Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) để thực hiện chế độ khuyến khích tài chính đối với người lao động tại công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 (Trang 36)

2.1 Giới thiệu Công ty cổ phần xi măng Hà Tiê n1

2.1.4 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược của Công ty

Sứ mệnh: Tuyên bố sứ mệnh của Công ty Hà Tiên 1 đã được nêu trong Báo cáo thường niên năm 2012 như sau: “Chúng tôi nhận thức rằng Vicem Hà Tiên “lớn mạnh do bạn và vì bạn” do vậy chúng tơi cam kết không ngừng đầu tư phát triển, mở rộng kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông, người lao động và đóng góp tích cực cho cộng đồng” .

Tầm nhìn: Báo cáo thường niên năm 2012 của Công ty Hà Tiên 1 đã

khằng định tầm nhìn như sau: “Vicem Hà Tiên giữ vị thế dẫn đầu trong ngành xi măng tại thị trường Đông Dương, cung cấp các sản phẩm xi măng và các sản phẩm sau xi măng với chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế cho khách hàng bằng dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp nhất”.

Mục tiêu chiến lược: Mục tiêu chiến lượcđến năm 2015 của Công ty Hà

Tiên 1 được khẳng định trong Tài liệu hội nghị đại biểu người lao động năm 2014 là:

- Chiếm thị phần khống chế 40% tại khu vực Đông Nam Bộ.

- Duy trì xây dựng thương hiệu Hà Tiên 1 tiếp tục là một thương hiệu dẫn đầu ngành xi măng phía nam và thương hiệu của các vật liệu mới từ xi măng.

- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa Công ty và hệ thống phân phối, tạo mối quan hệ khăng khít và tin tưởng với khách hàng.

2.1.5 Một số kết quả hoạt động của Công ty Hà Tiên 1 2.1.5.1 Tài chính

Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Cơng ty Hà Tiên 1 thể hiện trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính Cơng ty Hà Tiên 1

STT Chỉ tiêu Năm

2012

Năm

2013

1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,41 0,40 Hệ số thanh toán nhanh 0,17 0,16 2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Hệ số nợ trên tổng tài sản 0,86 0,76 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 6,06 3,1 3 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho 4,03 5,01 Doanh thu thuần trên tổng tài sản 0,44 0,49 4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần 0,16% 0,04% Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu 0,49% 0,08% Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản 0,07% 0,02%

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2013 và Mục tiêu ngân sách hoạt động

đầu tư năm 2014 - Công ty Hà Tiên 1)

Qua các chỉ tiêu tài chính thể hiện trong Bảng 2.1 chúng ta có thể thấy tình hình tài chính của Cơng ty Hà Tiên 1 hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn:

- Hệ số thanh toán ngắn hạn và Hệ số thanh toán nhanh ở cả hai năm 2012 và 2013 đều rất thấp và nhỏ hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến kỳ hạn của Công ty là rất thấp.

- Hệ số nợ trên tổng tài sản và Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức rất cao. Hệ số nợ trên tổng tài sản năm 2012 là 0,86, năm 2013 giảm còn 0,76 nhưng vẫn còn ở mức cao chứng tỏ nguồn vốn vay đang chiếm tỷ lệ rất cao và khả năng tự chủ tài chính của Cơng ty thấp. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu rất lớn, năm 2012 là 6,06. Năm 2013 do việc tăng vốn góp của Cơng ty mẹ Vicem thêm 1200 tỷ thông qua việc phát hành cổ phiếu đã giúp giảm Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu còn 3,1, tuy vậy hệ số này vẫn ở mức rất cao chứng tỏ doanh nghiệp đang đi vay nhiều gấp 3,1 lần vốn chủ sở hữu của mình.

- Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần, Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu và Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản năm 2013 đều thấp hơn 2012 chứng tỏ hiệu quả hoạt động của Công ty đang bị sụt giảm.

Chúng ta cùng xem xét một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hà Tiên 1

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 % tăng/ giảm so với 2012

1 Sản lượng tiêu thu Tấn 4.452.345 5.350.000 16,82% 2 Doanh thu thuần Tỷ đ 5.824 6.369 9,36% 3 EBITDA Tỷ đ 1.339 1.625 21,35% 4 Chi phí tài chính Tỷ đ 926 1.040 32,36% 5 Chi phí khấu hao Tỷ đ 491 611 24,51% 6 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đ 1,66 5,38 224,67% 7 EBITDA/ doanh thu Tỷ đ 23% 26% 10,97%

8 Cổ tức % 0 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2013 và Mục tiêu ngân sách hoạt động

đầu tư năm 2014 - Công ty Hà Tiên 1)

Qua Bàng 2.2 chúng ta thấy sản lượng tiêu thụ của Công ty năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 16,82% , lợi nhuận trước thuế năm 2013 tăng 224,67% so với năm 2012 nhưng mức lợi nhuận trước thuế của Công ty trong năm chỉ 5,38 tỷ chứng tỏ mức lợi nhuận vẫn còn ở mức thấp và các cổ đông không được chia cổ tức trong cả hai năm 2012 và 2013.

2.1.5.2 Khách hàng * Sản lượng sản xuất

Bảng 2.3: Sản lượng sản xuất của Công ty Hà Tiên 1

STT Sản phẩm Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 %Tăng/giảm so với 2012

1 Xi măng bột Tấn 4.204.365 4.375.340 4% 2 Clinker Tấn 3.095.232 3.818.382 23%

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2013 và Mục tiêu ngân sách hoạt động

Sản lượng sản xuất năm 2013 tăng so với 2012 chứng tỏ Công ty đã cải thiện công tác điều hành sản xuất.

* Sản lượng tiêu thụ

Bảng 2.4: Sản lượng tiêu thụ của Công ty Hà Tiên 1

STT Sản phẩm Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 %Tăng/giảm

so với 2012

1 Tổng sản phẩm xi

măng + clinker tiêu

thụ

Tấn 4.452.345 5.201.119 17%

2 Xi măng trong nước

Tấn 4.142.810 4.166.804 14%

3 Xi măng xuất khẩu Tấn 150.165 197.875 32% 4 Clinker Tấn 315.071 836.440 165%

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2013 và Mục tiêu ngân sách hoạt động

đầu tư năm 2014 - Công ty Hà Tiên 1)

Sản lượng tiêu thụ năm 2013 tăng 17% so với năm 2012. Sản lượng xuất khẩu năm 2013 tăng 32% so với năm 2012 chứng tỏ công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty đang ngày càng tốt hơn.

* Thị phần

Bảng 2.5: Thị phần của Công ty Hà Tiên 1

STT Thị trường Năm 2012 Năm 2013 % Tăng/ giảm so với

2012

1 Đông Nam Bộ 31,35% 32,76% 1,41%

2 Đồng Bằng Sông Cửu Long 22,97% 21,61% -1,36% 3 Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 18,68% 17,71% -0,97% 4 Campuchia 23,09% 26,28% 3,19%

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2013 và Mục tiêu ngân sách hoạt động

đầu tư năm 2014 - Công ty Hà Tiên 1)

Thị phần của Công ty ở thị trường Đông Nam Bộ và xuất khẩu sang Campuchia năm 2013 tăng so với năm 2012 nhưng thị trường mới là Đồng Bằng Sông Cửu Long và Nam Trung Bộ - Tây Nguyên lại bị sụt giảm thị phần. Chứng tỏ

hiện nay sự cạnh tranh để tranh giành thị trường giữa các Công ty sản xuất xi măng là rất gawy gắt, Cơng ty cần có chỉnh sách hợp lý hơn nữa để vững thị phần của mình.

* Chăm sóc khách hàng

Chính sách của Cơng ty là mang đến sự hài lòng cho khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt, độ bền cao và tạo thương hiệu uy tín cho sản phẩm. Tuy vậycác dịch vụ sau bán hàng của Công ty hiện nay chưa nhiều và chủ yếu tập trung vào mạng lưới phân phối là các nhà phân phối chính, chưa có nhiều dịch vụ sau bán hàng cho khách hàng cuối cùng là người trực tiếp tiêu dùng sản phẩm.

2.1.5.3 Quy trình nội bộ

Từ năm 2009 Công ty đã xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 nhằm chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đồng bộ đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong việc áp dụng có hiệu lực hệ thống này.

Đồng thời với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000, đế đảm bảo quá trình sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và cung cấp cho khách hàng các thông số về chất lượng sản phẩm sản xuất ra mọt cách tin cậy, Công ty đã xây dựng Hệ thống quản lý Phịng Thí nghiệm - KCS theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

Hiện nay, Công ty đang triển khai xây dựng hệ thống hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 để đảm bảo quá trình sản xuất đạt tiêu chuẩn về an toàn lao động, tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

2.1.5.4 Học hỏi và phát triển * Nguồn nhân lực * Nguồn nhân lực

Trải qua gần 50 năm hình thành và hoạt động, Công ty Hà Tiên 1 ngày càng phát triển và lớn mạnh không ngừng. Song hành với sự phát triển của công ty là đội ngũ Cán bộ công nhân viên (CBCNV) ngày một vững mạnh và tiến bộ. Cụ thể số nhân viên của công ty đã tăng từ 1484 lao động năm 2008 lên đến 2891 lao động năm 2013.

Bảng 2.6: Tổng số CB CNV của Công ty Hà Tiên 1 qua các năm 2008-2013

(Nguồn Báo cáo công tác nhân sự - Công ty Hà Tiên 1)

Số lao động tăng lên mạnh trong giai đoạn 2008 -2011 là do công ty bắt đầu vận hành nhà máy mới ở Bình Phước và một số dự án khác. Điều này thể hiện cho sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của công ty, tuy nhiên với tình hình lao động lớn mạnh như hiện nay thì đó là một bài tốn khó cho các cơng ty quản lý, chi phí, lương bổng và phúc lợi ở cơng ty. Địi hỏi cơng ty phải có những cơng cụ quản lý, đánh giá nhân lực một cách hiệu quả và chính xác.

Về đội ngũ sản xuất trực tiếp: đa phần là những CBCNV có kinh nghiệm, gắn

bó lâu năm với công ty. Hầu hết những công nhân sản xuất trực tiếp đều được đào tạo về kỹ thuật chun mơn, tham gia các khóa học đảm bảo an tồn lao động và được đào tạo những kỹ năng cần thiết để có thể thay đổi ln chuyển vị trí khi cơng ty có nhu cầu.

Về đội ngũ gián tiếp: Cơng ty có khoản 965 CBCNV là những lao động có trình

độ trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên, nắm bắt và có kinh nghiệm trong cơng việc. Đây là đội ngũ năng động, sáng tạo, có thâm niên, nghiệp vụ cao và là nguồn lực đóng vai trị khơng nhỏ trong công cuộc phát triển của công ty.

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Về đội ngũ các nhà quản lý: Công ty có khoản 178 CBCNV, có trình độ chủ

yếu trên đại học, giàu kinh nghiệm, có thâm niên và gắn bó lâu dài với cơng ty, có tầm nhìn chiến lược và ln làm việc dựa trên lợi ích của người lao động và sự phát triển của công ty.

Chúng ta có thể thấy rằng, Cơng ty Hà Tiên 1 có nguồn nhân lực khá ổn định và bền chặt, đây là một lợi thế rất lớn của công ty.

* Đào tạo

Công ty luôn chú trọng công tác đào tạo phát triển để nâng cao trình độ của lao động gián tiếp và nâng cao tay nghề của lao động trực tiếp. Các chính sách đào tạo của Công ty luôn khuyến khích người lao động học tập và nâng cao trình độ. Ngồi các chương trình tổ chức đào tạo cho CBCNV theo kế hoạch hàng năm, Cơng ty có chính sách hỗ trợ CBCNV tự đăng ký tham gia các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ của bản thân như sau:

- CBCNV là nữ khi tham gia các khóa học nâng cao trình độ có chun ngành liên quan đến cơng việc đang đảm nhận tại các cơ sở đào tạo công lập được hỗ trợ 100% học phí.

-CBCNV là nam khi tham gia các khóa học nâng cao trình độ có chun ngành liên quan đến công việc đang đảm nhận tại các cơ sở đào tạo công lập được hỗ trợ 50% học phí.

Các chương trình đào tạo do Cơng ty tổ chức theo kế hoạch được thống kê như Bảng 2.8 sau:

Bảng 2.8: Tổng hợp công tác đào tạo năm 2013

STT Nội dung chương trình

đào tạo Số lớp đào tạo Số lượt người được đào tạo Kính phí (đồng)

1 Đào tạo Cán bộ quản lý cấp cao 2 21 56.175.000 2 Đào tạo quản lý cấp trung và tiềm năng 21 436 1.603.138.647 3 Đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ 105 1.076 2.926.764.721 4 Đào tạo bồi dưỡng chính trị 7 73 8.950.000

Tổng cộng 135 1.606 4.595.028.368

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2013 và Mục tiêu ngân sách hoạt động

Qua Bảng 2.8 chúng ta có thể thấy Công ty đã chi ra gần 4,6 tỷ đồng cho công tác đào tạo trong năm 2013, chứng tỏ Công ty rất quan tâm chú trọng công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2.2 Thực trạng cơng tác khuyến khích tài chính tại Cơng ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 Hà Tiên 1

2.2.1 Hình thức trả lương

Hình thức trả lương: Cơng ty Hà Tiên 1 tiền thân là một công ty nhà nước, trước khi cổ phần hóaCơng ty trả lương theo cấp bậc, chức vụ của viên chức nhà nước. Từ năm 2009 đến nay, sau khi cổ phần hóa Cơng ty trả lương cho cán bộ cơng nhân viên với hình thức lương cố định, mức lương được trả phụ thuộc vào chức danh công việc thực tế của người lao động. Cơng ty có hệ thống khung lương, có 12 nhóm chức danh cơng việc được phân chia dựa trên sự tương đồng giữa 8 yếu tố thuộc 4 đặc điểm xác định nên giá trị công việc gồm:

Đặc điểm I: u cầu của cơng việc về trình độ chuyên môn cấu thành từ 2 yếu tố:

Yếu tố 1: Trình độ chun mơn mà cơng việc u cầu. Yếu tố 2: Kinh nghiệm phải có mà cơng việc địi hỏi.

Đặc điểm II: Đặc tính của cơng việc, cấu thành từ 2 yếu tố:

Yếu tố 3: Mức độ phức tạp và u cầu có tính khoa học công nghệ của công việc. Yếu tố 4: Mục tiêu và yêu cầu giám sát của công việc

Đặc điểm III: Điều kiện làm việc, xét từ 2 yếu tố: Yếu tố 5: Tính tương thích vật lý của công việc Yếu tố 6: Môi trường thực hiện công việc

Đặc điểm IV: Vai trò và trách nhiệm, xét từ 2 yếu tố:

Yếu tố 7: Ảnh hưởng của công việc trong hệ thống. Yếu tố 8: Chức danh và trách nhiệm.

Mỗi nhóm chức danh sẽ có mức lương tối thiểu và tối đa cho từng nhómvà mỗi người lao động tùy thuộc vào kết quả đánh giá giá trị công việc của mình sẽ được xếp vào nhóm chức danh tương ứng và được trả lương với mức đã ấn định.

Lương hàng tháng của nhân viên là một mức lương cố định và mức lương đó được ghi rõ trong hợp đồng lao động, khơng có thành phần lương khuyến khích.

Ưu điểm: Với hình thức trả lương này Cơng ty đã trả lương tương xứng với

giá trị công việc của người lao động đảm nhận. Tiền lương được trả cố định hàng tháng giúp người lao động có thu nhập ổn định và n tâm về cơng việc của mình.

Nhược điểm:Với hình thức trả lương này, Công ty đã không gắn được kết quả thực hiện công việc của người lao động với thu nhập của họ. Những người lao động cùng làm một cơng việc, họ có cùng chức danh cơng việc thì mức lương của họ được hưởng sẽ bằng nhau, những người làm việc tốt và những người khơng hồn thành tốt cơng việc của mình đều được hưởng mức thu nhập như nhau, những người có thâm niên cơng tác lâu năm và những người mới vào chưa có kinh nghiệm nhưng làm cùng một cơng việc sẽ có mức lương như nhau. Do đó chưa khuyến khích được người lao động cố gắng để hồn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) để thực hiện chế độ khuyến khích tài chính đối với người lao động tại công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)