Kiểm soát lập, chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 26 - 28)

(1) Kiểm soát lập dự toán chi NSĐP: dự toán là cơ sở để đánh giá, phân tích và kiểm soát quyết toán chi ngân sách vì vậy kiểm soát dự toán chi ngân sách là một nhiệm vụ rất quan trọng, nội dung của kiểm soát dự toán là:

- Căn cứ kiểm soát:

+ Luật NSNN, Mục lục NSNN, định mức phân bổ và các văn bản hướng dẫn về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu cho từng nội dung cụ thể.

+ Dự toán do các đơn vị sử dụng NSNN lập; số dự toán chi ngân sách năm trước, biên chế có mặt và dự kiến biến động; đặc thù chi tiêu của từng đơn vị sử dụng NSNN; danh mục công trình được bố trí vốn, các văn bản phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch, văn bản cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Yêu cầu kiểm soát:

+ Biểu mẫu lập dự toán ngân sách phải đầy đủ, đúng quy định, phải thể hiện đầy đủ các khoản chi của đơn vị theo mục lục NSNN.

+ Dự toán ngân sách các cấp phải tổng hợp theo từng lĩnh vực chi và cơ cấu chi thường xuyên, chi đầu tư. Dự toán ngân sách phải kèm theo các báo cáo thuyết minh làm rõ cơ sở tính toán của các mục, các khoản mục.

- Phương thức kiểm soát: trên cơ sở chế độ, định mức ban hành và các quy định có tính nguyên tắc, cơ quan Tài chính có trách nhiệm kiểm tra dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách và ngân sách cấp dưới đồng thời tự kiểm tra, kiểm soát nội dung lập dự toán của cấp mình, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Phương pháp kiểm soát áp dụng: kiểm soát tuân thủ, ngăn ngừa và điều chỉnh.

(2) Kiểm soát chấp hành dự toán chi NSNN:

Kiểm soát chấp hành dự toán chi ngân sách nhằm đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý, hiệu quả, đúng chế độ, tiêu

chuẩn, quy định. Chấp hành ngân sách thực hiện tốt sẽ có tác dụng tích cực đối với khâu tiếp theo là quyết toán NSNN.

- Cơ chế kiểm soát chi: Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán và sử dụng kinh phí. Các khoản thanh toán về cơ bản theo nguyên tắc chi trả trực tiếp qua KBNN.

Chi NSNN chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi; trường hợp đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ kiểm soát:

+ Dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Luật NSNN, mục lục NSNN, các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành của nhà nước.

+ Giấy đề nghị tạm ứng/rút vốn/thanh toán vốn, Phiếu giá hoặc bảng kê khai thanh toán, tài liệu xác nhận khối lượng công việc hoàn thành (đối với vốn đầu tư. Giấy đề nghị tạm ứng/rút kinh phí/thanh toán kinh phí, Bảng kê khai thanh toán, chứng từ chi tiêu (đối với kinh phí thường xuyên).

- Phương thức kiểm soát quá trình chấp hành ngân sách + Đối với cơ quan tài chính: thẩm tra việc phân bổ dự toán chi NSNN năm của các đơn vị dự toán cấp I, hoạt động kiểm soát được áp dụng là kiểm soát tuân thủ, ngăn ngừa và điều chỉnh.

+ Đối với KBNN: thực hiện kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và cấp phát thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN đã được phân bổ đúng quy

định. Hoạt động kiểm soát áp dụng là kiểm soát phát hiện, ngăn ngừa và điều chỉnh.

Một phần của tài liệu kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w