- Sau khi HĐND thành phố ban hành Nghị quyết phê chuẩn dự toán chi NSĐP, Sở Tài chính tham mưu cho UBND thành phố quyết định giao dự toán
3.3.2. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ kế toán, cán bộ kiểm soát ở các đơn vị dự toán ngân sách, các cơ quan quản lý tài chính
các đơn vị dự toán ngân sách, các cơ quan quản lý tài chính
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chú trọng. Đặc
biệt trong lĩnh vực tài chính nói chung, NSNN nói riêng, nhân tố con người có một vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực có hạn của Nhà nước. Để tạo cơ sở vững chắc cho công tác kiểm soát chi ngân sách, các đơn vị, địa phương cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ kế toán, có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể:
(1) Thành phố cần phải tiến hành rà soát, đánh giá lại lực lượng cán bộ kế toán trong các cơ quan nhà nước, phân loại trình độ để đưa ra các biện pháp đào tạo phù hợp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ. Tổ chức các đợt phổ biến rộng rãi, hướng dẫn thực hiện các Luật mới ban hành, chế độ kế toán HCSN, và các chính sách, quy định mới của Nhà nước cho tất cả cán bộ kế toán, cán bộ kiểm soát trong các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiểu biết của cán bộ về Luật, nâng cao tính tuân thủ, hạn chế những sai phạm trong công tác quản lý tài chính; hằng năm tổ chức các lớp học ngắn hạn về đào tạo nghiệp vụ để cập nhật những kiến thức mới cho cán bộ; tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng chương trình kế toán giúp các cán bộ có thể tổ chức quản lý tốt hơn công tác tài chính của đơn vị mình, tạo môi trường thống nhất cho công tác kiểm soát.
(2) Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần sắp xếp tổ chức lại bộ máy kế toán theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Các đơn vị thiếu cán bộ, cần tổ chức tuyển dụng cán bộ mới đúng chuyên ngành, bố trí vào các vị trí phù hợp với năng lực và sở trường của cán bộ. Đối với các cán bộ lâu năm bị hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn cần thực hiện luân chuyển, bố trí công việc khác phù hợp hoặc khuyến khích nghỉ thôi việc.
(3) Khuyến khích các cán bộ tự học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, cố gắng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu và nắm bắt kịp thời các chính sách, chế
độ, văn bản quy định của Nhà nước để kịp thời đưa ra những đề xuất đúng đắn cho Lãnh đạo trong công tác quản lý điều hành tài chính đơn vị.
(4) Bên cạnh việc rà soát, đánh giá, quy hoạch, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ kế toán, tài chính, các cơ quan tài chính cần phải tăng cường hơn nữa tính kỷ luật trong công tác quản lý tài chính.
Như chúng ta đã biết, NSNN là công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước. Vì vậy bất luận trong điều kiện nào, việc quản lý các khoản chi NSNN phải hướng vào mục tiêu chính là đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan công quyền đã được Nhà nước giao phó. Tuy nhiên trong thực tế, việc đảm bảo yêu cầu này không phải là dễ dàng do nguồn lực NSNN là có hạn, do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng nguồn lực NSNN được tiết kiệm và hiệu quả. Để đạt được yêu cầu trên, bên cạnh việc thực hiện quản lý chặt chẽ nguồn lực NSNN từ khâu xây dựng kế hoạch, xây dựng định mức, phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện các khoản chi ngân sách, các cơ quan tài chính cần phải ban hành các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm được bộ phận kiểm soát phát hiện qua quá trình kiểm soát chi NSĐP.
Từ trước đến nay, công tác chấp hành pháp luật về tài chính chưa được các cấp, các ngành quan tâm, xem xét đúng với tầm quan trọng của nó. Tại các cơ quan tài chính những sai phạm xảy ra chưa được xử lý triệt để, các biện pháp chế tài chưa được áp dụng, thiếu tính răn đe đối với cán bộ công chức. Vì vậy, để có thể tăng cường pháp luật về kinh tế - tài chính, trị tận gốc những hành vi vi phạm, nâng cao trách nhiệm quản lý tài chính cũng như phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức, các cơ quan tài chính cần xây dựng Quy chế xử lý các hành vi vi phạm của cán bộ công chức.
Các trường hợp vi phạm được phát hiện qua kiểm soát phải được truy cứu trách nhiệm đến các cán bộ trực tiếp thụ lý công việc, các cán bộ có liên quan và tùy theo mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý thích hợp, cụ thể:
- Đối với các trường hợp vi phạm do sai sót, không ảnh hưởng lớn đến các công tác quản lý tài chính, có thể điều chỉnh được ngay như hạch toán sai mục lục NSNN, xử lý công việc chậm tiến độ, tính toán bị nhầm lẫn,..hình thức xử lý là nhắc nhở. Trường hợp cán bộ bị nhắc nhở hơn 3 lần trong tháng sẽ bị hạ một bậc thi đua của tháng đó và như vậy sẽ bị cắt giảm thu nhập. Bị vi phạm nhiều lần trong năm sẽ ảnh hưởng thi đua của năm đó.
- Đối với các trường hợp vi phạm công tác quản lý tài chính ở mức độ nặng hơn như: cố tình thông đồng với đơn vị nâng dự toán, tham mưu bổ sung kinh phí cho đơn vị không đúng quy định, cố tình bao che cho những sai phạm của đơn vị, quản lý không chặt chẽ tình hình tài chính của đơn vị dẫn đến trường hợp đơn vị mắc phải những sai phạm lớn... tùy mức độ ảnh hưởng mà có biện pháp xử lý như: cảnh cáo trong nội bộ phòng, cảnh cáo trước toàn thể cán bộ công chức, thuyên chuyển công tác, buộc thôi việc và bồi thường (nếu có). Tương ứng với các hình thức xử lý thì các cán bộ này sẽ bị cắt thi đua tháng/quý/năm.
Đối với Lãnh đạo các phòng có nhiều hành vi vi phạm được phát hiện qua kiểm soát cũng phải chịu những hình thức xử lý nhất định. Tùy mức độ sai phạm của cán bộ công chức trong Phòng và mức độ liên quan của Lãnh đạo Phòng trong những vi phạm đó mà mức độ xử lý khác nhau, từ hình thức nhắc nhở, cảnh cáo, thuyên chuyển công tác, buộc thôi việc hoặc bồi thường (nếu có).