà cụ thể ở đây là Khởi ngữ) trong câu được hiện thực hóa bằng một vật qui chiếu nằm bên ngoài cấu trúc cơ sở của câu, thực hiện một chức năng khác biệt hơn so với chức năng được dự kiến cho mỗi mơ hình của Thức. Ví dụ:

(2.49) Cịn anh Ba Hồnh, anh câm khơng phải do tạo hóa mà do con người,

do kẻ thù. [48 ; 125]

(2.50) Nhà, bà ấy có hàng dãy ở các phố. [35 ; 181]

Đề ngữ là Phụ ngữ làTrạng ngữ xuất hiện phổ biến nhất trong loại Đề ngữ đánh dấu. Cụ thể, đó có thể là:

+ Phụ ngữ chỉ thời gian. Ví dụ:

+ Phụ ngữ chỉ địa điểm. Ví dụ:

(2.52) Mặt hồ, sóng sủi sùng sục. [48 ; 90]

+ Phụ ngữ chỉ cách thức. Ví dụ:

(2.53) Bằng cái sắc mặt ơn hồ dễ dãi, Nghị Quế nhìn vào mặt chị. [70 ; 89] Kết quả thống kê các loại Phụ ngữ chu cảnh (Trạng ngữ ) làm Đề ngữ

(64 trường hợp, xem bảng 2.1 trên đây) được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.5. Các loại Phụ ngữ chu cảnh làm Đề ngữ Các loại Phụ ngữ chu cảnh làm Đề ngữ Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ví dụ

Phụ ngữ thời gian 25 39% Sáng hôm sau, đám kiện đã xong.

Phụ ngữ địa điểm 16 25% Ngoài đầu núi, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi

chơi.

Phụ ngữ cách thức,

phương tiện, đối

tượng

20 31,3 Trông thấy bố, Mị quì, úp mặt xuống đất, nức nở.

Phụ ngữ chỉ nguyên nhân, điều kiện mục đích

3 4,7 Sống lâu trong cái khổ, Mị cũng quen rồi.

Tổng cộng 64 100

Bảng 2.5 chỉ ra rằng: Đề ngữ đánh dấu là Phụ ngữ chu cảnh chiếm tồn bộ các trường hợp khảo sát. Trong nhóm này, những Phụ ngữ chỉ thời gian (39%), chỉ địa điểm (25%), chỉ cách thức, phương tiện, đối tượng (31,3%)

xuất hiện thường xuyên nhất, còn Phụ ngữ chỉ nguyên nhân, điều kiện, mục đích xuất hiện ít nhất (4,7%).

Trong tiếng Việt, Đề ngữ là Bổ ngữ, Vị ngữ cũng xuất hiện nhưng không phổ biến như Đề ngữ / Phụ ngữ. Ví dụ:

(2.54) Trách nhiệm này, chúng tơi sẽ chịu tồn bộ. (2.55) Tiến lên chiến sĩ đồng bào. [Hồ Chí Minh] (2.56) Lặng lẽ Sa pa. [Nguyễn Thành Long]

Kết quả thống kê về chức năng Thức của Đề ngữ đánh dấu (64 trường hợp, xem bảng 2.1 trên đây) được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.6. Chức năng Thức của Đề ngữ đánh dấu

Chức năng Thức của Đề ngữ đánh dấu

Số lƣợng Tỉ lệ% Ví dụ

Phụ ngữ 64 100 Ngày tết, Mị cũng uống rượu.

Bổ ngữ 0 0

Vị ngữ 0 0

Tổng cộng 64 100

Bảng 2.6 cho thấy: về chức năng Thức, trong cấu trúc Đề ngữ đánh dấu, toàn bộ Đề ngữ là Phụ ngữ (Khởi ngữ/Trạng ngữ) còn Đề ngữ là Bổ ngữ và Vị ngữ khơng có trường hợp nào trong khối liệu thu thập được.

(b) Tiêu chí về cấu tạo của Đề ngữ đánh dấu. Về cấu tạo, Đề ngữ chủ

động từ, danh từ/cụm danh từ, tổ hợp giới từ +danh từ, đại từ, tổ hợp (về) phần, đối (với), còn, nhưng (mà) + đại từ. Ví dụ:

(2.57) Thấy có ngưịi ngã, anh vội dừng xe chạy đến đỡ dậy. [48 ; 24] (2.58) Ngủ thì chết bây giờ. [48 ; 92]

(2.59) Buồn thì ai mà chẳng sợ. [48 ; 192]

(2.60) Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tư do

dân chủ nào. [Hồ Chí Minh]

Cấu trúc Đề ngữ được hiện thực hóa bằng tổ hợp về /đối với/còn + danh từ/cụm danh từ. Một số Đề ngữ đánh dấu nhận từ về, từ đối với (hoặc với trong nghĩa như đối với) vào trước nó. Đây có thể xem như một lối nói vịng. Lối nói vịng này đảm nhận chức năng như những Đề ngữ mang tính

qui chiếu cụ thể, mà về cơ bản đảm nhận chức năng như Chủ ngữ, truyền đạt thông tin câu, đóng một vai trị kinh nghiệm trong cấu trúc kinh nghiệm của câu, mở đầu sự cụ thể hóa một vài phương diện về một nhận định tổng qt được hình thành trước đó trong ngơn bản.

Đề ngữ đánh dấu nếu được hiện thực hóa bằng tổ hợp về /đối với/còn +

danh từ/cụm danh từ thì sẽ có cấu tạo đơn giản, cịn nếu chúng được hiện thực

bằng danh từ, động từ, tính từ thì cấu tạo của chúng sẽ phức tạp. Ví dụ:

(2.61) Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bị tót, bẫy hổ, chăn bị, chăn

ngựa, quanh năm một thân một mình. [47; 12]

Đề ngữ đánh dấu được hiện thực hóa bằng tổ hợp về /đối với/cịn + danh từ/cụm danh từ có một ngữ điệu tách biệt, một sự ngừng ngắt với nòng

cốt câu, nhấn mạnh trọng tâm thơng báo; điều đó khẳng định vị thế cụ thể của loại Đề ngữ này với tư cách vừa là yếu tố nằm ngồi nịng cốt câu và có thể là Thơng tin mới. Trọng tâm hướng đến của loại Đề ngữ này là các tham thể vì

chúng làm nổi bật các tham thể hơn là làm nổi bật các quá trình và chu cảnh. Ví dụ:

(2.62) Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. [71; 183]

Cấu trúc Đề ngữ được hiện thực hóa bằng một nhóm từ được tiêu điểm hóa có trợ từ chính đứng ở đầu câu. Ví dụ:

(2.63) Chính chiếc má lúm đồng tiền mờ ảo là thủ phạm làm cho anh bạn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)