Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chi phí sử dụng phần mềm kế toán đến quyết định sử dụng phần mềm kế toán ở những doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)

2.1.1. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa

Căn cứ Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo

quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình qn năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

2.1.2. Thống kê sơ lược số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay 2.1.2.1 Giai đoạn 2000 – 2012 2.1.2.1 Giai đoạn 2000 – 2012

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đã phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về DNNVV. Dưới

31

(1) Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2012 do Tổng cục Thống kê thực hiện, số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động là 312.642 DN, trong đó số DN lớn là 7.739 DN, chiếm 2,5%, số DNNVV là 304.903, chiếm 97,5% (xếp theo tiêu chí lao động). Trong tổng số DNNVV, số DN vừa là 6837 DN, chiếm 2,2%; DN nhỏ là 9.268 DN, chiếm 29,6% và DN siêu nhỏ là 205.378 DN, chiếm cao nhất với 65,7%.

(2) Theo khu vực kinh tế, số DN đang hoạt động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 67,9% số DN toàn nền kinh tế; trong đó, số DN lớn chiếm 48,6%, DNNVV chiếm 68,4%. Tuy nhiên, tỷ lệ DN siêu nhỏ của khu vực này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất với 75,6%, trong khi tỷ lệ DN siêu nhỏ của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 40,6% và khu vực công và xây dựng là 44,8%.

(3) Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sơng Hồng có số DN nói chung và DNNVV nói riêng lớn nhất cả nước. Tổng số DN vùng Đông Nam Bộ năm 2012 là 125.543 DN, chiếm 40,2% cả nước (trong đó TP. HCM có 102.038 DN, chiếm 32,6% cả nước). Trong đó, số DNNVV là 122.466 DN, chiếm đến 97,5% tổng số DN của cả vùng. Tiếp đến là vùng Đồng bằng sơng Hồng có 99.175 DN, chiếm 31,7% cả nước (trong đó Hà Nội có 69.796 DN, chiếm 22,3%); trong đó số DNNVV là 96.554 DN, chiếm 97,4% tổng số DN của cả vùng.

2.1.2.2. Giai đoạn 2013 – 2014

Tổng số doanh nghiệp tính đến thời điểm 01/01/2014 trên phạm vi cả nước tồn tại về mặt pháp lý là 541.103 doanh nghiệp, nếu loại trừ 92.710 doanh nghiệp không thể xác minh được, thì tổng số doanh nghiệp của tồn bộ nền kinh tế là 448.393 doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê, hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp vi mơ chiếm một vị trí đáng kể. Đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế của những doanh nghiệp quy mô nhỏ

32

và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp này hiện đang sử dụng 50% lực lượng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP hàng năm cho quốc gia.

Số lượng doanh nghiệp chia theo tình trạng hoạt động cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây:

Số lượng doanh nghiệp cả nước tại thời điểm 01/01/2014

Tên tỉnh Tổng số doanh nghiệp Chia ra DN nhà nước DN ngồi nhà nước DN có vốn đầu tư nước ngoài Toàn quốc (tổng số) 541.103 4.715 524.076 12.312

Toàn quốc (trừ DN không xác minh

được) 448.393 4.505 432.559 11.329

1 DN thực tế đang hoạt động SXKD 375.732 3.807 362.540 9.385 2 DN đã đăng ký nhưng chưa HĐ 17.547 26 16.505 1.016

3 DN tạm ngừng SXKD 23.689 35 23.422 232

4 DN chờ giải thể 31.425 637 30.092 696

5 DN không xác minh được 92.710 210 91.517 983

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê, hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp vi mơ chiếm một vị trí đáng kể. Đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế của những doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp này hiện đang sử dụng 50% lực lượng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP hàng năm.

2.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Xuất phát từ định nghĩa như trên, kết hợp với những nhân tố khác của Việt Nam về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như những xuất phát điểm khá thấp của nền

33

2.1.2.1. Đặc điểm về hoạt động

DNNVV có tính năng động, linh hoạt với sự biến động nhu cầu của thị trường: Quy mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý gọn nhẹ, DNNVV dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có hạn trong những thị trường chun mơn hóa. Mặt khác, DNNVV có mối liên hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu thụ nên có phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường.

Hoạt động của DNNVV thiếu vững chắc, thiếu liên kết và dễ bị tác động bởi những biến động vĩ mô: Với ưu thế linh hoạt, cơ cấu ngành nghề đa dạng, đáp ứng được nhiều nhu cầu của thị trường nhưng do khả năng tài chính hạn chế, DNNVV dễ bị tác động của môi trường vĩ mô trên thị trường, như tình trạng suy thối, lạm phát, …trong nền kinh tế dễ gây cho các DNNVV rơi vào tình trạng bế tắc, phá sản.

DNNVV sử dụng công nghệ thủ công và lạc hậu: Công nghệ lạc hậu chiếm tỷ trọng rất lớn là đặc điểm khác biệt của các DNNVV ở Việt Nam so với các DNNVV ở các nước công nghiệp phát triển. Mặc khác, tốc độ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ở nước ta rất chậm.

2.1.2.2. Đặc điểm về tổ chức, quản lý

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được tạo lập dễ dàng, quản lý theo quy mơ hộ gia đình: Để thành lập một doanh nghiệp với quy mơ nhỏ và vừa chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu, mặt bằng sản xuất, quy mô nhà xưởng không lớn. Các DNNVV rất linh hoạt trong việc học hỏi, phát triển và tránh những thiệt hại to lớn do môi trường khách quan tác động lên.

Doanh nghiệp nhỏ có khuynh hướng theo cơ cấu tập trung cao với các nhà quản lý điều hành thực hiện hầu hết những quyết định quan trọng. Chức năng tập trung của nhà quản lý đưa đến giả định đặc điểm của nhà quản lý quan trọng trong quyết định lựa chọn ứng dụng công nghệ thông tin (Thong, 1999)

34

Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó thu hút được các nhà quản lý và lao động giỏi: với quy mô sản xuất kinh doanh khơng lớn, tài chính hạn chế và sản phẩm tiêu thụ khơng nhiều, DNNVV khó có thể trả lương cao cho người lao động, đặc biệt là tìm kiếm nhân tài để phục vụ cho công tác điều hành, quản lý. Doanh nghiệp nhỏ có khuynh hướng thuê lao động phổ thơng thường hơn là chun gia. Thậm chí họ muốn thuê chuyên gia công nghệ thông tin, họ phải đối diện với những khó khăn để thu hút và duy trì kỹ năng khi tuyển dụng họ.

Văn hóa trong các DNNVV chưa được chú trọng: các DNNVV Việt Nam hiện nay chưa chú trọng về các giá trị văn hóa như: chuẩn mực đạo đức, triết lý kinh doanh, hành vi, ý tưởng kinh doanh và phương thức quản lý, chủ yếu là do người đứng đầu các DNNVV tự đặt ra. Hơn nữa trong các DNNVV do số lượng nhân công và quy mơ cịn khá nhỏ nên hầu như vấn đề này ít được chú trọng, thậm trí khơng cần thiết đối với người quản lý doanh nghiệp.

2.1.2.3. Đặc điểm về tài chính

Quy mô vốn thấp là nguyên nhân của những bất lợi trong hoạt động: Về quy mô doanh nghiệp không lớn, khả năng tài chính hạn hẹp, DNNVV ít được hưởng các khoản chiết khấu giảm giá do mua hàng hóa với số lượng ít. Trong trường hợp cần phải nhập các linh kiện của nước ngoài, DNNVV thường thiếu ngoại tệ và không mua được trực tiếp thường phải thông qua nhà phân phối độc quyền trong nước nên giá cả bị đắt hơn. Bên cạnh đó, khả năng tài chính hạn hẹp nên DNNVV khó có thể dành ra một khoản tiền đủ lớn để thực hiện chiến lược quảng bá cho thương hiệu cũng như cho sản phẩm, và do đó khó có khả năng vươn ra thị trường khu vực và thế giới.

Họ khơng có đủ vốn và thường nghiêng về các kế hoạch ngắn hạn để đối phó với những áp lực cạnh tranh cao. Vì vậy, họ khơng có đủ vốn để sẵn sàng cho sự lựa chọn hệ thống thông tin hoặc họ lựa chọn cơng nghệ thơng tin ở chi phí thấp nhất.

35

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chi phí sử dụng phần mềm kế toán đến quyết định sử dụng phần mềm kế toán ở những doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)