- Sau khi HĐND thành phố ban hành Nghị quyết phê chuẩn dự toán chi NSĐP, Sở Tài chính tham mưu cho UBND thành phố quyết định giao dự toán
3.2.4. Xây dựng quy trình và nội dung kiểm soát quyết toán chi ngân sách địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Kiểm soát quyết toán chi ngân sách là một khâu rất quan trọng trong quá trình quản lý nhằm đảm bảo cho chất lượng quyết toán chi NSĐP. Nếu tổ chức tốt công tác kiểm soát sẽ hạn chế những trường hợp sai sót, nhầm lẫn có thể xảy ra trong quá trình xử lý số liệu, lập báo quyết toán hoặc tổng hợp quyết toán chi NSĐP. Đối với thành phố Đà Nẵng thì cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào quy định về quy trình lập quyết toán chi NSĐP cũng như quy trình kiểm soát quyết toán chi một cách khoa học và hiệu quả. Việc tổ chức kiểm soát quyết toán được thực hiện một cách tự phát bởi các cán bộ trực tiếp tham gia công tác quyết toán. Hơn nữa thời gian hoàn thành quyết toán chi NSĐP không được quy định cụ thể, không thống nhất qua các năm mà tùy thuộc vào quyết định của các nhà lãnh đạo, đôi khi tạo sức ép nặng nề trong công việc đối với đội ngũ nhân viên và các cơ quan liên quan, việc kiểm soát quyết toán ngân sách có phần hạn chế. Do vậy, tác giả đề xuất xây dựng quy trình kiểm soát quyết toán chi NSĐP.
Bước 1: Xác định mục tiêu của kiểm soát quyết toán chi:
- Số liệu quyết toán chi NSĐP phải được phản ánh đầy đủ, trung thực và chính xác. Các khoản chi không đủ điều kiện quyết toán không được tổng
hợp vào quyết toán chi NSĐP. Nội dung báo cáo quyết toán phản ánh đúng tình hình thực hiện các nhiệm vụ theo từng lĩnh vực của địa phương.
- Các Biểu quyết toán phải được lập đầy đủ, chính xác, theo đúng quy định.
- Thuyết minh quyết toán phải đầy đủ rõ ràng, phân tích cụ thể được những nguyên nhân chênh lệch.
Bước 2: Đo lường kết quả đạt được bằng cách:
(1) Kiểm tra so sánh các tài liệu, số liệu có liên quan, cụ thể:
- Kiểm tra cơ sở tổng hợp quyết toán, công thức tập hợp quyết toán chi ngân sách.
- Kiểm tra, đối chiếu về số liệu quyết toán:
+ Kiểm tra đối chiếu báo cáo quyết toán chi theo mục lục ngân sách với những quy định hạch toán của mục lục NSNN, xem xét giữa việc hạch toán theo mục lục ngân sách và tính chất nội dung chi, ví dụ: mục chi 135, 158 phải đi với chương 160, loại 10, khoản 05; mục chi 125 phải đi với chương 160, loại 10, khoản 06;...; hoặc chương 023 (y tế) thì không thể kết hợp với loại 14, khoản 01,...
+ Kiểm tra số quyết toán chi NSĐP Sở Tài chính lập và số quyết toán chi NSĐP của KBNN thành phố phải đảm bảo khớp đúng về tổng số quyết toán chi của từng cấp ngân sách, về số quyết toán chi đầu tư, chi thường xuyên, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
+ Kiểm tra đối chiếu giữa số quyết toán chi bổ sung cho ngân sách quận, huyện và số quận, huyện thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
+ Kiểm tra, so sánh giữa số quyết toán vốn đầu tư với số quyết toán hạn mức vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư cấp bằng lệnh chi. Kiểm tra, đối chiếu số quyết toán vốn đầu tư theo nguồn vốn, công thức:
Tổng nguồn vốn = Số quyết toán hạn mức vốn đầu tư + số quyết toán cấp lệnh chi tiền + số tạm ứng chuyển năm sau + số chi chuyển nguồn + số hủy (nếu có)
+ Kiểm tra số lượng các báo cáo quyết toán các đơn vị dự toán và các đơn vị được ngân sách hỗ trợ thường xuyên. So sánh các biểu mẫu báo cáo quyết toán các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện so với các quy định.
+ Đối chiếu số liệu quyết toán đơn vị với số liệu quyết toán trong chương trình Quản lý ngân sách của cơ quan tài chính. Kiểm tra, đối chiếu giữa số dư nợ tạm ứng, dư nợ dự toán, số dư tài khoản tiền gửi chuyển sang năm sau trên báo cáo quyết toán đơn vị và số Sở Tài chính thực hiện.
+ Đối chiếu, so sánh số quyết toán chi thường xuyên của ngân sách thành phố và quyết toán chi của các đơn vị dự toán, quyết toán chi hỗ trợ theo công thức:
Tổng quyết toán chi thường xuyên ngân sách thành phố = tổng số quyết toán chi của các đơn vị dự toán + tổng số quyết toán chi hỗ trợ.
+ Kiểm tra lại danh mục nội dung số dư dự toán, số dư tài khoản tiền gửi, dư nợ tạm ứng của các đơn vị được chuyển sang năm sau và so sánh với chế độ quy định, xem xét nguyên nhân chuyển năm sau.
+ Kiểm tra số dư nợ tạm ứng ngân sách thành phố chuyển sang năm sau:
Tổng dư nợ tạm ứng Sở Tài chính lập thủ tục chuyển năm sau = tổng dư nợ tạm ứng tại thời điểm kết thúc thanh toán theo báo cáo của KBNN thành phố - số dư nợ tạm ứng Sở Tài chính không đồng ý cho chuyển sang năm sau, buộc phải thu hồi trong năm.
- Kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan giữa các Biểu quyết toán với nhau. Lấy biểu Quyết toán tổng hợp chi NSĐP (Phụ lục 08 - Biểu số 03)
làm cơ sở đối chiếu với số liệu ở các Biểu quyết toán khác, đối chiếu số liệu giữa các Biểu có liên quan với nhau.
(2) Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán
Bước 3: So sánh kết quả thực hiện ở bước 2 và mục tiêu đặt ra ở bước
1, xác định số chênh lệch và phân tích nguyên nhân chênh lệch.
Các trường hợp chênh lệch có thể xảy ra: thiếu biểu mẫu quyết toán, biểu mẫu quyết toán không đúng quy định, tổng số quyết toán của các đơn vị thụ hưởng và hỗ trợ không khớp với số quyết toán chi thường xuyên, số liệu quyết toán theo mục lục ngân sách không khớp với số liệu quyết toán của đơn vị, số dư nợ tạm ứng chuyển năm sau không đúng quy định, số liệu giữa các biểu quyết toán không khớp nhau, số quyết toán chi XDCB phản ánh theo nguồn không chính xác, việc hạch toán một số khoản chi không đúng quy định, việc thuyết minh quyết toán ở một số lĩnh vực không rõ ràng, chính xác, thiếu tính thuyết phục,...
Sau khi xác định các yếu tố chênh lệch, cán bộ kiểm soát cần phải tìm hiểu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng hoặc những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Ví dụ: trường hợp tổng số quyết toán của đơn vị dự toán và đơn vị hỗ trợ không khớp với số quyết toán chi thường xuyên ngân sách thành phố, nguyên nhân có thể là do có cán bộ chuyên quản bị nhầm lẫn trong quá trình thẩm tra, xác định số quyết toán đơn vị hoặc do đơn vị không gửi báo cáo quyết toán, cán bộ chuyên quản đã tổng hợp quyết toán hết toàn bộ số kinh phí đã cấp phát, thanh toán cho đơn vị, trường hợp này thường xảy ra đối với hình thức cấp bằng lệnh chi tiền; đối với trường hợp có nội dung tạm ứng chuyển năm sau không đúng quy định, nguyên nhân có thể là do cán bộ không nắm cụ thể được tình hình thực tế tại đơn vị, hoặc quên đôn đốc thu hồi hoặc cố tình thông đồng với đơn vị không thu hồi kinh phí mà cho chuyển kinh phí sang năm sau....
Bước 4: Trên cơ sở của các nguyên nhân chênh lệch đã được phân tích