3.2 Giải pháp kiến nghị
3.2.2 Đối với chính phủ
Trong nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy vai trị của chính phủ có vai trị quan trọng trong việc kích thích việc sử dụng ERP của doanh nghiệp (Lê Thế Giới, 2008). ERP là một phần mềm tích hợp, trong đó có phân hệ kế tốn, vai trị của chính phủ cũng giữ vai trị quan trọng góp phần thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng PMKT. Nhằm thực hiện mục tiêu:
- Góp phần tạo mơi trường pháp lý và điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận và sử dụng PMKT trong doanh nghiệp.
66
- Nâng cao nhận thức về vai trị, ảnh hưởng, lợi ích của PMKT tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy mạnh sử dụng PMKT trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.
- Tư vấn cho các doanh nghiệp chọn lọc, đánh giá, lựa chọn và triển khai PMKT phù hợp với đặc thù và quy mô của các doanh nghiệp.
Để thực hiện được những mục tiêu trên thì Chính phủ cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
(1) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn vay, nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề giới hạn nguồn lực tài chính
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa vả nhỏ chưa phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh. Hệ quả là việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DNVVN khơng đủ độ tin cậy, ảnh hưởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp. Thơng qua các chương trình trợ giúp đào tạo, Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực lập dự án, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm tài trợ các chương trình giúp nâng cao nâng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với mơi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, góp phần thực hiện “Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT” từ nay đến năm 2015 và 2020, được phê duyệt bởi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
- Ban hành, tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà Nước về phát triển cơng nghệ thơng tin, phần mềm kế tốn, thương mại điện tử nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng
67
(2) Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực trạng sử dụng, nhận thức PMKT trong các doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về sử dụng PMKT, hổ trợ, khuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng PMKT
- Trên cơ sở điều tra thực trạng sử dụng PMKT, sử dụng CNTT thì Nhà Nước nên có nhiều cơ chế, chính sách, biện pháp thích hợp, cụ thể dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đẩy mạnh sử dụng PMKT trong các doanh nghiệp này.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên về PMKT giữa các doanh nghiệp theo loại hình, quy mơ, lĩnh vực kinh doanh với nhà cung cấp dịch vụ phần mềm…nhằm tuyên truyền tăng cường nhận thức về vai trò, tác dụng và kinh nghiệm lựa chọn sử dụng PMKT, tạo cầu nối liên kết tăng cường hợp tác giữa các đối tượng liên quan. Tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp cơng nghệ thơng tin có những sân chơi, hội thảo để tiếp cận, giới thiệu sản phẩm với khách hàng, đồng thời, giao lưu, trao đổi và học hỏi các doanh nghiệp khác, góp phần giúp việc ứng dụng phần mềm trở nên hiệu quả hơn.
(3) Cung cấp thông tin, tài liệu giới thiệu các giải pháp PMKT giúp các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phù hợp.
- Hiện nay, các tài liệu, nghiên cứu chi tiết nói về PMKT ở Việt Nam rất ít, tài liệu trên mạng thì tràn lan khơng có nguồn gốc rõ ràng. Có nhiều doanh nghiệp muốn sử dụng PMKT nhưng lại khơng biết bắt đầu như thế nào, quy trình thực hiện sao cho phù hợp với doanh nghiệp và đúng quy định. Cho nên, nhu cầu về các tài liệu này rất cao. Nhà nước nên cung cấp các thông tin, tài liệu đáng tin cậy, làm cơ sở tham chiếu, nghiên cứu cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng để triển khai thực hiện trong doanh nghiệp
- Tổ chức trưng bày, triển lãm, tọa đàm, hội thảo giữa các doanh nghiệp nhằm trao đổi kinh nghiệm và giới thiệu các PMKT phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đặc thù và quy mô doanh nghiệp.
68
Ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý cần được xem là một động lực quan trọng trong q trình xây dựng DNNVV tại Việt Nam nói riêng và tồn nền kinh tế nói chung. Ứng dụng phần mềm kế toán, phần mềm quản lý tạo khả năng tăng cường năng suất, hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp và của tồn bộ nền kinh tế. Vì vậy, bên cạnh DNNVV, chính phủ cần tạo điều kiện, định hướng phát triển và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho DNNVV một cách phù hợp nhất, trong đó có xét đến các yếu tố lợi thế so sánh của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam, xét đến các yếu tố nguồn lực lao động và khả năng tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(4) Chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các DNNVV đang trên đà phát triển mạnh mẽ, do vậy cũng thu hút đông đảo và thường xuyên nguồn nhân lực ở mọi trình độ. Một chính sách hỗ trợ thiết thực của Nhà nước sẽ là nhân tố tích cực trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh đối với các DNNVV. Nguồn nhân lực, suy cho cùng cũng là yếu tố có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực này có ý nghĩa trước mắt và lâu dài trong tăng trưởng, phát triển, cạnh tranh, góp phần tăng tiềm lực cho nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Để làm được điều này, đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ cho ngành giáo dục một cách đồng bộ trên tất cả các ngành khoa học cơ bản từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Trong đó, đặc biệt chú trọng vào các ngành cơng nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, công nghệ quản lý, công nghệ sinh học và nghiên cứu khoa học căn bản. Bên cạnh đó, chính sách đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp cũng cần được nhà nước quan tâm, đầu tư, định hướng và hổ trợ nguồn vốn để DNNVV có thể mạnh dạn đầu tư cho nguồn lao động cơ bản trong chính nội bộ doanh nghiệp.
69