Tỷ lệ thu nhập từ lãi IIR – Interest Income Rate

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIETINBANK theo CAMELS

2.3.4.4. Tỷ lệ thu nhập từ lãi IIR – Interest Income Rate

Tỷ lệ thu nhập từ lãi đánh giá khả năng tạo doanh thu từ lãi vay trên tổng thu nhập của Ngân hàng. Tỷ lệ này cũng phản ánh được thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng ra sao.

Biểu đồ 2.14. IIR của các NHTM

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

Biểu đồ 2.15. IIR . CTG, TBN & NHTMNN

Biểu đồ thể hiện Thu nhập từ lãi là khoản thu chính của các Ngân hàng TMCP, chiếm trên 70% thu nhập của Ngân hàng. Tỷ lệ này cao nhất vào năm 2011 lên tới 85.04% TBNHTMCPNN và 81.10% TBN.

IIR của CTG có mức tăng trưởng bình quân 84.40% qua 6 năm nằm trong khoảng 81.58% – 89.6% và có xu hướng giảm trong những năm gần đây 82.83% năm 2015, cho thấy CTG khả năng tạo doanh thu từ lãi vay trên tổng thu nhập khá tốt, luôn cao hơn TBN và 2 TBNHTMNN.

Chênh lệch lãi suất bình quân - Earning Spread

Mức chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay cũng là một trong những nhân tố tác động đến lợi nhuận của Ngân hàng. Chỉ số này quá thấp (<3%) thì ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng ngược lại quá cao (>5%) gây khó khăn cho các doanh nghiệp đi vay.

Nhìn chung chênh lệch lãi suất của nhóm NHNN cịn thấp, vì vậy lợi nhuận của nhóm Ngân hàng này như đã phân tích đều có xu hướng giảm. Trong bối cảnh tình hình cho vay khó khăn, các doanh nghiệp cũng ngần ngại đi vay và trả nợ nên các Ngân hàng cũng khó tăng mức chênh lãi suất để tăng lợi nhuận ở khỏan này.

2.3.5. Chất lượng thanh khoản -Liquidity

Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng cho rằng: “Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn…” và bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nội tại của chính bản thân các Ngân hàng đó như: lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên huy động, quy mô Ngân hàng, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng …

Nhìn chung tổng thể 9 Ngân hàng, các chỉ số đảm bảo thanh khoản có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Trong đó nổi bật là 2 chỉ số Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản (LA/TA) và Tài sản thanh khoản /Tổng tiền gửi (LA/TD) có sự giảm rõ rệt trong các năm 2010-2015, tỷ lệ LAR tăng dần đều cả hai nhóm NHTM, tỷ lệ LDR của CTG tăng dần đều nhưng TBN và hai nhóm NHTM có su hướng giảm dần.

Biểu đồ 2.16. LA/ TA và LA/TD của CTG giai đoạn 2010-2015

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo thường niên các Ngân hàng

Đối với nhóm Ngân hàng có vốn chủ sở hữu Nhà nước gồm VCB,BIDV,CTG thì LA/TA và LA/TD khơng biến động nhiều qua các năm. Riêng đối với CTG đạt đỉnh khá cao ở những năm 2010 (19.30% và 26.70%),2011 (19.10% và 25.40%). Tuy nhiên so với 2 Ngân hàng có vốn nhà nước thì vẫn cịn thấp hơn do tỷ lệ vốn Nhà nước CTG chiếm 64.46% trong khi VCB chiếm 77.11% và BIDV là 95.76%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank (Trang 65 - 68)