Ngữ đa thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 74)

6. Bố cục của luận án

2.3. Đề ngữ trong dạng chủ động của câu đơn tiếngViệt

2.3.2. ngữ đa thành phần

Cách hiểu về Đề ngữ đa thành phần liên quan đến ba chức năng của câu: biểu hiện, liên nhân và ngôn bản. Đề ngữ đa xuất phát từ sự đồng xuất hiện của yếu tố ngôn bản, yếu tố liên nhân và yếu tố chủ đề. Những yếu tố thực hiện một chức năng liên nhân hoặc ngôn bản đứng trước Đề ngữ chủ đề thực sự đóng góp một điều gì đó cho xuất phát điểm được chọn trong câu. Nhưng trong khi Đề ngữ ngôn bản và Đề ngữ liên nhân là tùy ý, khơng bắt buộc thì tất cả các thơng điệp phải có một Đề ngữ chủ đề. Đề ngữ chủ đề đánh dấu sự kết thúc của Đề ngữ: những yếu tố liên nhân và ngơn bản chỉ đóng chức năng Đề ngữ nếu và chỉ nếu chúng đứng trước Đề ngữ chủ đề, còn nếu chúng đứng sau Đề ngữ chủ đề thì chúng khơng phải là Đề ngữ.

(2.79) Sau đó hầu như tơi đã qn bẵng nó đi. [48; 21]

Trong ví dụ này xuất phát điểm mà tác giả lựa chọn là sự kết hợp cả ba loại Đề ngữ để tạo nên một Đề ngữ đa thành phần: tôi là Đề ngữ chủ đề, đứng trước Đề ngữ chủ đề này là Đề ngữ liên nhân hầu như và Đề ngữ ngơn bản Sau đó. Trật tự các loại Đề ngữ trong Đề ngữ đa thành phần là:

Đề ngữ ngôn bản Đề ngữ liên nhân Đề ngữ chủ đề

Tuỳ vào từng ngữ cảnh mà người nói chọn cho mình xuất phát điểm phù hợp với mục đích thơng báo. Do đó trong Đề ngữ đa thành phần, không phải lúc nào cũng phải đầy đủ cả ba loại Đề ngữ trên. Sự kết hợp trong nó rất đa dạng, linh hoạt, có khi là Đề ngữ chủ đề với Đề ngữ liên nhân, lại có khi là Đề ngữ chủ đề với Đề ngữ ngơn bản. Ví dụ:

(2.80) Rồi chị bước vào phịng. [48; 19] (2.81) Hình như tơi gọi vầng trăng. [48; 110]

Sự kết hợp của các loại Đề ngữ trong Đề ngữ đa thành phần có thể minh hoạ qua các lược đồ sau:

Đề ngữ đa thành phần bao gồm cả ba kiểu Đề ngữ: ngơn bản, liên nhân, chủ đề. Ví dụ: (2.82)

Nhưng dù sao đó cũng chỉ là việc riêng.(2:81)

Đề ngữ ngôn bản

Đề ngữ liên nhân Đề ngữ chủ đề Thuyết ngữ

Đề ngữ đa thành phần

Đề ngữ đa thành phần bao gồm hai kiểu Đề ngữ: liên nhân, chủ đề. Ví dụ: (2.83)

Rõ ràng bàn tay của anh đang rờ trên mặt Việt. [47; 63]

Đề ngữ liên nhân Đề ngữ chủ đề Thuyết ngữ

Đề ngữ đa thành phần bao gồm hai kiểu Đề ngữ: ngơn bản, chủ đề. Ví dụ: (2.84)

Như vậy Đề ngữ đa thành phần có cấu tạo là sự kết hợp của ba kiểu Đề ngữ: ngôn bản, liên nhân, chủ đề. Ba loại Đề ngữ này tạo nên sự phức hợp bởi vốn là yếu tố của chức năng ngơn bản, chúng vẫn có quan hệ với chức năng liên nhân và chức năng biểu hiện. Kết quả thống kê sự kết hợp các kiểu Đề ngữ trong Đề ngữ đa thành phần (37 trường hợp, xem bảng 2.1 ở trên) được trình bày trong bảng sau:

Nhưng tơi cịn lịng dạ nào mà đối đáp với họ.

[48; 82]

Đề ngữ ngôn bản Đề ngữ chủ đề Thuyết ngữ

Bảng 2.9. Sự kết hợp các kiểu Đề ngữ trong Đề ngữ đa thành phần Sự kết hợp các kiểu Đề ngữ trong Đề ngữ đa thành phần Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ví dụ Đề ngữ liên nhân+Đề ngữ chủ đề

2 5,4 Huống chi A Sử với Mị khơng có lịng

với nhau mà vẫn phải ở với nhau.

Đề ngữ ngôn bản+Đề ngữ liên nhân+Đề ngữ chủ đề

0 0

Đề ngữ ngôn bản+Đề ngữ chủ đề

35 94,6 Rồi A Sử tắt đèn, đi ra khép cửa

buồng lại.

Tổng cộng 37 100

Bảng 2.9 chỉ ra rằng sự kết hợp các kiểu Đề ngữ đa thành phần là rất linh hoạt, tuy nhiên kiểu kết hợp Đề ngữ ngôn bản với Đề ngữ chủ đề là phổ biến nhất (94,6%), còn lại là kiểu kết hợp giữa Đề ngữ liên nhân và Đề ngữ chủ đề (5,4%). Kiểu kết hợp đầy đủ cả ba loại Đề ngữ trong Đề ngữ đa thành phần không xuất trường hợp nào trong khối liệu khảo sát.

2.3.2.1. Đề ngữ đa thành phần - Cấu tạo và tần số xuất hiện

Như đã biết, Đề ngữ đa thành phần chỉ xuất hiện khi Đề ngữ ngôn bản hoặc Đề ngữ liên nhân đứng trước một Đề ngữ chủ đề. Mơ hình này có thể được xem như ranh giới tách biệt Đề ngữ và Thuyết ngữ trong câu.

Khảo sát 37 ví dụ về Đề ngữ đa thành phần trong câu tiếng Việt, kết quả cho thấy: ngoài Đề ngữ chủ đề xuất hiện bắt buộc thì Đề ngữ ngơn bản có tần số xuất hiện nhiều nhất, trong khi Đề ngữ liên nhân ít khi xuất hiện. Kết quả thống kê các loại Đề ngữ trong Đề ngữ đa thành phần (37 trường hợp, xin xem bảng 2.1 ở trên) được trình bày trong bảng sau.

Bảng 2.10. Tỉ lệ xuất hiện của các kiểu Đề ngữ trong Đề ngữ đa thành phần

Các kiểu Đề ngữ trong Đề ngữ đa thành phần Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ví dụ

Đề ngữ chủ đề 37/37 100 Nhưng họ không chịu về.

Đề ngữ liên nhân 2/37 5,4 Nghe như họ khiêng theo con lợn, vứt

huỵnh xuống đất.

Đề ngữ ngôn bản 35/37 94,6 Rồi một đám đông vào nhà.

Bảng 2.10 cho kết quả: ngoài Đề ngữ chủ đề xuất hiện bắt buộc (100%) thì Đề ngữ ngơn bản có tần số xuất hiện cao nhất (94,6%) , trong khi Đề ngữ liên nhân có tần số xuất hiện thấp nhất (5,4%)

Đề ngữ đa thành phần chủ yếu được kiểm định bởi sự có mặt của yếu tố ngơn bản. Ngơn bản được phát triển qua sự tập hợp các ý nghĩa lại với nhau, một trong những phương tiện cơ bản cho mục đích này là sự liên kết với những yếu tố có chức năng sáng tạo ngơn bản. Những yếu tố liên kết thao tác một cách cụ thể để đánh dấu mối quan hệ giữa câu hiện tại và câu đứng trước nó, nên chúng thường xuất hiện ở đầu câu, và khi đó, chúng đảm nhận chức năng là Đề ngữ ngôn bản. Đề ngữ ngôn bản thể hiện ý nghĩa quan yếu với tình huống cả trước và sau ngơn bản và với ngữ cảnh tình huống. Nó bao gồm ba

tiểu loại chính: Đề ngữ nối tiếp (vâng, dạ...), Đề ngữ cấu trúc (và, nhưng,

nhưng mà...) và Đề ngữ liên kết (hơn nữa, do đó, vì vậy...).

a. Đề ngữ cấu trúc: là những yếu tố liên kết đảm nhận chức năng Đề

ngữ ngôn bản, chẳng hạn: và, nhưng, nhưng mà…liên kết câu với ngữ cảnh

trước đó, do vậy, chúng hầu hết xuất hiện ở đầu câu và chuyển tải mối quan hệ lơgíc ngữ nghĩa giữa các câu hoặc bổ sung ý nghĩa trong câu (và, sau đó) hoăc diễn tả một mối quan hệ đối lập (nhưng) hoặc chúng cũng có thể làm cho một vế câu phụ thuộc vào vế khác diễn tả mối quan hệ nguyên nhân hoặc điều kiện (bởi vì, nếu). Đây là một phần quan trọng của ngữ pháp.Ví dụ: (2.85) Nhưng hắn vẫn lành lạnh. (15:64)

b. Đề ngữ liên kết: là những yếu tố liên kết chẳng hạn: tuy nhiên, mặt

khác, hơn nữa khi tham gia vào ngôn bản chúng tạo ra một sự liên kết ngược

trở lại với câu đứng trước, những liên tố này không cần thiết phải được đặt ở đầu câu với tư cách là Đề ngữ, chúng cũng có thể nằm trong Thuyết ngữ.

Ví dụ:

(2.86) Mặt khác, con người ta tiền vận, hậu vận đều thế, ăn nhau là ở âm

đức. [48; 90]

c. Đề ngữ nối tiếp: là những phần nối tiếp chẳng hạn: ồ, à, được, bây giờ, tốt, dù sao…là một tập hợp nhỏ của những yếu tố mà nếu chúng có mặt,

thì chúng ln ln đứng ở đầu câu. Những từ chuyển tiếp này liên quan đến ngữ cảnh của lời nói, cho thấy một ai đó bắt đầu lời nói hoăc tiếp tục lời nói của mình. Những từ chuyển tiếp này cũng cho thấy người nói đang cố gắng “duy trì nền hội thoại” và sắp xếp ý kiến của mình trước khi nói. Ví dụ:

Kết quả thống kê các loại Đề ngữ ngôn bản (35 trường hợp, xem bảng 2.9 ở trên) được trình bày trong bảng sau.

Bảng 2.11. Tỉ lệ xuất hiện của các kiểu Đề ngữ ngôn bản trong ngôn bản

Các loại Đề ngữ ngôn bản Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ví dụ Đề ngữ cấu trúc

33 94,3 Nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở cánh đồng

thấp.

Đề ngữ liên kết

2 5,7 Tuy nhiên, trong ngày tết đến, A Phủ chẳng có quần

áo mới như nhiều trai khác.

Đề ngữ nối tiếp

0 0

Tổng cộng 35 100

Bảng 2.11 cho thấy trong Đề ngữ ngôn bản, Đề ngữ cấu trúc và, nhưng.. là xuất hiện phổ biến nhất (94,3%), còn lại là Đề ngữ liên kết hơn nữa, do vậy...(5,7%) Đề ngữ nối tiếp vâng, dạ...không xuất hiện trường hợp

nào trong khối liệu khảo sát.

Trong cấu trúc Đề ngữ đa thành phần, Đề ngữ chủ đề (sự xuất hiện của nó là bắt buộc, cố hữu) phải đồng xuất hiện với Đề ngữ ngôn bản hoặc Đề ngữ liên nhân.

Bảng 2.12. Khả năng đồng xuất hiện giữa Đề ngữ ngôn bản với Đề ngữ

liên nhân

Câu Đề ngữ

Ngôn bản Liên nhân Chủ đề

Và có lẽ anh ấy đúng. 1 1 1

Và anh ấy có lẽ đúng. 0 0 1

Có lẽ anh ấy đúng. 0 1 1

Anh ấy có lẽ đúng. 0 0 1

Qua khảo sát, Đề ngữ chủ đề được hiểu như một “then chốt” bởi vì Đề ngữ chủ đề đứng sau Đề ngữ liên nhân hoặc Đề ngữ ngơn bản. Mơ hình Đề ngữ: ngôn bản + liên nhân + chủ đề được hiểu là mơ hình tuân theo nguyên tắc hướng tâm, vì vậy, Đề ngữ chủ đề được hiểu là “thu hút” hai loại Đề ngữ khác hướng về nó. Đề ngữ liên nhân thường đứng trước Đề ngữ chủ đề hàm ý tầm bao quát bên ngoài của nó đối với Đề ngữ chủ đề và tầm bao quát bên trong trong mối quan hệ với Đề ngữ ngôn bản. Đề ngữ ngôn bản xuất hiện ở vị trí đầu gợi ý tầm bao qt bên ngồi của loại này so với Đề ngữ liên nhân và Đề ngữ chủ đề.

Quan điểm này được cụ thể hóa bằng những con số đạt được trong nghiên cứu này. Qua khảo sát, Đề ngữ ngơn bản có một tỉ lệ cao nhất sự hiện thực hóa ở vị trí đầu cịn Đề ngữ chủ đề có một tỉ lệ rất cao ở vị trí thứ hai, ví dụ sau một Đề ngữ ngơn bản hoặc một Đề ngữ liên nhân và một phần của vị trí thứ ba (ví dụ sau một Đề ngữ ngơn bản và một Đề ngữ liên nhân). Sau đây là những mơ hình của Đề ngữ đa thành phần.

(a) Ngơn bản + chủ đề: tham thể

(2. 88)

Nhưng cơng ti của anh là cơng ty có uy tín. [48; 19]

Đề ngữ ngơn bản Đề ngữ chủ đề: đương thể Thuyết ngữ Đề ngữ đa thành phần (b) Ngôn bản + chủ đề: chu cảnh (2.89)

trong nửa lít mật ong đóng chai

phân chất ra được 5 vạn thứ hoa.

[71;84] Đề ngữ ngôn bản Đề ngữ chủ đề: chu cảnh Thuyết ngữ Đề ngữ đa thành phần (c) Ngơn bản + chủ đề: q trình (2.90)

Rồi ai đó phát vào vai rất mạnh. [48; 25]

Đề ngữ ngôn bản Đề ngữ chủ đề: quá trình hiện hữu Thuyết ngữ Đề ngữ đa thành phần

(d) Liên nhân + chủ đề: tham thể (2.91)

Hình như tơi gọi tên em. [48; 95]

Đề ngữ ngữ liên nhân Đề ngữ chủ đề: phát ngôn thể Thuyết ngữ

Đề ngữ đa thành phần

(e) Liên nhân + chủ đề: chu cảnh (2.92)

Thực ra lúc ấy chúng tôi cũng khơng biết nó ở đâu.

[48;91]

Đề ngữ liên nhân

Đề ngữ chủ đề: chu cảnh Thuyết ngữ

Đề ngữ đa thành phần

(f) Ngôn bản + liên nhân +chủ đề: tham thể (2.93)

gần như vơ tình nàng dựa hẳn vào vai chàng

[48;142] Đề ngữ ngôn bản Đề ngữ liên nhân Đề ngữ chủ đề: Hành thể Thuyết ngữ Đề ngữ đa thành phần

(g) Ngôn bản +liên nhân +chủ đề: chu cảnh (2.94)

Nhưng chẳng lẽ bây giờ bảo người ta xuống đi bộ.

[48;93] Đề ngữ ngôn bản Đề ngữ liên nhân Đề ngữ chủ đề: chu cảnh Thuyết ngữ Đề ngữ đa thành phần

Kết quả thống kê về những mơ hình Đề ngữ đa thành phần (37 trường hợp, xem bảng 2.1 trên đây) được trình bày trong bảng sau.

Bảng 2.13. Các mơ hình Đề ngữ đa thành phần

Các mơ hình Đề ngữ đa thành phần Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Ngôn bản-chủ đề: tham thể 27 73

Ngôn bản - chủ đề: chu cảnh 5 13,5

Ngơn bản-chủ đề: q trình 3 8,2

Liên nhân-chủ đề: tham thể 2 5,4

Liên nhân - chủ đề: chu cảnh 0

Ngôn bản-liên nhân-chủ đề: tham thể 0

Ngôn bản-liên nhân-chủ đề: chu cảnh 0

Tổng cộng 37 100

Với mơ hình Đề ngữ đa thành phần, bảng 2.13 cho thấy, mơ hình Ngơn

chủ đề: chu cảnh (13,5%); Ngơn bản + chủ đề: q trình (8,2%); Liên nhân +chủ đề: tham thể (5,4%). Các mơ hình: Liên nhân + chủ đề: chu cảnh; Ngôn bản + liên nhân + chủ đề: tham thể; Ngôn bản + liên nhân + chủ đề: chu cảnh khơng thấy có trường hợp nào trong khối liệu khảo sát.

Đề ngữ ngôn bản thường đồng xuất hiện với Đề ngữ chủ đề không đánh dấu hơn là với Đề ngữ chủ đề đánh dấu.

(2.95) Và tôi cảm thấy như chưa có chuyện gì xảy ra. [48; 18] (2.96) Nhưng Chí phèo lại kêu to hơn. [10; 124]

(2.97) Và anh đã ngắm không biết mệt những kiến trúc cực kỳ đa dạng ở thành phố này. [48; 98]

Kết quả thống kê về sự kết hợp của Đề ngữ ngôn bản với Đề ngữ không đánh dấu và Đề ngữ đánh dấu trong Đề ngữ đa thành phần (37 trường hợp, xem bảng 2.1 ở trên) được trình bày trong bảng sau.

Bảng 2.14. Sự kết hợp của Đề ngữ ngôn bản với Đề ngữ không đánh dấu/ Đề

ngữ đánh dấu trong Đề ngữ đa thành phần

Sự kết hợp của Đề ngữ ngôn bản với Đề ngữ không đánh dấu/ Đề ngữ đánh dấu trong Đề ngữ đa thành phần Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ví dụ Đề ngữ ngôn bản + Đề ngữ không đánh dấu

27 77,1 Nhưng làng tha cho mày được

sống mà nộp vạ.

Đề ngữ ngôn bản + Đề ngữ đánh dấu

8 22,9 Nhưng đêm hôm sau Mị vẫn ra

sưởi như đêm trước.

Bảng 2.14 cho thấy phổ biến nhất là kiểu kết hợp của Đề ngữ ngôn bản với Đề ngữ không đánh dấu trong Đề ngữ đa thành phần (77,1%), còn lại là sự kết hợp của Đề ngữ ngôn bản với Đề ngữ đánh dấu (22,9).

Trong Đề ngữ đa thành phần, Đề ngữ chủ đề có cấu tạo là cụm danh từ, đại từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm giới từ... Ví dụ:

(2.98) Nhưng sân làng vắng hoe. [48; 183] (2.99) Có lẽ họ khơng biết nhau. [48; 93]

(2.100) Rồi rưng rức, cơ khóc khơng ra tiếng. [48; 124] (2.101) Và nghĩ thế, hắn thấy hắn cũng oai. [10; 91]

(2.102) Tuy nhiên, trong ngày tết, A Phủ chẳng có quần áo mới như nhiều

trai khác. [47; 12]

Kết quả thống kê cấu tạo của Đề ngữ chủ đề trong Đề ngữ đa thành phần (37 trường hợp, xem bảng 2.1 ở trên) được trình bày trong bảng sau.

Bảng 2.15. Cấu tạo của Đề ngữ chủ đề trong Đề ngữ đa thành phần

Cấu tạo của Đề ngữ chủ đề trong Đề ngữ đa thành phần Số lƣợn g Tỉ lệ (%) Ví dụ

Danh từ/ cụm danh từ 28 75,7 Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay.

Đại từ 2 5,4 Nhưng họ khơng chịu về.

Tính từ/cụm tính từ 0 0

Động từ/ cụm động từ 3 8,1 Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy khơng phải

con gái thống lí.

Giới từ/ cụm giới từ 4 10,8 Nhưng trong các làng Mèo Ðỏ, những

chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xoè như con bướm sặc sỡ.

Tổng cộng 37 100

Bảng 2.15 cho thấy, Đề ngữ chủ đề có cấu tạo là danh từ/ cụm danh từ xuất hiện nhiều nhất (75,7%), còn lại là Đề ngữ chủ đề có cấu tạo là cụm giới từ (10,8%) là đơ ̣ng từ/ cụm đô ̣ng từ (8,1%) là đại từ (5,4%) là tính từ/ cụm tính từ (0 %).

Trong Đề ngữ đa thành phần ,về chức năng chuyển tác, Đề ngữ chủ đề là Hành thể, Đương thể, Bị đồng nhất thể, Cảm thể, Phát ngôn thể, Ứng thể...

(2.104) Sau đó, hắn trở nên tốt bụng với mọi nguời. [48;19] (Đương thể) (2.105) Nhưng công ty của bọn anh là một công ty có uy tín. [ 48; 98] (Bị

đồng nhất thể)

(2.106) Thật ra anh đại đội trưởng đang lo. [48; 102] (Cảm thể) (2.107) Nhưng Ngần không gào lên được. [48; 54] (Phát ngôn thể) (2.108) Và nó đã khóc. [48; 91] (Ứng thể)

Kết quả thống kê trong bảng 2.16 dưới đây về chức năng chuyển tác của Đề ngữ chủ đề trong Đề ngữ đa thành phần cho thấy 29 trường hợp Đề ngữ đa thành phần là tham thể.

Bảng 2.16. Chức năng chuyển tác của Đề ngữ chủ đề trong Đề ngữ đa Chức năng chuyển tác của Đề ngữ chủ đề trong Đề ngữ đa thành phần Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ví dụ Hành thể 21 72,4 Rồi A Sử về.

Đương thể 2 6,9 Nhưng chân đau không cựa được.

Bị đồng nhất thể 0 0

Cảm thể 3 10,3 Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cấu tạo và chức năng thông báo của đề trong câu đơn tiếng việt 62 22 02 40 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)