- Sau khi HĐND thành phố ban hành Nghị quyết phê chuẩn dự toán chi NSĐP, Sở Tài chính tham mưu cho UBND thành phố quyết định giao dự toán
2.3.2.1. Công tác hạch toán kế toán và tổng hợp quyết toán chi ngân sách địa phương
địa phương giai đoạn năm 2003-2005 (thực hiện theo Luật NSNN ban hành năm 2002)
2.3.2.1. Công tác hạch toán kế toán và tổng hợp quyết toán chi ngân sáchđịa phương địa phương
Trong giai đoạn này, KBNN là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hạch toán kế toán chi NSĐP, hàng tháng, hàng quý báo cáo tình hình thực hiện chi ngân sách theo dự toán đã giao và theo Mục lục NSNN cho cơ quan tài chính đồng cấp. KBNN quận, huyện, ngoài việc hạch toán kế toán thu, chi NSNN trên địa bàn mình, còn thực hiện hạch toán kế toán chi ngân sách các xã, phường trên địa bàn quận, huyện và gửi báo cáo cho Uỷ ban nhân dân xã theo quy định. Cơ quan tài chính có trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán NSNN thuộc phạm vi quản lý, lập báo cáo quyết toán chi ngân sách cấp mình, tổng hợp báo cáo quyết toán chi NSĐP.
Theo quy định trên thì toàn bộ chứng từ chi do KBNN hạch toán và lưu trữ, riêng lệnh chi tiền do cơ quan tài chính lập nên phải chuyển về cơ quan 1 liên để kiểm soát sau chấp hành. Dữ liệu chi ngân sách sẽ được kết xuất từ Chương trình kế toán ngân sách tại KBNN chuyển về Chương trình QLNS của cơ quan tài chính. Tuy nhiên, việc chuyển đổi dữ liệu chi ngân sách từ chương trình kế toán của KBNN về chương trình QLNS của cơ quan tài chính chưa thực hiện được nên Sở Tài chính không nhận được dữ liệu chi. Đặc biệt, trong 10 tháng đầu năm 2004 - thời kỳ đầu áp dụng Luật NSNN sửa đổi, công tác kế toán ngân sách gặp rất nhiều vướng mắc, chương trình kế toán ngân
sách KBNN mới được nâng cấp vận hành chưa ổn định, công tác báo cáo hàng tháng, hàng quý không đảm bảo, làm ảnh hưởng lớn đến việc quản lý, điều hành ngân sách; việc kiểm tra, kiểm soát sau chấp hành và kiểm soát quyết toán chi ngân sách trong năm này gặp rất nhiều khó khăn.
Công tác kế toán phường xã đã có nhiều tiến bộ đáng kể; việc hạch toán kế toán ngân sách đã được các cơ quan đơn vị quan tâm hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều sai sót, một số khoản chi hạch toán chưa phù hợp với nội dung, chưa đúng theo quy định của Nhà nước như một số khoản chi cho sự nghiệp nhưng lại được hạch toán vào chi quản lý nhà nước, chi hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thông qua tài khoản đơn vị nhưng lại được hạch toán theo loại khoản của đơn vị và phản ánh vào lĩnh vực chi của đơn vị đó; kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi được quy định hạch toán vào chương 023B, loại 15, khoản 60 nhưng đơn vị lại hạch toán vào chương 023B, loại 15, khoản 99, một số khoản chi chương trình mục tiêu đã quy định hạch toán theo loại khoản cụ thể nhưng các cơ quan đơn vị vẫn hạch toán theo mục lục NSNN cũ; một số khoản chi có cùng nội dung chi nhưng lại được hạch toán ở mục lục NSNN khác nhau....
Về công tác quyết toán chi NSĐP đã có một số thay đổi, tuy nhiên quyết toán vẫn đảm bảo trên nguyên tắc quyết toán theo số thực chi và được thực hiện từ cơ sở, quy trình thực hiện vẫn không thay đổi. Một số điểm khác biệt so với giai đoạn trước là:
(1) Về phạm vi quyết toán: đối với một số khoản kinh phí chưa chi hoặc chi chưa hết nhưng được phép chuyển sang năm sau thực hiện tiếp thì số kinh phí đó được đưa vào quyết toán chi năm nay để chuyển nguồn sang năm sau, đây được gọi là chi chuyển nguồn.
(2) Việc kế toán, kiểm toán, quyết toán NSNN được nhìn nhận đầy đủ hơn và được coi là một khâu của quyết toán NSNN. Luật NSNN năm 2002 quy định một chương riêng về kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN.
(3) Việc xét duyệt quyết toán, thẩm định quyết toán đã có sự thay đổi đáng kể. Đơn vị dự toán cấp trên chịu trách nhiệm kiểm tra và duyệt quyết toán cho đơn vị cấp dưới. Cơ quan tài chính các cấp không thực hiện duyệt quyết toán mà thẩm định quyết toán đối với ngân sách cấp dưới và các cơ quan trực thuộc.
(4) Thời gian phê chuẩn quyết toán NSNN được thay đổi, HĐND cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán NSĐP chậm nhất 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc và quy định thời gian phê chuẩn quyết toán ngân sách của HĐND cấp dưới nhưng chậm nhất không quá 6 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc. Với quy định này đã tạo điều kiện về mặt thời gian cho các đơn vị lập, kiểm tra, xét duyệt quyết toán trước khi tổng hợp quyết toán NSNN.
(5) Hệ thống biểu mẫu, nội dung giải trình quyết toán NSNN đã được quy định thống nhất và cụ thể đối với từng cấp ngân sách ở địa phương.
(6) Quyết toán NSĐP sau khi được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn sẽ được công khai. Đây là sự tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường tính minh bạch của quản lý NSNN nói chung và quyết toán NSNN nói riêng. Điều này có tác động lớn đến khâu kiểm soát quyết toán NSNN.
Quyết toán chi NSĐP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2003, 2004, 2005 theo Phụ lục số 2.2, Phụ lục số 2.3, Phụ lục số 2.4.
Mặc dù đã có nhiều sửa đổi, tuy nhiên việc quy định thời gian kết thúc việc chỉnh lý quyết toán ngân sách trong Luật NSNN còn nhiều bất cập và chưa đồng nhất với các văn bản hướng dẫn quyết toán. Theo quy định của Luật NSNN thì thời gian chỉnh lý quyết toán kết thúc đối với ngân sách cấp trung ương là 30/4, đối với ngân sách cấp tỉnh là 31/3, đối với ngân sách cấp
huyện là 28/2 và đối với ngân sách cấp xã là 30/1. Tuy nhiên theo văn bản hướng dẫn khóa sổ kế toán và quyết toán ngân sách hàng năm lại quy định KBNN làm thủ tục chuyển số dư tạm ứng, số dư dự toán từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau đối với các trường hợp được phép chuyển sang năm sau, đồng thời tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp trong thời hạn 45 ngày sau khi hết thời gian chỉnh lý quyết toán của từng cấp ngân sách; cơ quan tài chính xem xét, làm thủ tục chuyển nguồn sang ngân sách năm sau. Nếu chỉ xét riêng trường hợp các đơn vị trực thuộc thành phố thì với quy định trên, thời gian sớm nhất các đơn vị chủ quản hoàn thành quyết toán chi ngân sách năm của mình và gởi Sở Tài chính là tháng 4 năm sau. Qua thẩm định quyết toán đơn vị Sở Tài chính phát hiện ra sai sót trong việc hạch toán, buộc phải điều chỉnh trong niên độ, như vậy việc điều chỉnh chi phát sinh trong tháng 5, 6. Ngoài ra, thực tế trong tháng 4 Sở Tài chính vẫn nhận được những khoản kinh phí bổ sung có mục tiêu năm trước của NSTW. Như vậy việc hạch toán cho năm trước dừng ở thời điểm kết thúc thời gian chỉnh lý như hiện nay là không phù hợp.
Việc tổng hợp các chỉ tiêu quyết toán chi của ngân sách các cấp còn mang tính chủ quan của cơ quan tài chính, chưa tuân thủ nghiêm túc theo quy định của Luật Ngân sách và Mục lục NSNN. Tính đồng nhất giữa các chỉ tiêu dự toán và quyết toán chưa đảm bảo, nhiều nội dung chi được bố trí trong dự toán ở lĩnh vực này nhưng chấp hành và quyết toán lại phản ánh vào lĩnh vực khác, thể hiện ở một số điểm sau:
(1) Theo Luật NSNN quy định, dự toán thu ngân sách gồm: thu cân đối NSNN (gọi tắt là thu phần A) và thu được để lại chi quản lý qua NSNN (là các khoản thu được để lại 100% cho NSĐP để chi phục vụ lại cho nhiệm vụ đó, không sử dụng để cân đối cho các nhiệm vụ khác của địa phương, sau đây gọi tắt thu phần B); dự toán chi NSĐP gồm: chi cân đối NSNN (gọi tắt là chi
phần A) và chi từ nguồn thu để lại chi quản lý quản lý qua NSNN (gọi tắt là chi phần B); trong đó dự toán thu phần B và chi phần B phải bằng nhau.
Theo nguyên tắc này thì đối với các khoản thu như thu phạt an toàn giao thông, phạt vi phạm về trồng và bảo vệ rừng, thu phạt, tịch thu chống lậu, thu hồi khoản chi năm trước là những khoản thu được để lại 100% cho NSĐP để chi phục vụ lại cho các nhiệm vụ này. Vì vậy, khi xây dựng dự toán, các khoản thu này được phản ánh vào thu phần B, theo đó các nhiệm vụ chi từ nguồn thu trên cũng phải được bố trí trong chi phần B. Tuy nhiên, lúc quyết toán thì các nội dung thu, chi trên lại được quyết toán vào thu, chi cân đối ngân sách.
(2) Thành phố quyết định thêm chỉ tiêu chi sự nghiệp văn xã khác trong dự toán chi NSĐP (chỉ tiêu này không có trong quy định của các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN) để phản ánh kinh phí của một số đơn vị, như: Đội xích lô du lịch, chương loại khoản hạch toán quy định là chương 063B - loại 08 - khoản 03; Nhà văn hóa thiếu nhi, chương loại khoản hạch toán quy định là chương 111B, loại 14, khoản 02. Việc phản ánh như vậy là nhằm giảm sự cách biệt giữa dự toán trung ương giao và dự toán địa phương bố trí trong một số lĩnh vực. Các đơn vị này, khi chấp hành dự toán, các nhiệm vụ chi được hạch toán theo chương loại khoản quy định nên khi tổng hợp báo cáo quyết toán, đơn vị chi ở lĩnh vực nào sẽ được tập hợp vào lĩnh vực đó. Để quyết toán phản ánh đúng tình hình thực hiện dự toán, kế toán ngân sách phải rà soát bóc tách, điều chỉnh từ các chỉ tiêu này sang chỉ tiêu khác. Việc điều chỉnh như trên, mặc dù phản ánh đúng tình hình thực hiện dự toán nhưng xét về mặt thực chất thì quyết toán chưa phản ánh đúng tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương. Hơn nữa việc rà soát, điều chỉnh bằng phương pháp thủ công như vậy đã làm mất rất nhiều
thời gian, không đảm bảo tính chính xác của quyết toán và không có cơ sở để kiểm soát quyết toán chi ngân sách.
(3) Việc bố trí dự toán không đúng bản chất của nhiệm vụ chi làm quyết toán phản ánh không đúng thực tế, chẳng hạn: kinh phí bổ sung có mục tiêu cho ngân sách quận, huyện để chi XDCB từ nguồn trung ương bổ sung có mục tiêu: dự toán bố trí chi XDCB, chấp hành và quyết toán vào chi bổ sung ngân sách quận, huyện; kinh phí hỗ trợ cho các địa phương xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học: dự toán bố trí chi XDCB, chấp hành và quyết toán vào chi khác ngân sách của chi thường xuyên, chi đoàn ra đoàn vào: dự toán bố trí chi khác nhưng chấp hành và quyết toán vào chi quản lý nhà nước....
Hệ thống kế toán ngân sách đã được quy định cụ thể song việc thực hiện còn nhiều bất cập, quyết toán NSNN được tổng hợp theo nguyên tắc cộng dồn quyết toán của các quận, huyện và các đơn vị dự toán cấp thành phố sau khi đã thẩm định. Đối với chi đầu tư XDCB được tổng hợp theo số quyết toán của KBNN. Số liệu tổng hợp sẽ được đối chiếu với KBNN, trường hợp chênh lệch sẽ tìm ra nguyên nhân giải quyết. Như vậy, mặc dù luật NSNN năm 2002 quy định KBNN thực hiện kế toán NSNN nhưng số liệu của KBNN chỉ là số liệu tham khảo làm căn cứ tổng hợp chứ không phải là cơ sở để lập quyết toán.
Chương trình ứng dụng QLNS ngày càng được nâng cấp và hỗ trợ cho công tác quyết toán được nhiều hơn, đáp ứng được hầu hết các biểu mẫu quyết toán theo quy định. Tuy nhiên chương trình cũng chưa chuyển được các dữ liệu chi từ phần cấp phát sang phần quyết toán ngân sách mà kế toán phải nhập dữ liệu quyết toán bằng tay.
Một hạn chế lớn của chương trình QLNS trong việc tổng hợp quyết toán chi theo chỉ tiêu cho đến nay nhưng vẫn chưa khắc phục được đó là việc
tập hợp quyết toán khoản chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách. Theo quy định tất cả các khoản chi được hạch toán theo nội dung, chưa có quy định nào để phân biệt khoản chi đó là khoản chi cân đối hay chi từ nguồn thu để lại, vì vậy khi Chương trình kết xuất quyết toán tổng hợp chi, tất cả các khoản chi đều tập hợp theo từng lĩnh vực, không phân biệt được chi cân đối hay chi từ nguồn thu được để lại. Để quyết toán chi ngân sách phản ánh đúng như dự toán, kế toán phải thực hiện việc bóc tách số liệu, điều chỉnh giữa các chỉ tiêu. Tuy nhiên việc điều chỉnh này thường không chính xác, thường thì điều chỉnh cho tổng nguồn thu được để lại chi bằng tổng chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NSNN, do trên thực tế việc điều hành ngân sách được thực hiện trên tổng thể, kế toán không theo dõi chi tiết các khoản chi theo từng nguồn thu.
Tóm lại, hiện nay công tác quyết toán NSĐP mặc dù đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm, chú trọng nhưng chất lượng quyết toán vẫn chưa cao. Các chỉ tiêu tập hợp quyết toán chi NSĐP chưa rõ ràng, tiếu tính thống nhất, không tuân thủ đúng các quy định nên gây khó khăn cho khâu kiểm soát quyết toán chi NSĐP hằng năm.