Ngữ trong câu cầu khiến không dùng những từ chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 101 - 102)

6. Bố cục của luận án

2.5. Đề ngữ trong quan hệ với Thức của câu

2.5.2.2. ngữ trong câu cầu khiến không dùng những từ chuyên

hãy, đừng, chớ, không được

Mệnh lệnh thức trong câu cầu khiến được cấu tạo bằng các động từ nêu nội dung lệnh nên yếu tố đầu tiên trong loại câu này thường là một quá trình, quá trình này có chức năng chuyển tác và được xem như một Đề ngữ chủ đề trong câu. Ví dụ:

(2.155) Câm miệng lại. (2.156) Chạy đi!

Câu cầu khiến tiếng Việt thường xuất hiện những ngôn bản với ý nghĩa nhắc nhở, gợi ý, khuyên bảo, cảnh báo và hướng dẫn. Ví dụ:

(2.157) Tuân thủ lời dặn của bác sỹ.

(2.158) Báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn. (2.159) Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

(2.160) Hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần thêm thông tin.

Với những trường hợp trên ta có thể hiểu lí do tại sao các Vị ngữ lại đóng chức năng Đề ngữ khơng đánh dấu trong câu cầu khiến vì trong câu cầu khiến, tiêu điểm của chúng tập trung vào “sự thực hiện” chứ không tập trung vào là người đang thực hiện vì vậy có thể thấy Vị ngữ có Đề ngữ tính trong câu.

Những câu có yếu tố chuyên dụng hãy, đừng, hoặc chớ đứng trước

động từ nhưng lại đứng sau một danh từ, đại từ có chức năng làm Chủ ngữ cho câu thì Đề ngữ là những danh từ, đại từ.

(2.161) Thầy u đừng đem bán con. [70; 110] (2.162) Các ông đừng bỉ mặt nhau. [70; 121]

Người thực hiện hành động là người nghe, nên khi người nói dùng Đề ngữ trong câu câu cầu khiến nhằm mục đích thu hẹp đối tượng thực hiện hoặc có thể khiến cho một mệnh lệnh được nhấn mạnh hơn, thậm chí gây gổ răn đe, hoặc giảm bớt sự khiếm nhã. Ví dụ:

(2.163) Mày liệu mà giữ mồm giữ miệng. (2.164) Cậu đừng nói với tơi kiểu ấy. (2.165) Các em trật tự.

Nếu những câu có phụ từ cầu khiến: đi, thơi, nào... đứng sau động từ

thì những phụ từ này có tác dụng tạo ý cầu khiến và mang sắc thái ý nghĩa thân hữu. Chúng thường đứng cuối câu, do đó việc phân tích Đề ngữ sẽ khơng ảnh hưởng đến chúng. Vì vậy, Đề ngữ trong những câu này cũng giống như trong những câu khẳng định. Ví dụ:

(2.166) Anh cứ trả lời thế đi! (2.167) Tỉu ở nhà nhé! [70; 113]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)