Từ khi ra đời đến nay, Thẻ điểm cân bằng ngày càng được áp dụng rộng rãi không chỉ trong các tổ chức kinh doanh mà còn các tổ chức phi chính phủ tại nhiều quốc gia tiên tiến ở chây Mỹ, châu Âu và nhiều quốc gia ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Malaysia…Theo thống kê của Hiệp hội BSC Hoa Kỳ, hiện nay có khoảng 65% trong số Top 1000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune bình chọn, đã ứng dụng BSC vào quản trị chiến lược. Tại Việt Nam, kết quả khảo sát của Tổ chức đánh giá tín nhiệm (Vietnam Report) mới đây cho thấy, trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam đã có 7% đơn vị đã áp dụng và 36% đang có kế hoạch áp dụng BSC1.
Tại Việt Nam, đã có nhiều doanh nghiệp ứng dụng thành công công cụ Thẻ điểm cân bằng và sau khi ứng dụng có tốc độ tăng trưởng cao, mở rộng được thị phần trong và ngoài nước như FPT, Phú Thái, Kinh Đô, Hồng Lam… Tập đoàn FPT là một điển hình. Tháng 8/2012, Tập đồn này đã chính thức áp dụng BSC vào hệ thống quản lý và xác định phải mất 3 năm để hoàn thiện toàn bộ dự án. Đến nay mặc dù mới đi được hơn một nửa chặng đường, nhưng FPT đã hoàn thành xong 14 bản đồ chiến lược với 51 thẻ điểm và 1052 chỉ số. Tất cả các con số, chỉ tiêu kinh doanh của Công ty thành viên của FPT đểu được thể hiện trên bản đồ chiến lược, mọi nhân viên đều phải tham gia vào chiến lược chung của tập đồn. Nhờ có sự cam kết BSC nên tất cả các công ty thành viên đều rất nỗ lực hoàn thành mục tiêu. Năm 2013, mục tiêu quan trọng nhất của Tập đồn này là tồn cầu hóa và kết quả sau khi áp dụng BSC, lần đầu tiên năm 2013 sáu cơng ty thành viên của tập đồn này đều có doanh thu từ nước ngồi. Một điển hình khác là tại Cơng ty TNHH Ơ mai Hồng Lam, Công ty này đã áp dụng BSC vào hệ thống quản lý của mình từ năm 2012. Sau 3 năm áp dụng Công ty đã đạt được 80% những mục tiêu ban đầu đề ra và hiện
1
nay bất chấp bối cảnh kinh tế khó khăn, Cơng ty vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng, giảm được hàng tồn kho.
Tuy vậy, những Cơng ty trên chỉ là một số ít cơng ty áp dụng thành cơng mơ hình BSC tại Việt Nam. Mặc dù BSC đã được một số Công ty Việt Nam áp dụng từ 2003 nhưng đến nay vẫn còn là một phương pháp hoạch định chiến lược mới mẻ, và sự quan tâm của doanh nghiệp hầu hết vẫn chỉ dừng ở mức độ tìm hiểu ban đầu. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp khơng nhận thức đúng năng lực thật sự để lựa chọn mơ hình BSC hiệu quả, điều đó làm việc việc áp dụng BSC trở nên nửa vời và khiến cho công cụ này bị đứt gánh giữa đường.
Rõ ràng, BSC là một công cụ tiên tiến và nếu áp dụng thành công sẽ giúp cho tổ chức thực thi một cách hiệu quả chiến lược của mình, nhưng mỗi doanh nghiệp cần có một phương pháp áp dụng riêng phù hợp với mình và cần có sự quyết tâm cao trong q trình thực hiện.
Tóm tắt Chương 1:
Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát về Thẻ điểm cân bằng BSC, Chỉ số đo lường hiệu suất KPI, các khuyến khích tài chính, các phương pháp liên kết BSC và KPI với các khuyến khích tài chính, đồng thời nêu lên các điều kiện để áp dụng BSC và KPI vào một tổ chức.
Các khuyến khích tài chính là những khoản phụ thêm ngồi tiền cơng và tiền lương để thù lao cho sự thực hiện công việc tốt hơn mức yêu cầu của người lao động. Các khuyến khích tài chính nhằm mục đích tác động tới hành vi lao động, hoàn thiện sự thực hiện công việc của người lao động và nâng cao năng suất của người lao động.
Ứng dụng BSC và KPI vào thực hiện các khuyến khích tài chính là tiến hành đánh giá nhân viên dựa trên các chỉ tiêu được đặt ra trong các viễn cảnh chiến lược của Thẻ điểm cân bằng BSC là: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển sau đó sử dụng kết quả đánh giá nhân viên để xây dựng các chương trình khuyến khích tài chính. Việc làm này nhằm đảm bảo người lao động được hưởng
các khuyến khích tài chính tương xứng với kết quả thực hiện cơng việc của mình và từ đó tạo động lực cho người lao động.
Sau khi nghiên cứu khái quát cơ sở lý thuyết về đánh giá nhân viên theo phương pháp BSC và KPI ở chương 1, chúng ta tiếp tục phân tích thực trạng cơng tác khuyến khích tài chính và khả năng ứng dụng phương pháp BSC và KPI tại Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KHUYẾN KHÍCH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG BSC VÀ KPI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1 2.1 Giới thiệu Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1
2.1.1 Sơ lược về Công ty
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1. Tên tiếng Anh: Ha Tien 1 Cement Joint Stock Company Mã cổ phiếu: HT1
Địa chỉ: 360 Võ Văn Kiệt, Phường Cầu Kho, Quận 1, TP HCM.
Website: www.hatien1.com.vn
Năm thành lập: 1964
Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty cổ phần. Vốn điều lệ Công ty: 1.980 tỷ đồng
Triết lý kinh doanh: “Nhân – Nghĩa – Trí – Tín”: Nhân – Nhân lực là nguồn
vốn quý giá nhất; Nghĩa – Trách nhiệm với xã hội là ưu tiên hàng đầu; Trí - Tri thức và công nghệ là lợi thế phát triển; Tín – Uy tín là nền tảng cho sản xuất kinh doanh.
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính
Sản xuất kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng.
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các sản phẩm phục vụ xây dựng và công nghiệp.
Kinh doanh xuất, nhập khẩu xi măng và nguyên vật liệu, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác.
Xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Dịch vụ bến cảng, dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, đường bộ, đường sắt, đường sông.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức Công ty
Cơ cấu tổ chức Công ty Hà Tiên 1 hiện nay thể hiện như Hình 2.1.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 – Công ty Hà Tiên 1)
Cơng ty có các chi nhánh với nhiệm vụ chính của các chi nhánh như sau: - Xí nghiệp Tiêu thụ và Dịch vụ đảm trách toàn bộ các hoạt động liên quan đến công tác tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng.
- Trạm nghiền Thủ Đức, Trạm nghiền Long An, Trạm nghiền Cam Ranh với nhiệm vụ chính là tiếp nhận nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm xi măng và sau xi măng. Giao hàng theo đơn đặt hàng của Xí nghiệp Tiêu thụ và Dịch vụ.
- Nhà máy xi măng Bình Phước, Nhà máy xi măng Kiên Lương có nhiệm vụ thực hiện q trình sản xuất sản phẩm từ khâu khai thác nguyên liệu đến sản xuất ra sản phẩm và giao hàng theo đơn đặt hàng của Xí nghiệp Tiêu thụ và Dịch vụ.
- Văn phịng chính là đầu mối quản lý và điều hành tồn bộ các hoạt động của Cơng ty. Văn phịng chính có các Phòng ban: Phòng Tổ chức Hành chánh, Phịng Kế tốn thống kê tài chánh, Phòng Luật – Thanh tra – Pháp chế, Ban ISO An tồn và mơi trường, Phòng Chiến lược phát triển và xây dựng cơ bản, Phòng Vật tư chuỗi cung ứng, Phịng Cơng nghệ Thông tin, Ban bất động sản. Mỗi Phòng ban thuộc Văn phịng chính là các bộ phận chức năng có vị trí tương đương với một chi nhánh trong cơ cấu tổ chức của Cơng ty.
2.1.4 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược của Công ty
Sứ mệnh: Tuyên bố sứ mệnh của Công ty Hà Tiên 1 đã được nêu trong Báo cáo thường niên năm 2012 như sau: “Chúng tôi nhận thức rằng Vicem Hà Tiên “lớn mạnh do bạn và vì bạn” do vậy chúng tôi cam kết không ngừng đầu tư phát triển, mở rộng kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đơng, người lao động và đóng góp tích cực cho cộng đồng” .
Tầm nhìn: Báo cáo thường niên năm 2012 của Công ty Hà Tiên 1 đã
khằng định tầm nhìn như sau: “Vicem Hà Tiên giữ vị thế dẫn đầu trong ngành xi măng tại thị trường Đông Dương, cung cấp các sản phẩm xi măng và các sản phẩm sau xi măng với chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế cho khách hàng bằng dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp nhất”.
Mục tiêu chiến lược: Mục tiêu chiến lượcđến năm 2015 của Công ty Hà
Tiên 1 được khẳng định trong Tài liệu hội nghị đại biểu người lao động năm 2014 là:
- Chiếm thị phần khống chế 40% tại khu vực Đơng Nam Bộ.
- Duy trì xây dựng thương hiệu Hà Tiên 1 tiếp tục là một thương hiệu dẫn đầu ngành xi măng phía nam và thương hiệu của các vật liệu mới từ xi măng.
- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa Công ty và hệ thống phân phối, tạo mối quan hệ khăng khít và tin tưởng với khách hàng.
2.1.5 Một số kết quả hoạt động của Cơng ty Hà Tiên 1 2.1.5.1 Tài chính
Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty Hà Tiên 1 thể hiện trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính Cơng ty Hà Tiên 1
STT Chỉ tiêu Năm
2012
Năm
2013
1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,41 0,40 Hệ số thanh toán nhanh 0,17 0,16 2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số nợ trên tổng tài sản 0,86 0,76 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 6,06 3,1 3 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho 4,03 5,01 Doanh thu thuần trên tổng tài sản 0,44 0,49 4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần 0,16% 0,04% Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu 0,49% 0,08% Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản 0,07% 0,02%
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2013 và Mục tiêu ngân sách hoạt động
đầu tư năm 2014 - Công ty Hà Tiên 1)
Qua các chỉ tiêu tài chính thể hiện trong Bảng 2.1 chúng ta có thể thấy tình hình tài chính của Cơng ty Hà Tiên 1 hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn:
- Hệ số thanh toán ngắn hạn và Hệ số thanh toán nhanh ở cả hai năm 2012 và 2013 đều rất thấp và nhỏ hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến kỳ hạn của Công ty là rất thấp.
- Hệ số nợ trên tổng tài sản và Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức rất cao. Hệ số nợ trên tổng tài sản năm 2012 là 0,86, năm 2013 giảm còn 0,76 nhưng vẫn còn ở mức cao chứng tỏ nguồn vốn vay đang chiếm tỷ lệ rất cao và khả năng tự chủ tài chính của Công ty thấp. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu rất lớn, năm 2012 là 6,06. Năm 2013 do việc tăng vốn góp của Cơng ty mẹ Vicem thêm 1200 tỷ thông qua việc phát hành cổ phiếu đã giúp giảm Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu còn 3,1, tuy vậy hệ số này vẫn ở mức rất cao chứng tỏ doanh nghiệp đang đi vay nhiều gấp 3,1 lần vốn chủ sở hữu của mình.
- Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần, Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu và Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản năm 2013 đều thấp hơn 2012 chứng tỏ hiệu quả hoạt động của Công ty đang bị sụt giảm.
Chúng ta cùng xem xét một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hà Tiên 1
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 % tăng/ giảm so với 2012
1 Sản lượng tiêu thu Tấn 4.452.345 5.350.000 16,82% 2 Doanh thu thuần Tỷ đ 5.824 6.369 9,36% 3 EBITDA Tỷ đ 1.339 1.625 21,35% 4 Chi phí tài chính Tỷ đ 926 1.040 32,36% 5 Chi phí khấu hao Tỷ đ 491 611 24,51% 6 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đ 1,66 5,38 224,67% 7 EBITDA/ doanh thu Tỷ đ 23% 26% 10,97%
8 Cổ tức % 0 0
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2013 và Mục tiêu ngân sách hoạt động
đầu tư năm 2014 - Công ty Hà Tiên 1)
Qua Bàng 2.2 chúng ta thấy sản lượng tiêu thụ của Công ty năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 16,82% , lợi nhuận trước thuế năm 2013 tăng 224,67% so với năm 2012 nhưng mức lợi nhuận trước thuế của Công ty trong năm chỉ 5,38 tỷ chứng tỏ mức lợi nhuận vẫn còn ở mức thấp và các cổ đông không được chia cổ tức trong cả hai năm 2012 và 2013.
2.1.5.2 Khách hàng * Sản lượng sản xuất
Bảng 2.3: Sản lượng sản xuất của Công ty Hà Tiên 1
STT Sản phẩm Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 %Tăng/giảm so với 2012
1 Xi măng bột Tấn 4.204.365 4.375.340 4% 2 Clinker Tấn 3.095.232 3.818.382 23%
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2013 và Mục tiêu ngân sách hoạt động
Sản lượng sản xuất năm 2013 tăng so với 2012 chứng tỏ Công ty đã cải thiện công tác điều hành sản xuất.
* Sản lượng tiêu thụ
Bảng 2.4: Sản lượng tiêu thụ của Công ty Hà Tiên 1
STT Sản phẩm Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 %Tăng/giảm
so với 2012
1 Tổng sản phẩm xi
măng + clinker tiêu
thụ
Tấn 4.452.345 5.201.119 17%
2 Xi măng trong nước
Tấn 4.142.810 4.166.804 14%
3 Xi măng xuất khẩu Tấn 150.165 197.875 32% 4 Clinker Tấn 315.071 836.440 165%
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2013 và Mục tiêu ngân sách hoạt động
đầu tư năm 2014 - Công ty Hà Tiên 1)
Sản lượng tiêu thụ năm 2013 tăng 17% so với năm 2012. Sản lượng xuất khẩu năm 2013 tăng 32% so với năm 2012 chứng tỏ công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty đang ngày càng tốt hơn.
* Thị phần
Bảng 2.5: Thị phần của Công ty Hà Tiên 1
STT Thị trường Năm 2012 Năm 2013 % Tăng/ giảm so với
2012
1 Đông Nam Bộ 31,35% 32,76% 1,41%
2 Đồng Bằng Sông Cửu Long 22,97% 21,61% -1,36% 3 Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 18,68% 17,71% -0,97% 4 Campuchia 23,09% 26,28% 3,19%
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2013 và Mục tiêu ngân sách hoạt động
đầu tư năm 2014 - Công ty Hà Tiên 1)
Thị phần của Công ty ở thị trường Đông Nam Bộ và xuất khẩu sang Campuchia năm 2013 tăng so với năm 2012 nhưng thị trường mới là Đồng Bằng Sông Cửu Long và Nam Trung Bộ - Tây Nguyên lại bị sụt giảm thị phần. Chứng tỏ
hiện nay sự cạnh tranh để tranh giành thị trường giữa các Công ty sản xuất xi măng là rất gawy gắt, Công ty cần có chỉnh sách hợp lý hơn nữa để vững thị phần của mình.
* Chăm sóc khách hàng
Chính sách của Cơng ty là mang đến sự hài lịng cho khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt, độ bền cao và tạo thương hiệu uy tín cho sản phẩm. Tuy vậycác dịch vụ sau bán hàng của Công ty hiện nay chưa nhiều và chủ yếu tập trung vào mạng lưới phân phối là các nhà phân phối chính, chưa có nhiều dịch vụ sau bán hàng cho khách hàng cuối cùng là người trực tiếp tiêu dùng sản phẩm.
2.1.5.3 Quy trình nội bộ
Từ năm 2009 Cơng ty đã xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 nhằm chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đồng bộ đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng