Khả năng an tòan vốn Capital Adequacy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank (Trang 49)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIETINBANK theo CAMELS

2.3.1. Khả năng an tòan vốn Capital Adequacy

2.3.1.1. Tỷ lệ an toàn vốn tốn thiểu (CAR)

Vốn tự có

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)= __________________________________ x 100 Tổng tài sản “Có” rủi ro

Biểu đồ: 2.1. Tỷ lệ an toàn vốn tốn (CAR) của CTG

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VietinBank năm 2015

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá về mặt rủi ro kinh doanh cũng như mức độ bền vững của các Ngân hàng.

Hiệp Định Basel II quy định 5 định mức về vốn đối với các Ngân hàng gồm: Ngân hàng có mức vốn tốt nhất khi CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. Theo đó các Ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu(CAR) trên 8%.

Ở Việt Nam theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ này được quy định là 9%. Theo chuẩn mực Basel II mà các hệ thống Ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến là 8%.

CTG có chỉ số CAR thấp nhất là năm 2010 là 8.02% nhưng vẫn đảm bảo đuợc theo quy định của Basel II và tăng dần đều qua các năm. Chỉ số này trung bình là 10.52% trong 6 năm trở lại đây, cao nhất năm 2013 là 13.2% cho thấy Ngân hàng này có mức an tịan vốn rất tốt, các NHTMCPNN tỷ lệ này cao hơn so với tiêu chuẩn tối thiểu. Từ năm

2012, 2013 chỉ số CAR có xu hướng tăng trở lại, đỉnh điểm là năm 2013 mặc dù hệ số CAR của các Ngân hàng đều đảm bảo tiêu chuẩn của quốc tế trong những năm khủng hoảng với nợ xấu cao hệ số CAR của các Ngân hàng bị giảm, và trong những năm gần đây khi toàn bộ hệ thống Ngân hàng đang loay hoay với những hậu quả của cuộc khủng hoảng thì CAR vẫn đang có xu hướng tăng trở lại nhất là nhóm NHTMCP. Một trong những nguyên nhân khiến CAR vẫn cao đó là xu hướng giấu nợ của các Ngân hàng. Nếu các khoản nợ xấu được trích lập một cách minh bạch và đầy đủ thì hệ số này sẽ ngay lập tức giảm xuống. Năm 2013, Công ty quản lý tài sản (VAMC) ra đời, thành lập VAMC là một cách để giúp các Ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu một cách gián tiếp. Vì vậy mặc dù hệ số CAR của cả 2 nhóm NHTM tăng trên 9%, nhìn vào có vẻ rất tốt nhưng với thực trạng của các Ngân hàng hiện nay thì những con số ấy chưa thực sự tốt, vẫn còn nhiều vấn đề nhức nhối bên trong cần giải quyết.

2.3.1.2. Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (E/TA) theo Step2a

Hệ số E/TA đo lường quy mô vốn chủ sở hữu, E/TA càng lớn chứng tỏ sự “gia tăng” trong quy mô vốn sự gia tăng này như trong cách nhìn nhận về VCSH có nghĩa.

-Gia tăng an toàn cho người gửi tiền cũng như người đi vay (tăng khả năng thanh khoản), gia tăng trách nhiệm của người chủ Ngân hàng, nguồn lực bổ sung cho cơ sở vật chất.

-Gia tăng danh mục tài sản đầu tư tương ứng vì vậy cũng làm tăng rủi ro mất vốn và cần có một khoản dự phịng tương xứng.

Biểu đồ 2.2. E/TA giữa NHTMCPNN và NHTMCP

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

Biểu đồ 2.2 cho Ta thấy E/TA của nhóm NHTMCPNN ln thấp hơn E/TA của nhóm NHTMCP, điều đó chứng tỏ nhóm nào sử dụng địn bẩy thấp hơn là nhóm có mức độ tín nhiệm cao hơn và quy mơ lớn hơn, có nhiều dự án đầu tư giá trị hơn, nhưng rủi ro từ mất an toàn vốn cũng cao hơn. Từ quy mô cũng cho thấy sự gia tăng nhanh hay chậm của vốn giữa 2 nhóm NH này (tỉ số % không phản ánh được số lượng vốn gia tăng là bao nhiêu) mà chỉ đo lường đựoc quy mô vốn chủ sở hữu của Ngân hàng.

E/TA

Năm NHTMCPNN NHTMCP

2010-2011 Tăng nhẹ Tăng nhẹ

2012-2013 Tăng nhẹ Giảm nhẹ

2013-2014 Giảm nhanh Giảm nhẹ

Biểu đồ 2.3. E/TA CTG và TB ngành, TB NHTMCPNN

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

E/TA của CTG luôn thấp hơn TBN và TB NHTMCPNN giai đoạn 2010-2012, và đến 2013 E/TA của CTG cao hơn TBN và TB NHTMCPNN cho thấy hiện tại mức độ an toàn vốn của CTG cao hơn TB nhóm NHTMCPNN cũng như TBN. Năm 2014 thấp hơn TBN nhưng vẫn cao hơn cả 2 nhóm NHTM, năm 2015 thấp hơn TBN và nhóm NHTMCP cao hơn nhóm NHTMCPNN, CTG duy trì được mức vốn thích hợp khi CAR bình qn 6 năm là 7.11% cao hơn mức bình quân của NHTMCPNN là 6.9%, nhưng thấp hơn mức bình quân của TBN là 8.26%. nguyên nhân VCSH của CTG chỉ tăng nhẹ so với năm 2014 là 834 tỷ nhưng tổng tài sản lại tăng mạnh 118 ngàn tỷ (59,28%). Dẫn đến E/TA của CTG bị giảm từ 8.32 năm 2014 xuống còn 7.17 năm 2015.

2.3.1.3. Hệ số E/D (Vốn chủ sở hữu/ Nợ phải trả), theo Step2a

Hệ số E/D đo lường năng lực tài chính của Ngân hàng, hệ số này càng lớn thì mức độ sẵn sàng tài trợ vốn của Ngân hàng càng cao. Giảm phát sinh chi phí lãi đi vay và cũng làm tăng khả năng tự tài trợ của Ngân hàng, không bị mất cân đối vốn. Phản ánh vốn chủ sở hữu đủ tương xứng, chú trọng vào giải ngân những danh mục an tịan, ổn định và ln chú trọng đến tài trợ cho cơ sở vật chất và từ đó phát triển được nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng hiệu quả hơn. An toàn đối với người gửi tiền và người đi vay (tăng khả năng tài trợ thanh khoản), giảm rủi ro đạo đức đối với người chủ khi sử dụng đòn bẩy lớn.

E/D

Năm NHTMCP NHTMCPNN

2010-2011 Tăng nhẹ Tăng nhanh

2011-2012 Tăng nhẹ Tăng nhanh

2012-2013 Giảm nhẹ Tăng nhẹ

2013-2014 Giảm nhẹ Giảm nhẹ

2014-2015 Giảm nhẹ Giảm nhanh

Biểu đồ 2.4. E/D CTG và TB ngành, TB NHTMCPNN

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

Năm 2010.2011.2012 CTG luôn thấp hơn so với TBN và TB NHTMCPNN, điều này cho thấy Ngân hàng đang thiếu vốn hoặc đã sử dụng nguồn vốn chưa hợp lý lấy nguồn ngắn hạn đầu tư dài hạn. Đỉnh điểm là năm 2013 là tăng cao nhất 10.36% cho thấy giai đọan này CTG sử dụng vốn có hiệu quả, mức độ an toàn vốn của CTG cao hơn cả 02 nhóm NHTM cũng như TBN và có diễn biến giảm cùng chiều với nhóm nhưng vẫn cao trong các giai đoạn 2014 và 2015.

2.3.2. Chất lượng tài sản có - Assets quality

Để đánh giá chất lượng tài sản tác giả đã tính tốn các chỉ số sau: 2.3.2.1. Tỷ lệ nợ xấu : Dư nợ xấu/ Tổng dư nợ (NPL ratio)

Các khoản nợ được phân lọai là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn được coi là nợ xấu. Để đảm bảo tình hình chất lượng tại sản của các NHTM, quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN quy định, tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 3%, nếu tỷ lệ nợ xấu cao có nghĩa là chất lượng tín dụng thay đổi theo chiều hướng không tốt và ngược lại.

Quá trình cho vay của các Ngân hàng ln tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy các Ngân hàng cần một chỉ số để xác định được các rủi ro trong các khoản cho vay. Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ số cơ bản và tổng quát nhất về tình hình cho vay và chất lượng tín dụng của các Ngân hàng.

Theo số liệu tổng hợp và tính tốn được từ BCTC giai đoạn 2010-2015 của 9 NHTM niêm yết thì tỷ lệ nợ xấu của nhóm Ngân hàng nằm ở mức an toàn mặc dù hệ thống Ngân hàng đang trong giai đoạn trì trệ do những hậu quả từ cuộc khủng hoảng. Con số này được duy trì xấp xỉ xung quanh mức 1,5% - 3,3%. Tuy nhiên sau khi đề án tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2011-2015 được ban hành thì tỷ lệ nợ xấu của TBNHTMCP tăng đột biến lên 3,76% năm 2012 liên tiếp cao trong năm 2013 là 3.53 và giảm xuống còn 1.75% năm 2015. Kết hợp với phân tích về hệ số CAR, thì những con số về tỷ lệ nợ xấu này càng nói lên được tâm lý giấu nợ của các Ngân hàng trong giai đoạn này.

Sau khi đề án tái cấu trúc Ngân hàng được phê duyệt và thực hiện năm 2011 thì tỷ lệ nợ xấu trong hai năm tiếp theo (2012 và 2013) tăng cao trở lại. Vì đề tài này tác giả chỉ đánh giá các NHNN, là những Ngân hàng tương đối tốt và mạnh trong hệ thống NHTM Việt Nam nên tỷ lệ nợ xấu còn thấp đỉnh điểm là 2.11% năm 2012 và chỉ còn 1.51% năm 2015 . Số liệu trên BCTC chưa thể hiện đúng mức nợ xấu mà Ngân hàng hiện nay đang gánh chịu, tỷ lệ nợ xấu thực tế còn cao hơn số liệu đã công bố nhiều lần. Mặt khác mức lập dự phòng rủi ro khơng tương xứng, cụ thể năm 2012 bình qn các NHTM Việt Nam chỉ lập dự phòng rủi ro tương đương 47,85% nợ xấu. Theo đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s thì nợ xấu của tồn bộ hệ thống NHTM Việt Nam phải là 15% và theo Ngân hàng Nhà nước là 9% (công bố năm 2014). Để nâng cao chất lượng tài sản của Ngân hàng thì việc giải quyết vấn đề nợ xấu là vơ cùng cấp thiết. Điều này địi hỏi nhiều cơng sức, thời gian và tiền của, tuy nhiên vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn nếu các Ngân hàng đều minh bạch và thẳng thắn trong vấn đề nợ xấu.

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu (NPL ratio) CTG & TBN

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

2.3.2.2. Tổng dư nợ cho vay ròng/tổng tài sản (NL/TA)

Đây là chỉ tiêu đo lường quy mơ dư nợ cho vay, thể hiện chính sách quản lý tài sản có của Ngân hàng.

Biểu đồ 2.6. NL/TA CTG, TBN & NHTMCP

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

Ta thấy NL/TA của nhóm TB NHTMCPNN luôn cao hơn TB NHTMCP cho thấy khối lượng dư nợ cho vay ròng của NHTMCPNN ln chiếm tỉ trọng cao vì vậy thu nhập từ cho vay là thành phần chính yếu của nhóm NHTMCPNN.

Dư nợ cho vay ròng của CTG ln cao hơn TBN và cả 2 nhóm NHTM, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản cao chứng tỏ CTG đang tập trung phần lớn vào họat động tín dụng và nâng cao năng lực quản lý tín dụng là chủ yếu so với các họat động sử dụng tài sản có khác, hoặc là Ngân hàng đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm khẳc phục một số khó khăn của những năm họat động trước như tình trạng vốn huy động tăng lên tín dụng khơng theo kịp (dư vốn), khó khăn trong việc tìm đầu ra… hoặc là Ngân hàng đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi thành phần kinh tế, bên cạnh đó chính sách lãi suất tín dụng cũng được điều chỉnh hợp lý trong từng thời điểm; có thể nói hiệu quả sử dụng vốn huy động được nâng lên, tuy nhiên cần phải thận xem xét tới sự rủi ro tín dụng, cẩn trọng hơn trong cho vay so với các Ngân hàng cùng nhóm. Việc quản lý tốt chất lượng tài sản của CTG là vấn đề cực kỳ cần thiết vì nó ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của NH.

NL/TA Năm NHTMCPNN NHTMCP CTG TBN Ghi chú 2010- 2011 Tăng nhẹ Giảm nhẹ Tăng nhẹ Giảm nhẹ Cho thấy NH có nhiều khoản giải ngân hơn và đang đẩy mạnh cấu trúc lại danh mục tài sản,

CTG ln có chiều hướng đi song song

với TBN. 2011- 2012 Ổn định Tăng nhẹ Tăng nhanh Tăng nhanh 2012- 2013 Tăng nhẹ Tăng nhẹ Giảm nhẹ Tăng nhẹ 2013- 2014 Tăng nhẹ Tăng nhẹ Tăng nhẹ Tăng nhẹ 2014- 2015 Tăng nhanh Tăng nhanh Tăng nhanh Tăng nhẹ

2.3.2.3. Dự phòng rủi ro/tổng dư nợ (LLA/NL)

Đây là thước đo rủi ro, tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của Ban Điều hành mà trích lập dự phịng rủi ro nhiều hay ít, tỷ lệ trích lập dự phòng càng cao cho thấy mức độ quan tâm đến quản trị rủi ro của Ngân hàng càng cao.

Ta thấy tỷ lệ trích lập dự phịng của 2 nhóm Ngân hàng xích lại gần nhau hơn cho thấy hệ thống Ngân hàng quản lý chất lượng tài sản trở nên ổn định hơn.

Trích lập dự phòng rủi ro cho khoản vay của CTG cao hơn so với TBN và cả 2 nhóm NHTM cho thấy chất lượng khoản cho vay của Ngân hàng này không tốt bằng các Ngân hàng cịn lại trong nhóm hoặc là CTG đang thận trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động một cách an toàn nhất (chi tiết bảng 2.9).

LLA/NL

Năm NHTMCPNN NHTMCP Ghi chú

2010- 2011

Tăng nhanh Giảm

nhanh

Cho thấy các khoản cho vay của nhóm NHTMCPNN trở nên rủi ro hơn và cần phải trích lập dự phòng nhiều hơn

2011- 2012

Tăng nhanh Giảm

nhanh

Cho thấy các khoản cho vay của nhóm NHTMCPNN trở nên rủi ro hơn và cần phải trích lập dự phịng nhiều hơn

2012- 2013

Ổn định Tăng

nhanh

Cho thấy các khoản cho vay của nhóm NHTMCP trở nên rủi ro hơn và cần phải trích lập dự phịng nhiều hơn 2013- 2014 Ổn định Giảm nhẹ 2014- 2015 Tăng nhẹ Tăng nhanh

Cho thấy các khoản cho vay của nhóm NHTMCP trở nên rủi ro hơn và cần phải trích lập dự phịng nhiều hơn

Biểu đồ 2.7. LLA/NL CTG VÀ TBN, TBNHTM

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

CTG

Năm NL/TA LLA/NL Ghi chú

2010-2011 Tăng nhẹ Tăng nhẹ

2011-2012

Tăng nhanh Giảm

Nhanh

2012-2013

Giảm nhẹ

Tăng nhẹ

NL/TA giảm trong khi LLA/NL lại tăng cho thấy hoặc là chất lượng tài sản đã giảm hoặc là Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro tăng để đảm bảo họat động an tòan hơn.

2013-2014 Tăng nhẹ Giảm nhẹ

2.3.3. Năng lực Quản trị - Management

Để đánh giá khả năng quản lý của các Ngân hàng, tác giả tập trung vào khả năng quản lý chi phí và quản lý thu nhập.

2.3.3.1. Quản lý chi phí - tỷ số NPM (Net profit margin)

Hiệu quả của việc quản lý chi phí dựa trên tỷ lệ sinh lời hoạt động, được phân tích qua tỷ số NPM (Net profit margin):

NPM phản ánh hiệu quả của quản lý chi phí sau khi đã xem xét tất cả về doanh thu và chi phí, bao gồm chi phí về hoặt động, lãi suất, thuế thu nhập… Chi phí tăng có thể dẫn đến việc làm giảm tỷ lệ này.

Biểu đồ 2.8. NPM. CTG & TBN giai đoạn 2010-2015

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

Bảng 2.10. thể hiện tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Doanh thu của trung bình ngành Ngân hàng giảm đáng kể trong giai đoạn 2010- 2013 từ 14,91% xuống còn 8,66% và giảm dần đến năm 2015 xuống còn 8.38%. NPM của tất cả các Ngân hàng đều giảm trong 3 năm 2010- 2012 và hầu hết đã tăng trở lại sau năm 2013. Trên thực tế, giai đoạn 2010-2012, các Ngân hàng đã bỏ ra chi phí khá lớn để phục vụ cho việc tăng trưởng của mình. Hầu hết chi phí tập trung vào chi phí hoạt động và lãi vay.

Tỷ lệ NPM của CTG giai đoạn 2010-2011 thấp hơn so với tỷ lệ trung bình ngành, tuy nhiên từ năm 2012 đã bằng TBN và 2 nhóm NHTM, từ 2014 -2015 tỷ lệ này đã được cải

thiện, có xu hướng ngày càng tăng và luôn cao hơn so với tỷ lệ trung bình ngành và cả 2 nhóm NHTM và ln cùng chiều tăng với nhóm TBNHTMNN cho thấy CTG có khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)