ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ

Một phần của tài liệu kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 75 - 77)

- Sau khi HĐND thành phố ban hành Nghị quyết phê chuẩn dự toán chi NSĐP, Sở Tài chính tham mưu cho UBND thành phố quyết định giao dự toán

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ

CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.

Công tác quyết toán chi ngân sách là khâu cuối cùng của mỗi chu trình quản lý ngân sách. Nó chính là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích đánh giá kết quả thực hiện và rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo. Như vậy, số liệu quyết toán chi ngân sách có phản ánh chính xác được tình hình thực hiện dự toán hay không còn phụ thuộc vào chất lượng công tác kiểm soát quyết toán cũng như chất lượng của công tác lập, chấp hành dự toán và mức độ tin cậy của công tác kiểm soát tại các khâu này. Xuất phát từ thực tiễn tại địa phương, với mục tiêu là nâng cao chất lượng công tác kiểm soát quyết toán chi ngân sách, đảm bảo quyết toán chi NSĐP được phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực, tác giả đưa ra những định hướng như sau:

Thứ nhất, phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong

công tác kiểm soát quyết toán chi NSĐP, tăng cường tính tự chủ và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính, giúp cho việc chi tiêu ngân sách được tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế được tình trạng chi tiêu sai chế độ, gây lãng phí cho Nhà nước, đồng thời tránh tình trạng kiểm soát chồng chéo, trùng lắp.

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm soát đối với khâu lập, chấp hành dự

toán chi NSĐP để làm cơ sở cho việc kiểm soát quyết toán chi ngân sách. Xây dựng và hoàn thiện quy trình, nội dung kiểm soát lập, phân bổ, giao dự toán chi NSĐP. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo cho công tác lập, phân bổ, giao dự toán chi được thực hiện đúng quy định, sát với yêu cầu thực tế; tổ chức tốt công tác kiểm soát thanh toán qua KBNN; cải tiến quy trình kiểm soát thanh toán theo hướng hiệu quả và chặt chẽ hơn. Các cơ quan tài chính cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tham mưu, đề xuất UBND thành phố trong việc bổ sung dự toán cho các đơn vị, địa phương, tập trung thanh toán qua KBNN, tăng cường tính tuân thủ, chấp hành chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước.

Thứ ba, tổ chức xây dựng quy trình, nội dung, phương pháp kiểm soát

quyết toán chi NSĐP chặt chẽ, nghiêm túc nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn lực NSNN, nâng cao chất lượng quyết toán chi NSĐP.

Thứ tư, thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh và ban hành các

quy định về nội dung, hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu, đảm bảo tính thống nhất xuyên suốt trong cả chu trình ngân sách, từ khâu lập dự toán đến khâu quyết toán tạo cơ sở cho công tác kiểm soát chi NSĐP.

Thứ năm, phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý tài chính, hoàn thiện các chương trình kế toán, quản lý NSNN tại cơ quan tài chính các cấp NSĐP và KBNN nhằm phục vụ cho công tác kiểm soát quyết toán chi NSĐP. Tăng cường công nghệ thông tin, quản lý tài chính cho các đơn vị dự toán; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán ở các ngành, các cấp; nâng cao năng lực kiểm soát quyết toán chi ngân sách cho các cán bộ cơ quan tài chính.

Thứ sáu, tăng cường kỷ luật trong quản lý NSNN ở các cấp ngân sách

ngân sách; các khoản chi ngân sách chỉ được quyết toán khi đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w