Hệ số E/D (Vốn chủ sở hữu/Nợ phải trả), theo Step2a

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIETINBANK theo CAMELS

2.3.1.3. Hệ số E/D (Vốn chủ sở hữu/Nợ phải trả), theo Step2a

Hệ số E/D đo lường năng lực tài chính của Ngân hàng, hệ số này càng lớn thì mức độ sẵn sàng tài trợ vốn của Ngân hàng càng cao. Giảm phát sinh chi phí lãi đi vay và cũng làm tăng khả năng tự tài trợ của Ngân hàng, không bị mất cân đối vốn. Phản ánh vốn chủ sở hữu đủ tương xứng, chú trọng vào giải ngân những danh mục an tịan, ổn định và ln chú trọng đến tài trợ cho cơ sở vật chất và từ đó phát triển được nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng hiệu quả hơn. An toàn đối với người gửi tiền và người đi vay (tăng khả năng tài trợ thanh khoản), giảm rủi ro đạo đức đối với người chủ khi sử dụng đòn bẩy lớn.

E/D

Năm NHTMCP NHTMCPNN

2010-2011 Tăng nhẹ Tăng nhanh

2011-2012 Tăng nhẹ Tăng nhanh

2012-2013 Giảm nhẹ Tăng nhẹ

2013-2014 Giảm nhẹ Giảm nhẹ

2014-2015 Giảm nhẹ Giảm nhanh

Biểu đồ 2.4. E/D CTG và TB ngành, TB NHTMCPNN

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

Năm 2010.2011.2012 CTG luôn thấp hơn so với TBN và TB NHTMCPNN, điều này cho thấy Ngân hàng đang thiếu vốn hoặc đã sử dụng nguồn vốn chưa hợp lý lấy nguồn ngắn hạn đầu tư dài hạn. Đỉnh điểm là năm 2013 là tăng cao nhất 10.36% cho thấy giai đọan này CTG sử dụng vốn có hiệu quả, mức độ an toàn vốn của CTG cao hơn cả 02 nhóm NHTM cũng như TBN và có diễn biến giảm cùng chiều với nhóm nhưng vẫn cao trong các giai đoạn 2014 và 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)