Xây dựng bộ phận kiểm soát ngân sách chuyên trách tại Sở Tài chính

Một phần của tài liệu kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 89 - 92)

- Sau khi HĐND thành phố ban hành Nghị quyết phê chuẩn dự toán chi NSĐP, Sở Tài chính tham mưu cho UBND thành phố quyết định giao dự toán

3.2.5. Xây dựng bộ phận kiểm soát ngân sách chuyên trách tại Sở Tài chính

bộ phận tổng hợp quyết toán chi NSĐP kiểm tra, xem xét và phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện điều chỉnh, đảm bảo tính hợp lý. Hoàn chỉnh lại báo cáo quyết toán chuyển bộ phận kiểm soát kiểm tra lại.

Bước 5: Bộ phận kiểm soát đánh giá kết quả thực hiện của quy trình

kiểm soát, rút ra những bài học kinh nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng của quy trình kiểm soát tiếp theo, giúp cho công tác kiểm soát quyết toán chi NSĐP ngày càng hoàn thiện hơn.

3.2.5. Xây dựng bộ phận kiểm soát ngân sách chuyên trách tại Sở Tàichính chính

Kiểm soát là một bộ phận có tổ chức và là một khâu trong quá trình quản lý. Nó hoạt động theo những mục tiêu đã được xác định trước và được thực hiện trên các dữ liệu sẵn có. Trong lĩnh vực kế toán tài chính, kiểm soát hướng đến mục tiêu là xác định tính chính xác, đầy đủ và trung thực của số liệu, tính tuân thủ trong chế độ quản lý tài chính, dữ liệu kiểm soát đó là các số liệu kế toán và các tài liệu có liên quan. Trong điều kiện hiện nay, khi yêu cầu về chất lượng được đặt lên hàng đầu nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, thì trong công tác quản lý tài chính đòi hỏi phải được tăng cường kiểm soát chặt chẽ, Sở Tài chính cần phải xây dựng một bộ phận kiểm soát độc lập, có quy trình kiểm soát khoa học, phải có một đội ngũ cán bộ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, am hiểu về nghiệp vụ kiểm soát, có năng lực, có kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt. Ngoài ra, một nhân tố cũng hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả, chất lượng công tác quản lý tài chính nói chung, chất lượng kiểm soát nói riêng đó là trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý.

Một bộ máy kiểm soát tốt, thực hiện kiểm soát một cách có hiệu quả sẽ khắc phục được những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình thực hiện, hạn chế dần tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, tiêu cực trong quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm và nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ quản lý trong quá trình thực hiện từ khâu thẩm định, tổng hợp, phân bổ dự toán đến khâu quyết toán. Hơn nữa công tác kiểm soát nội bộ có tính độc lập cao sẽ tác động tích cực đối với việc phát hiện và điều chỉnh những sai sót trong công tác quản lý, tổng hợp dự toán, kế toán, quyết toán ngân sách. Tác giả đề xuất xây dựng bộ phận kiểm soát độc lập trực thuộc Thanh tra Sở và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Sở, thực hiện chức năng kiểm soát tình hình thực hiện các khâu dự toán, chấp hành và quyết toán NSĐP. Bộ phận này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm soát chi NSĐP hàng năm, bao gồm: kiểm soát việc tổng hợp, phân bổ dự toán, quyết toán chi NSĐP, định kỳ từng quý, bộ phận chuyên trách này sẽ tiến hành kiểm tra, kiểm soát tình hình quản lý tài chính, chấp hành dự toán chi ngân sách theo Quy chế kiểm tra, kiểm soát đã được ban hành. Qua đó kịp thời phát hiện những nội dung chi không phù hợp, các khoản chi bố trí không hợp lý, quyết toán chi không đúng quy định..., có thông báo đề nghị các Phòng nghiệp vụ thực hiện điều chỉnh kịp thời, rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý. Kết quả kiểm tra sẽ được báo cáo cho Lãnh đạo Sở Tài chính.

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Sơ đồ 3.1: Bộ phận kiểm soát chi ngân sách địa phương tại Sở Tài chính

Hàng năm bộ phận kiểm soát nội bộ phải xây dựng kế hoạch kiểm tra tài chính ngân sách trong nội bộ ngay từ đầu năm. Trong kế hoạch phải xác định rõ những người chịu trách nhiệm kiểm tra từng khâu công việc, đối tượng kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra. Tùy tình hình thực tế phát sinh từng năm mà bộ pận kiểm soát xây dựng kế hoạch kiểm tra cho phù hợp, có tính khả thi cao.

Nội dung kiểm tra bao gồm toàn bộ các khâu công việc: tổng hợp, phân bổ dự toán, tình hình chấp hành dự toán và quyết toán chi NSĐP. Tùy từng nội dung mà bộ phận kiểm soát có phương pháp kiểm tra phù hợp. Cụ thể:

Kiểm tra việc tổng hợp, phân bổ dự toán phải kiểm tra tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của các cơ sở tính toán thông qua việc đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định, các chỉ tiêu kinh tế xã hội do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, các văn bản thông báo về chủ trương của UBND thành phố và các tài liệu có liên quan.

Kiểm tra tình hình chấp hành dự toán ngân sách phải kiểm tra nội dung các khoản bổ sung ngoài dự toán, các hồ sơ trình bổ sung kinh phí, việc tổ

Thanh tra Sở Tài chính Lãnh đạo Sở Bộ phận KSNB Phòng Quản lý Giá Công sản Phòng Tài chính Đầu tư Phòng Tài chính HCSN Phòng Quản lý Ngân sách Thanh traChánh

chức theo dõi, hạch toán kinh phí bổ sung dự toán, cấp phát bằng lệnh chi ở các phòng nghiệp vụ, xem xét tiến độ chi trong từng thời kỳ, đặc biệt là đối với vốn XDCB, xem xét các nội dung và mức bổ sung ngoài dự toán so với nguồn lực hiện có, tiến độ thực hiện của các công trình trong kế hoạch, khả năng cân đối nguồn... thông qua tài liệu, sổ sách, số liệu báo cáo, những ghi chép của các phòng nghiệp vụ và trong chương trình Quản lý ngân sách.

Kiểm tra quyết toán chi NSĐP phải kiểm tra các biểu mẫu quyết toán theo quy định, xem xét nguồn số liệu quyết toán, xác định tính chính xác của số quyết toán, phương pháp tổng hợp báo cáo quyết toán, kiểm tra tính thống nhất của các chỉ tiêu có liên quan với nhau trong các biểu quyết toán khác nhau.

Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện những trường hợp thiếu sót, nhầm lẫn hoặc chưa phù hợp, cán bộ kiểm tra phải thông báo kịp thời cho các cán bộ phòng nghiệp vụ, đề nghị và hướng dẫn họ điều chỉnh lại cho phù hợp, tổng hợp báo cáo tình hình cho Lãnh đạo Sở.

Để bộ phận kiểm soát hoạt động được thuận lợi và thực sự có hiệu quả, Sở Tài chính cần phải xây dựng Quy chế kiểm soát nội bộ. Trong Quy chế này, ngoài việc quy định các vấn đề chung, cũng cần phải phân định cụ thể trách nhiệm của các phòng, ban trong từng phần việc nhằm xác định rõ trách nhiệm của từng phòng, ban, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Một phần của tài liệu kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w