CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ
3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật nhằm nâng
cao niềm tin của khách hàng trong hoạt động của các Ngân hàng, từ đó giúp đẩy mạnh được khả năng huy động vốn của ngành Ngân hàng. Tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Xây dựng và ban hành các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như: xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh Ngân hàng; quản trị rủi ro; quản trị tài sản có; quản trị vốn; kiểm tra nội bộ; xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu; báo cáo tài chính nhằm tạo ra sự minh bạch trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại.
Thứ hai, trong vai trò điều tiết thị trường và kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà
nước có thể quy định mức lãi suất trần huy động nhưng phải đảm bảo có lợi và thu hút được người dân gửi tiền, tránh hiện tượng đồng vốn chạy vào các mảng khác như bất động sản, hoặc vàng, đơ la hóa mà khơng lưu thơng được trong nền kinh tế. Đồng thời, có biện pháp quản lý chặt chẽ, không để các Ngân hàng vượt trần lãi suất khiến quy định bị vô tác dụng.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ tránh có các chính sách ưu đãi riêng
việc cạnh tranh cho các Ngân hàng cịn lại nhằm tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt, Chính phủ đã và cần tiếp tục có các chính sách thay đổi về thuế để phù hợp với tình hình kinh tế sản xuất từng thời điểm nhằm kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, và cũng góp phần giúp các Ngân hàng tăng hiệu quả kinh doanh hơn.